‘Ông lớn’ 111 năm tuổi của Nhật ‘đặc biệt mong muốn" đầu tư đường sắt ở Việt Nam là ai?

Mặc dù trước đây cái tên Hitachi chỉ được biết đến như là một thương hiệu trong lĩnh vực điện tử, nhưng hiện tập đoàn với 111 năm tuổi này đang hướng đến những ngành mũi nhọn mới trong đó có lĩnh vực hệ thống đường sắt và đô thị. Hitachi nằm trong top 23 công ty lớn nhất thế giới do Global Fortune 500 bình chọn với 300.000 nhân viên và doanh thu gần 84 tỷ USD.

Sáng 24/11, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Nhật Bản, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp lãnh đạo nhiều tập đoàn kinh tế, trường đại học đang và có ý định đầu tư vào Việt Nam trên nhiều lĩnh vực như giao thông, bất động sản, năng lượng, y tế, giáo dục...trong đó có tập đoàn Hitachi.

Ông Higashihara Toshiaki, Chủ tịch Tập đoàn Hitachi, đề xuất Thủ tướng Phạm Minh Chính xem xét để họ mở rộng đầu tư, đóng góp vào quá trình phát triển của Việt Nam như các dự án về môi trường, y tế, giảm thiệt hại thiên tai và đơn vị này đặc biệt mong muốn tham gia đầu tư trong lĩnh vực đường sắt.

hitachi-pm-jpeg-3598-1637728065-1637742078.jpgThủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Tập đoàn Hitachi tại Nhật ngày 24/11. Ảnh: Dương Giang

Về vấn đề này, Thủ tướng cho biết cũng đang cần phát triển lĩnh vực mà Hitachi quan tâm, nhất là về giao thông nên đồng ý về mặt chủ trương. Ông đề nghị tập đoàn làm việc với các bộ, ngành liên quan của Việt Nam để tìm hiểu, đầu tư. Ông cũng yêu cầu Bộ Giao thông vận tải, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu, xây dựng quy hoạch, sau đó sẽ thông báo tìm đối tác, trong đó có Hitachi xem xét, đầu tư.

Trước mắt đề nghị Hitachi nghiên cứu xây dựng tuyến đường sắt đoạn TP HCM – Cần Thơ, sau đó rút kinh nghiệm mở rộng ra các tuyến khác. "Việc đầu tư có thể theo hình thức đối tác công tư (PPP); mong các bên bắt tay ngay vào công việc", Thủ tướng nói.

Hitachi lai ai?

Tại Việt Nam, các sản phẩm của Hitachi đã rất quen thuộc với người tiêu dùng Việt Nam và được thị trường đón nhận rất tích cực. Tuy nhiên, mặc dù là tập đoàn công nghiệp khổng lồ, nhưng mọi người chỉ biết đến Tập đoàn nay như là một doanh nghiệp trong lĩnh vực điện tử.

Hitachi, Ltd là tập đoàn đa quốc gia của Nhật Bản đặt trụ sở tại Chiyoda, Tokyo chuyên sản xuất và kinh doanh các thiết bị máy móc công nghiệp, máy phát điện, hệ thống thông tin, thiết bị điện tử – điện lạnh…

Hitachi được thành lập năm 1910, khi đó nó mới chỉ là một cửa hàng sửa chữa đồ điện. Ngày nay, Hitachi đã trở thành một trong những nhà sản xuất đi đầu trong ngành sản xuất máy công nghiệp.

Công ty TNHH Hitachi có trụ sở chính đặt tại Tokyo, Nhật Bản là công ty điện tử hàng đầu thế giới, với xấp xỉ 347.000 nhân viên trên toàn cầu.

Hitachi nằm trong top 23 công ty lớn nhất thế giới do Global Fortune 500 bình chọn.

https-3a-2f-2fs3-ap-northeast-1-1617867829-1637742240.jpg 

Lịch sử của Hitachi có thể rút gọn như sau:

1910: Namihei Odaira mở một cửa hàng chuyên sửa chữa đồ điện gia dụng ở Nhật và thương hiệu Hitachi đã ra đời từ đó. Hãng đã thành công trong việc sản xuất 3 cái môtơ điện nội địa đầu tiên với công suất 3.6775kw.

