Nằm trong một Mạng lưới của World Horti Center là các công ty nông nghiệp hợp tác với Hà Lan, quốc gia có vị thế lớn mạnh trong ngành trồng trọt trên thế giới. Với ưu thế này, Các công ty nằm trong mạng lưới của Kenlog sẽ dễ dàng tiếp cận với các giấy chứng nhận quốc tế. Nhờ đó, các công ty nông nghiệp Việt Nam sẽ tiếp xúc với thị trường nước ngoài dễ dàng hơn.
Kenlog là một công ty của Hà Lan chuyên về xây dựng, phát triển, phối hợp và thực hiện các quy trình cải tiến cho các dự án nông nghiệp quy mô quốc tế. Kenlog có một mạng lưới các đối tác, cung cấp dịch vụ cho chuỗi cung ứng làm vườn hoàn chỉnh. Tại Việt Nam, Kenlog - công ty thành viên của World Horti Center hiện làm việc với VinEco và thực hiện các dự án nông nghiệp tại một số tỉnh như Đồng Tháp, Hà Nam, Hải Phòng.
Các công ty nông nghiệp thường gặp vấn đề trong nguồn nguyên liệu đầu vào. Do đó, doanh nghiệp chế biến trái cây, rau củ của Việt Nam cũng rất cần đến các cơ quan tư vấn trong việc tổ chức sản xuất, theo ý kiến của ông Nguyễn Bá Hùng, Viện trưởng Viện Kinh tế Nông Nghiệp Hữu cơ. Ông Hùng cho biết thêm, quan trọng hơn là việc quản lý thị trường, phát triển khách hàng và tìm đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp tại khu vực châu Âu.
Lavifood hiện là tập đoàn sở hữu chuỗi nhà máy chế biến rau củ quả lớn nhất Việt Nam, với các địa điểm đặt tại Long An, Tây Ninh, Hải Phòng. Riêng Nhà máy Tanifood tại Tây Ninh, đi vào hoạt động từ tháng 1.2019, có diện tích gần 15ha và tổng số vốn đầu tư lên đến 1.780 tỷ đồng. Tập đoàn hướng tới xây dựng chuỗi giá trị nông nghiệp, trong đó, nông dân, hợp tác xã và các thành phần khác.
Sau khi thăm nhà máy và gặp gỡ lãnh đạo của nhà máy chế biến rau củ Tanifood, thành viên của tập đoàn Lavifood tại Tây Ninh, đại diện của Kenlog đánh giá cao hệ thống nhà máy của Tanifood. Đặc biệt là sự khác biệt thông qua việc tập trung vào xây dựng chuỗi giá trị nông nghiệp, với sáu hệ thống vận hành để tận dụng hiệu quả nguồn nhiên liệu đầu vào, từ hạt giống cho tới người tiêu dùng. Theo bà Mirjam Boekestijn, Thư kí và điều phối viên của Kenlog tại Hà Lan, tiềm năng hợp tác giữa hai bên là rất cao, nhất là trong việc thực hiện quy chuẩn đạt giấy chứng nhận chất lượng quá trình trồng trọt tại nông trại.
Theo ông Henk van Eijk, giám đốc Kenlog, việc đảm bảo chất lượng và được công nhận các chứng nhận quốc tế sẽ giúp cho không chỉ công ty mà người nông dân tiếp cận được các thị trường khó tính trên thế giới như Châu Âu với giá trị gia tăng cao.
Rau củ của Việt Nam hiện xuất khẩu sang hơn 40 quốc gia với các mặt hàng như dưa hấu, chuối, xoài, thanh long. Tuy nhiên, phần lớn lượng xuất khẩu phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc. Châu Âu từ lâu đã là thị trường có giá trị gia tăng cao đồng thời với nhiều rào cản về chất lượng. Điển hình là các tiêu chuẩn riêng của nhà bán lẻ như MRLs về mức dư lượng tối đa cho phép, BRC về tiêu chuẩn cho sau thu hoạch.
Tổng diện tích cây ăn quả đạt gần 970.000 ha, tăng khoảng 48.000 ha so với năm 2017, theo cổng thông tin của Cục Trồng trọt, thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. “Ngành trồng trọt cần có các giải pháp đột phá, cụ thể đối với cây trồng. Đồng thời, kiểm soát tốt chất lượng giống cây trồng, phát triển các chuỗi sản phẩm, xây dựng các vùng nông sản hàng hóa gắn liên kết chặt chẽ với doanh nghiệp bao tiêu, chế biến, xuất khẩu”, theo Thứ trưởng Lê Quốc Doanh.
Theo đánh giá của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, việc sản xuất trái cây ở Việt Nam vẫn còn mang tính nhỏ lẻ và manh mún. Việt Nam vẫn đang thiếu những nhà máy chế biến trái cây, rau củ có năng lực chế biến với quy mô lớn để đáp ứng cho các thị trường lớn trên thế giới. Trong 10 tháng đầu năm 2019, giá trị xuất khẩu rau củ của Việt Nam đạt 7 tỉ USD, đóng góp 10% trong tổng giá trị xuất khẩu của khu vực sản xuất doanh nghiệp Việt Nam.
Dâng Phạm
dang.pham
Link nội dung: https://nhaquanly.vn/lavifood-thuc-day-hop-tac-xuat-khau-sang-chau-au-a653.html