Những điểm mới trong Luật Giao thông đường bộ năm 2020 tài xế cần biết

Bước sang năm mới 2020, hàng loạt quy định mới chính thức có hiệu lực nhằm tăng tính răn đe đối với người tham gia giao thông, phòng chống vi phạm và tai nạn xảy ra.

Tin tức pháp luật xe ô tô mới nhất cho biết, Nghị định 100/2019/NĐ-CP thay thế Nghị định 46/2016 do Chính phủ ban hành vừa chính thức có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2020. Trong đó có hàng loạt hành vi vi phạm giao thông được sửa đổi, tăng nặng mức xử phạt.

Ngoài ra còn có một số quy định khác cũng được bổ sung trong điều luật nhằm mục đích xây dựng nền giao thông an toàn, văn minh. Cụ thể:Lái xe có nồng độ cồn bị phạt cao nhất đến 40 triệu và tước GPLX 2 năm

Những điểm mới trong Luật Giao thông đường bộ năm 2020 tài xế cần biết
Những điểm mới trong Luật Giao thông đường bộ năm 2020 tài xế cần biết

Cùng với Luật phòng, chống tác hại của rượu bia, kể từ đầu năm 2020, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông (ngoại trừ người đi bộ) mà có nồng độ cồn trong người đều bị tăng mức xử phạt so với trước đây.

Cụ thể, mức xử phạt thấp nhất là 80.000 đồng, cao nhất có thể lên đến 40 triệu đồng. Ngoài ra, người vi phạm còn bị phạt bổ sung bằng hình thức tước quyền sử dụng giấy phép lái xe (GPLX) trong 2 năm.

 

Mức phạt vi phạm vượt quá tốc độ tăng cao đến 20 triệu đồng

Trước đây, Nghị định 46 quy định nhóm vi phạm hành vi lái xe chạy quá tốc độ có mức xử phạt thấp nhất từ 600.000 - 800.000 đồng, cao nhất là 2-3 triệu đồng và bị xử phạt tước GPLX lâu nhất từ 2 - 4 tháng. Tuy nhiên, tại Nghị định 100 đã tăng mức xử phạt lên mức thấp nhất là 800 nghìn - 1 triệu đồng, cao nhất ở mức 10 - 20 triệu đồng. Đối với thời gian tước GPLX được bổ sung cho hành vi chạy quá tốc độ từ 20-35 km. Cụ thể:

 

Bổ sung hình phạt cho hành vi đi lùi, đi ngược chiều trên đường cao tốc

Nghị định 46 trước đây mới chỉ quy định về mức xử phạt đối với hành vi đi ngược chiều trên cao tốc. Nghị định 100 hiện nay đã bổ sung thêm quy định về việc đi lùi trên đường cao tốc. Theo đó, kể từ nay trở đi, những trường hợp đi lùi, đi ngược chiều trên cao tốc sẽ bị phạt từ 16 -18 triệu đồng và bị tước GPLX từ 5-7 tháng.

 

Sử dụng điện thoại khi lái xe cũng bị phạt đến 2 triệu đồng

 

Cũng trong Nghị định 100 mới ban hành của Chính phủ, tại Điểm a, Khoản 4 Điều 5 quy định rất rõ người đang điều khiển phương tiện xe ô tô và các loại xe tương tự có sử dụng điện thoại di động sẽ bị nâng mức xử phạt lên mức cao nhất là 2 triệu đồng. Trường hợp gây ra tai nạn giao thông, tài xế sẽ bị phạt bổ sung bằng cách tước quyền sử dụng GPLX từ 2 - 4 tháng.

Ngoài ra, một điểm đáng chú ý trong quy định mới này là kể từ nay trở đi, người đi xe mô tô, xe máy, xe máy điện, các loại xe tương tự xe máy, mô tô, sử dụng điện thoại di động, ô (dù), tai nghe...cũng sẽ bị xử phạt từ 600 nghìn đến 1 triệu đồng, thậm chí có thể bị tước GPLX từ 2-4 tháng.

 

Lái xe vào làn thu phí mà không đủ điều kiện bị phạt 2 triệu đồng

Quy định về việc xe ô tô không đủ điều kiện đi vào làn thu phí tự động nhưng tài xế vẫn đi vào làn đường này sẽ bị xử phạt từ 1-2 triệu đồng. Trước đó quy định này chưa từng xuất hiện trong điều luật.