1932: Hitachi đã cho ra đời chiếc tủ lạnh đầu tiên của hãng.

1959: Hitachi đã hoàn tất việc triển khai sản xuất máy tính điện tử dựa trên máy thu thanh xách tay dùng đèn bán dẫn và thiết lập công ty TNHH Hitachi ở Mỹ.

1969: Công ty bắt đầu trên đà phát triển và sản xuất hàng loạt Tivi màu dùng thiết bị bán dẫn transitor.

1974: Hitachi lần đầu tiên tung ra dòng máy tính công suất lớn với những tiện ích phổ thông.

2000: Hitachi thành lập văn phòng đại diện thứ 3 ở Châu Âu, Sophia Antipolis ở Pháp, đặc biệt trong lãnh vực công nghệ truyền thông băng thông rộng và hệ thống trung chuyển thông minh.

2002: Hitachi  tung ra dòng máy tính xách tay màn hình tinh thể lỏng đầu tiên trên thế giới với con chip IC nhỏ nhất thế giới (0,3mm).

2006: Hitachi tập trung với công việc kinh doanh đa chủng loại và đang nhanh chóng thăm dò những ngành sản xuất mới đầy tiềm năng để đề cao năng lực của công ty.

Ở Châu Âu, Hitachi có 88 chi nhánh, tạo việc làm cho 5.300 người với lợi nhuận vượt trên 6,3 tỷ USD. Những ngành mũi nhọn công ty đang hướng tới gồm các lãnh vực:

Hệ thống thông tin và viễn thông

Hệ thống cơ sở hạ tầng xã hội

Vật liệu và linh kiện cao cấp

Dịch vụ tài chính

Hệ thống năng lượng

Hệ thống thiết bị điện tử

Hệ thống tự động hóa

Hệ thống đường sắt và đô thị

Phương tiện truyền thông đại chúng và sản phẩm tiêu dùng

Hệ thống máy xây dựng và các hệ thống đa chức năng

Hệ thống hoạt động của Hitachi bao gồm: trung tâm thiết kế Hitachi ở Milan, những ban nghiên cứu và phát triển thiết bị ở Pháp, Đức, Ailen, Mỹ và cũng như một số kế hoạch sản xuất khác.

Mặc dù trước đây cái tên Hitachi chỉ được biết đến chủ yếu nhờ vào những sản phẩm phần cứng của mình, thì giờ đây Hitachi còn cung cấp các dịch vụ và giải pháp tài chính, giải pháp hậu cần. Gần đây nhất Hitachi đã giới thiệu dịch vụ cố vấn chuyên môn ở Châu Âu.

Tại Nhật Bản, Mới đây nhất, Hitachi, Toyota và JR East hợp tác phát triển tàu chạy bằng hydro. Ba hãng này đã đồng ý hợp tác phát triển các phương tiện đường sắt thử nghiệm được trang bị hệ thống hybrid (lai) sử dụng pin nhiên liệu hydro và pin dự trữ làm nguồn năng lượng.

Toyota, hãng từng giới thiệu xe Mirai vào năm 2014 là loại xe thương mại chạy bằng hydro đầu tiên trên thế giới, sẽ phát triển bộ nguồn năng lượng chạy bằng pin nhiên liệu cho tàu thử nghiệm.

Hitachi, một trong những nhà sản xuất tàu chủ chốt thế giới, sẽ sản xuất hệ truyền động hybrid nhằm cung cấp nguồn điện cho các động cơ bằng cả pin nhiên liệu và pin lưu trữ, kiểm soát chuyển động của bánh xe.

East Japan Railway Co sẽ thiết kế và sản xuất toa tàu với tên gọi Hybari.

