Phát triển bền vững: Những vấn đề toàn cầu

Hơn cả tăng trưởng kinh tế, hàng loạt vấn đề khác đang đặt ra, từ nghèo đói, ô nhiễm không khí, rác thải, cho đến giáo dục, bình đẳng giới,...

Sau đây là 14 đồ thị giúp nhìn lại những điểm nóng trong bức tranh phát triển bền vững toàn cầu.

1. Tỉ lệ người nghèo cùng cực thế giới xuống mức thấp nhất lịch sử

Cuộc chiến chống đói nghèo tiếp tục đạt được thành tựu.

hình 2

2. Tỉ lệ người nghèo cùng cực tập trung nhiều ở các vùng châu Phi cận Sahara

hình 2

Bất chấp xu hướng cải thiện tại các vùng lãnh thổ và châu lục khác, châu Phi cận Sahara tiếp tục là vùng trũng về đói nghèo, tập trung 27/28 quốc gia nghèo nhất thế giới. Số lượng người nghèo cùng cực không giảm mà dự báo liên tục tăng trong giai đoạn 2015 - 2030. Dự báo đến năm 2030, 9/10 người nghèo cùng cực sinh sống tại khu vực châu Phi cận Sahara

3. 70 triệu người buộc phải rời quê hương do thiên tai, xung đột và bạo động

d

Theo thống kê về số lượng người tị nạn phân bổ theo quốc gia tiếp nhận, Thổ Nhĩ Kỳ, Jordan, Pakistan và Uganda là 5 quốc gia đón nhận số lượng người tị nạn nhiều nhất thế giới trong năm 2017.

d

Syria tiếp tục là điểm nóng xung đột của thế giới khiến cho hơn 6 triệu người Syria phải di cư trong năm 2017. Các vấn đề xung đột và khủng hoảng nhân đạo của Afghanistan và Nam Sudan cũng ngày càng căng thẳng.

4. Thất bại trong kiểm soát nhiệt độ ấm lên toàn cầu

d

Nhiệt độ trái đất đã ấm hơn 1oC kể từ cuộc Cách mạng Công nghiệp hoá, gây ra những ảnh hưởng lớn đến đời sống con người và hệ sinh thái tự nhiên và được dự đoán là một trong những tác nhân của nghèo đói và di dân trong các thập kỷ tới.

5. Ô nhiễm không khí lên đỉnh điểm

v

91 % dân số thế giới sống trong khu vực có không khí ô nhiễm, trong đó Đông Địa Trung Hải và Đông Nam Á là 2 khu vực có không khí ô nhiễm nhất toàn cầu, gấp 5 lần ngưỡng cho phép của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Cơ quan này cũng đưa ra dự đoán sẽ có 7 triệu người chết mỗi năm do ô nhiễm không khí trong đó 90% là từ các quốc gia thu nhập trung bình thấp.

6. Nạn rác thải không qua xử lý

v

93 % lượng rác thải ở các quốc gia thu nhập trung bình thấp chưa được xử lý đúng cách. Chất thải rắn vẫn là nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu và ô nhiễm đại dương, trong đó chất thải nhựa ngày càng gia tăng với mức báo động, chiếm tới 90% chất thải trôi nổi trên đại dương.

7. Trẻ còi cọc và suy dinh dưỡng và mối liên quan với tình hình vệ sinh và dịch tễ

v

1/3 dân số thế giới không được cung cấp nước sạch và toilet hợp vệ sinh. Tình trạng vệ sinh kém cũng dẫn đến 1,6 triệu ca tử vong mỗi năm và tỉ lệ thuận với tình trạng còi cọc của trẻ nhỏ ở nhiều khu vực trên thế giới.

8. Dưới 50% trẻ em ở các quốc gia đang phát triển được tiếp cận tiêu chuẩn giáo dục tối thiểu

v

Phân bổ chỉ số LAYS : chỉ số đo số năm giáo dục trung bình trên dân số Chỉ số LAYS thấp vẫn tập trung ở các quốc gia thu nhập thấp ở khu vực châu Phi và một số quốc gia Nam Á.

9. Nhu cầu lớn về lao động trình độ cao

v

Tỉ lệ công việc đòi hỏi trình độ kỹ năng cao đã tăng lên ở các quốc gia đang phát triển, bao gồm một số kỹ năng như quản lý, hành chính, kỹ thuật, kinh doanh và dịch vụ… dần thay thế các công việc lao động trình độ thấp.

10. Tỉ lệ nữ giới tham gia quản lý doanh nghiệp và chỉ số bình đẳng giới

v

Tỉ lệ công việc đòi hỏi trình độ kỹ năng cao đã tăng lên ở các quốc gia đang phát triển, bao gồm một số kỹ năng như quản lý, hành chính, kỹ thuật, kinh doanh và dịch vụ… dần thay thế các công việc lao động trình độ thấp.

v

Tỉ lệ bình đẳng giới (GLE rate) càng cao tỉ lệ thuận với với tỉ lệ tham gia lực lượng lao động (LFP rate). Ở các nền kinh tế thiếu bình đẳng giới, ngày càng ít phụ nữ được làm việc.

11. Vay nợ của các nền kinh tế trung bình - thấp tăng 3 lần

1/3 các nền kinh tế đang phát triển có hệ số nợ trên thu nhập quốc dân lên đến 60%. 11 nước thu nhập trung bình thấp có hệ số nợ lớn hơn 100%. Ngày càng nhiều lo ngại về thực trạng này do tổng dư nợ toàn cầu đã cao hơn 60% so với thời điểm trước khủng hoảng tài chính năm 2008.

v

12. Ngày càng nhiều người tập trung sống ở thành thị

v

Đến năm 2050, 90% dân số thế giới sẽ tập trung sinh sống tại các thành phố. Mặc dù các thành phố lớn tạo ra 80% của cải thế giới nhưng cũng là nơi gây ảnh hưởng đến 70% hiệu ứng nhà kính trên toàn cầu.

13. Sự bùng nổ của các sản phẩm tài chính với nền tảng công nghệ đóng góp quan trọng trong nền kinh tế số

v

Trung bình 69% người trưởng thành hiện nay có sở hữu tài khoản liên quan tới sản phẩm tài chính

14. Chỉ số Tiếp cận điện năng

v

Chỉ số tiếp cận điện năng có cải thiện lớn ở hầu hết các quốc gia đang phát triển. Các quốc gia Đông Phi có những bước cải thiện lớn. Cận Sahara và Nam Á là vùng trũng về tiếp cận điện năng. Tuy nhiên, khoảng cách này dần được thu hẹp do sự bùng nổ của mạng lưới điện siêu nhỏ và điện mặt trời nhờ giá thành rẻ và thân thiện với môi trường.



 

truongtrivinh

Link nội dung: https://nhaquanly.vn/phat-trien-ben-vung-nhung-van-de-toan-cau-a78.html