Các cách khử nồng độ cồn trong người và công dụng thực sự của nó

Rất nhiều cách khử nồng độ cồn trong hơi thở để “ứng phó” với quy định về mức xử phạt tài xế có nồng độ cồn vừa chính thức có hiệu lực nhưng mức độ hiệu quả không đáng kể.

Sau khi uống rượu, bia, nồng độ cồn tồn tại bao lâu trong cơ thể con người?

Theo chia sẻ của các chuyên gia y tế, rượu/bia là những chất có cồn với khả năng hấp thu rất nhanh chóng vào hơi thở, máu, nước tiểu thông qua đường tiêu hoá. Thời gian nồng độ cồn tồn tại trong cơ thể con người có sự khác nhau bởi các yếu tố như: giới tính, tuổi tác và khoảng cách thời gian giữa các lần uống,...

Các cách khử nồng độ cồn trong người và công dụng thực sự của nó
Các cách khử nồng độ cồn trong người và công dụng thực sự của nó

Trung bình mỗi giờ, nồng độ cồn sẽ được loại bỏ khoảng 0,015% trong máu. Trong vòng 24 giờ sau khi uống rượu, nồng độ cồn vẫn có thể bị phát hiện bởi máy đo hoặc phát hiện trong nước bọt ở khoảng thời gian từ 10-24 giờ sau khi sử dụng rượu, bia. Đối với nước tiểu, chất cồn có thể tồn tại lâu hơn từ 3-4 ngày sau khi uống. Đặc biệt, với những người sử dụng rượu bia khi đang đói thì quá trình đào thải ra khỏi cơ thể càng lâu hơn.

Khi tồn tại quá nhiều trong cơ thể, các chất này có ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của người sử dụng, biểu hiện như nôn mửa, khó thở, chóng mặt, mất thăng bằng, giảm trí nhớ,... Các vụ tai nạn giao thông xảy ra liên quan đến rượu bia đều rất nghiêm trọng, nguy hại cho sự an toàn tính mạng của nhiều người.

 

Đó là lý do vì sao Nghị định số 100/2019/NĐ-CP đã quy định mức xử phạt các trường hợp lái xe có nồng độ cồn nâng cao hơn nhiều so với trước, mức cao nhất lên đến 40 triệu đồng và tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 2 năm.

Các cách khử nồng độ cồn trong cơ thể con người

Đứng trước hình thức xử phạt nặng nề như vậy, không ít tài xế lo lắng cho “túi tiền” của mình. Nhiều người đã tìm đến các biện pháp khử nồng độ cồn trong người nhanh nhất để “đối phó” với quy định, tránh bị xử phạt.

Uống thuốc giải rượu

Thuốc giải rượu có bán tại các hiệu thuốc, có tác dụng giúp người uống giải rượu rất tốt, đồng thời làm giảm nồng độ cồn trong hơi thở. Bên cạnh đó, uống nhiều nước cũng là cách để giảm lượng cồn trong máu, tăng cường hoạt động giúp quá trình chuyển hóa nhanh hơn.

Đánh răng, súc miệng sạch trước khi lái xe

 

Nhiều người cho rằng, đánh răng, súc miệng thật kỹ sau khi uống rượu, bia thì nồng độ cồn trong hơi thở sẽ giảm nhanh chóng. Tuy nhiên, trên thực tế lại không phải như vậy bởi nồng độ cồn xuất phát từ phổi chứ không phải từ miệng. Thậm chí có những loại kem đánh răng kém chất lượng còn chứa nồng độ cồn, gây phản tác dụng.

Nhai kẹo cao su, xịt nước khoáng thơm miệng

 

Ưu điểm của kẹo cao su, nước xịt khoáng có tính thơm mát, hiệu quả khử mùi rất tốt nên có thể che giấu tạm thời mùi bia, rượu. Đồng thời, loại kẹo này cũng kích thích tiết ra nước bọt giúp pha loãng axit dạ dày, vi khuẩn cùng các hạt gây mùi trong miệng.

Tuy nhiên, chúng ta cần hiểu rõ cách này chỉ làm mất đi mùi khó chịu sau khi nhậu xong để giao tiếp với người khác chứ nó không có tác dụng thay đổi lượng cồn trong hơi thở được đẩy lên từ phổi.

Ăn mắm tôm

Tương tự như kẹo cao su, ăn mắm tôm cũng là cách được nhiều người nghĩ rằng các chất có mùi đặc trưng có thể át chế phần nào nồng độ cồn. Song không phải ai cũng thích ăn mắm tôm để sử dụng được cách này và hơn hết, tác dụng của nó chưa được chứng minh qua thực tế.

Hút thuốc lá

 

Các chuyên gia về xe hơi cho biết, máy đo nồng độ cồn trong máu xác định qua chất acetaldehyde mà chất này được sinh ra từ thuốc lá khi đốt lên. Do đó, cách này cũng đi ngược với tác dụng mong muốn, tuyệt đối tài xế không sử dụng. Thậm chí hút thuốc lá còn gây nguy hại không kém phần nghiêm trọng so với các chất cồn đến sức khoẻ của con người.

Thở thật mạnh trước khi thổi

Trường Đại học Linkoping (Thụy Điển) đã nghiên cứu và chỉ ra rằng, trước khi kiểm tra nồng độ cồn, nếu chúng ta vận động với cường độ mạnh hoặc thở gấp khoảng 20 giây thì chỉ số đo có thể giảm được khoảng 10%. Tuy nhiên, cách này có vẻ khá hao tổn sức lực và cũng không có tác dụng cao đối với những người uống nhiều rượu bia hay sử dụng các loại cực mạnh.

Nín thở, thở nhẹ hoặc hít thở ngược vào trong phổi

 

Nhiều người nghĩ rằng cách này có thể đánh lừa được cảnh sát giao thông (CSGT) nhưng trên thực tế, máy đo nồng độ cồn của CSGT được trang bị cảm biến áp suất. Do đó, mọi chuyển động của luồng khí nó đều phát hiện được. Nếu không đủ luồng hơi thở, máy sẽ không cho ra được kết quả. Đương nhiên khi đó CSGT sẽ có cách để bạn phải chấp hành hoặc ký biên bản.

Nhìn chung, những cách làm giảm nồng độ cồn sau khi nhậu xong để lái xe mà không bị xử phạt có hiệu quả rất kém. Cách tốt nhất để không bị phạt là tài xế không uống rượu trước khi lái xe. Đây không chỉ là cách giúp chúng ta chấp hành đúng luật giao thông đường bộ, không bị xử phạt nặng mà còn đảm bảo sự an toàn cho chính bản thân và những người xung quanh.

Nguồn ảnh: Internet

Đào Nhàn

thunguyen

Link nội dung: https://nhaquanly.vn/cac-cach-khu-nong-do-con-trong-nguoi-va-cong-dung-thuc-su-cua-no-a800.html