Đoàn tàu thử nghiệm hai toa dự kiến chạy với tốc độ tối đa 100 km/h. Toyota Motor Corp., Hitachi Ltd. và East Japan Railway Co. có kế hoạch bắt đầu thử nghiệm tàu chạy bằng hydro vào tháng 3/2022 trên tuyến JR East Tsurumi và Nambu ở ngoại ô Tokyo.

___________________________________

Còn dưới đây là Câu chuyện kinh doanh về bước chuyển mình thế kỷ của Hitachi

Chỉ có một số ít công ty có thể "sống sót" qua cả thế kỷ, chứ chưa nói đến cơ hội chuyển mình trong thời đại kỹ thuật số. General Electric (thành lập năm 1892), Ford (1903), General Motors (1908), Honeywell (1906), IBM (1880), Schneider Electric (1836) và Siemens (1847) – đều là những những công ty điển hình thành công vượt qua bước chuyển mình mạnh mẽ của thời đại, mà nền tảng là điện toán đám mây và dữ liệu lớn (big data).

Thêm vào danh sách trên có Hitachi, công ty có niên đại từ năm 1910, một tập đoàn kinh tế của Nhật Bản với khoảng 900 đơn vị kinh doanh, từ chăm sóc sức khỏe đến tài chính và năng lượng, đường sắt. Giống như nhiều tập đoàn hàng đầu khác, Hitachi đang có nhiều cơ hội để xây dựng và sử dụng các giải pháp kỹ thuật số để giải quyết một vài thách thức lớn nhất của thế giới.

108 năm giữ "ngọn cờ" công nghiệp Nhật Bản

Hitachi được thành lập từ năm 1910 bởi kỹ sư điện Namihei Odaira thuộc tỉnh Ibaraki, Nhật Bản. Sản phẩm đầu tiên của công ty này là động cơ cảm ứng công suất 5 mã lực đầu tiên của Nhật Bản, ban đầu được sử dụng để khai thác đồng. Công ty của Odaira nhanh chóng trở thành ngọn cờ tiên phong của cả nước Nhật về động cơ điện và cơ sở hạ tầng trong ngành điện.

vna-potal-hitachi-va-general-electric-hop-tac-xay-dung-nha-may-dien-nguyen-tu-co-nho-stand-1637742078.jpgCái tên Hitachi được ghép từ hai ký tự kanji: "hi" có nghĩa là "mặt trời" và "tachi" có nghĩa là "nổi lên", mang theo khát vọng vươn lên như lá cờ mặt trời của đất nước Nhật Bản.

Công ty bắt đầu liên doanh nội bộ với công ty khai thác mỏ Fusanosuke Kuhara tại Hitachi, Ibaraki. Odaira chuyển trụ sở đến Tokyo năm 1918.

Kết thúc thế chiến II, nhiều nhà máy của Hitachi đã bị tàn phá nặng nề. Lực lượng lao động Mỹ đã cố gắng giải tán Hitachi hoàn toàn. Người sáng lập Odaira đã bị gỡ tên khỏi công ty. Tuy nhiên, sau ba năm đàm phán, Hitacho đã được phép duy trì 19 nhà máy sản xuất của mình.

Chi phí cho việc ngừng sản xuất cùng với ba cuộc đình công vào năm 1950 đã cản trở nỗ lực tái thiết của Hitachi. Chỉ đến khi diễn ra cuộc chiến tranh Triều Tiên, công ty này mới thoát khỏi "số phận" bị sụp đổ hoàn toàn. Hitachi và nhiều công ty công nghiệp khác đang gặp rắc rối ở Nhật đã được hưởng lợi từ các hợp đồng quốc phòng do quân đội Mỹ cung cấp.

Hitachi America, Ltd. Được thành lập vào năm 1959 và Hitachi Euroupe, Ltd. Được thành lập vào năm 1982.