Nâng mức phạt của một số hành vi vi phạm giao thông khác

Ngoài những điểm đáng chú ý về mức xử phạt các hành vi vi phạm luật giao thông đường bộ đáng chú ý ở trên, Nghị định 100/2019/NĐ-CP còn tăng nặng mức xử phạt của một số lỗi vi phạm khác như: không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông; vượt đèn đỏ/đèn vàng; bấm còi, rú ga, sử dụng đèn chiếu xa trong khu đông dân cư; tài xế không thắt dây an toàn khi điều khiển xe và hành khách không thắt dây an toàn khi xe chạy. Cụ thể:

 

Quy định về tiêu chuẩn khí thải mới cho xe ô tô

 

Cũng từ ngay đầu năm 2020, Quyết định 16/2019/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ mới ban hành quy định tăng mức tiêu chuẩn khí thải đối với các loại xe ô tô được sản xuất từ năm 2008 trở đi. Theo đó, những chiếc xe ô tô này muốn lưu thông trên đường cũng phải đảm bảo tiêu chuẩn khí thải ở mức 2 thay vì mức 1 như trước. Theo đó, khi khí thải xe ô tô thoát ra, chất ô nhiễm CO trong đó phải giảm từ 4,5% xuống 3,5% thể tích; chất HC giảm từ 1.200 ppm xuống 800 ppm (đối với xe dùng động cơ 4 kỳ) và độ khói từ 72% xuống 60% HSU (đối với xe dùng động cơ diesel).

Đến năm 2021, các loại xe ô tô sản xuất từ năm 1999 - 2008 sẽ áp dụng theo tiêu chuẩn khí thải mức 2. Trong khi đó, các loại xe sản xuất trước năm 1999 vẫn sẽ áp dụng theo tiêu chuẩn mức 1.

Tuy nhiên, việc các phương tiện có đáp ứng được tiêu chuẩn khí thải hay không không phụ thuộc vào đời/năm sản xuất của xe. Kể cả những chiếc xe đời mới nhưng không được bảo dưỡng, chăm sóc định kỳ cẩn thận cũng có thể không đáp ứng được tiêu chuẩn khí thải.

Học phí đào tạo, sát hạch và cấp GPLX ô tô tăng ít nhất 2 lần so với trước

 

Theo Thông tư 38/2019/TT sửa đổi và bổ sung của Bộ Giao thông vận tải, các học viên muốn thi sát hạch và cấp GPLX ô tô bắt buộc phải tham gia học đầy đủ khoá đào tạo, bao gồm: phần học lý thuyết, đạo đức người lái xe, sửa chữa xe cơ bản, kỹ thuật lái xe, học phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông,...

Tổng cộng tất cả các buổi học phải đạt trên 100 giờ học. Chính vì thời lượng học lớn hơn trước đây rất nhiều nên chi phí đào đạo cũng sẽ tốn kém hơn. Ước tính một khoá học lái xe ô tô hạng B2 hiện nay đã tăng chi phí lên khoảng 20-30 triệu đồng. Trong khi đó, chi phí học lái xe trước đây chỉ mất khoảng 7-11 triệu đồng, tức hiện nay đã tăng gấp 2-3 lần.

GPLX theo mẫu mới có mã QR phát hiện thật - giả

Từ ngày 1/6/2020, GPLX cấp mới sẽ được tích hợp mã hai chiều (QR) để đọc, giải mã thông tin nhanh và được liên kết với hệ thống quản lý GPLX. Từ đó, cảnh sát giao thông có thể kiểm tra được GPLX giả bằng cách check mã QR thông qua điện thoại di động thông minh. Đối với những GPLX đã được cấp trước ngày 1/12/2019 vẫn có hiệu lực đến thời hạn ghi trên giấy phép đó.

Nguồn ảnh: Internet
Đào Nhàn

thunguyen

Link nội dung: https://nhaquanly.vn/nhung-diem-moi-trong-luat-giao-thong-duong-bo-nam-2020-tai-xe-can-biet-a804.html