Vào tháng 3 năm 2011, Hitachi đã đồng ý bán công ty con HGST cho Western Digital (WD) cho một khoản tiền mặt và cổ phần trị giá 4,3 tỷ USD. Do mối quan ngại về sự độc quyền của WD và Seagate Technology do Uỷ ban châu Âu và Ủy ban Thương mại Liên bang phân phối, phân khúc HDD 3.5 "của Hitachi đã được bán cho Toshiba vào tháng 3 năm 2012.

screenshot-2-1637742078.jpgHitachi được thành lập từ năm 1910 bởi kỹ sư điện Namihei Odaira thuộc tỉnh Ibaraki, Nhật Bản. 

Hitachi đã đàm phán với Mitsubishi Heavy Industries vào tháng 8 năm 2011 về vụ sáp nhập tiềm năng của hai công ty. Đây là vụ sáp nhập lớn nhất giữa hai công ty Nhật Bản trong lịch sử. Tuy nhiên, các cuộc đàm phán sau đó đã thất bại và bị đình chỉ.

Tháng 10 năm 2012, Hitachi đồng ý mua lại công ty năng lượng hạt nhân Horizon Nuclear Power của Anh, dự định xây dựng tới sáu nhà máy điện hạt nhân ở Anh, từ E.ON và RWE với giá 700 triệu bảng.

Vào tháng 11 năm 2012, Hitachi và Mitsubishi Heavy Industries đã đồng ý hợp nhất các doanh nghiệp sản xuất nhiệt điện vào một liên doanh để được sở hữu 65% bởi Mitsubishi Heavy Industries và 35% của Hitachi. Liên doanh bắt đầu hoạt động vào tháng 2 năm 2014.

Đổi mới xã hội

Mười một năm trước, khi Hitachi tổ chức kỷ niệm 100 năm thành lập, công ty này đã thực sự trưởng thành. Hitachi đã thua lỗ trong nhiều năm, bao gồm 2 tỷ USD trong năm 2010. Hiroaki Nakanishi, chủ tịch mới được bổ nhiệm, đã đưa ra Dự án Chuyển đổi thông minh (Smart Transformation Project) vào năm 2011 và thực hiện tái cấu trúc tập đoàn này sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Ông Nakanishi khẳng định các sáng kiến mới sẽ trở thành nền tảng cốt lõi cho hoạt động của Hitachi trong 100 năm tới. Là một phần trong bước chuyển đổi đó, ông đã tuyên bố mục tiêu lớn nhất của mình là hướng tất cả sản phẩm của Hitachi tuân thủ theo đúng hướng dẫn về Eco-products guidelines (hướng dẫn về sản phẩm theo hệ sinh thái) vào năm 2025.

Mục tiêu 100 năm bền vững của Hitachi hứa hẹn sẽ mang đến một tương lai tươi sáng cho tập đoàn này.

Các sáng kiến mới đã tạo ra những bước đi mạnh mẽ cho chiến lược hiện tại của Hitachi: tích hợp công nghệ thông tin và cơ sở hạ tầng nhằm kết hợp phát triển bền vững với hoạt động của các thành phố, y tế, năng lượng, thực phẩm và các hệ thống giao thông.

Động thái của Hitachi phản ánh những gì mà nhà kinh tế Harvard Michael Porter gọi là "làn sóng thứ 3 trong cuộc chiến công nghệ thông tin", trong đó "các sản phẩm thông minh, kết nối mở rộng cơ hội cho các chức năng mới, độ tin cậy cao hơn, sử dụng công cụ tốt hơn nhằm tạo ra các sản phẩm có chất lượng và khả năng vượt trội vượt qua ranh giới của các sản phẩm truyền thống".

Hitachi đề cao một sứ mệnh mới, gọi là "sự đổi mới xã hội". Một sứ mệnh mà Hitachi sẽ theo đuổi trong chu trình phát triển trong tương lai. Thuật ngữ của Hitachi về "sự đổi mới xã hội" là đề cập đến "những vấn đề mà xã hội và khách hàng phải đối mới do những đổi mới trong xã hội hiện đại, kết hợp giữa công nghệ thông tin và cơ sở hạ tầng xã hội".

screenshot-3-1637742078.jpgMục tiêu 100 năm bền vững của Hitachi hứa hẹn sẽ mang đến một tương lai tươi sáng cho tập đoàn này.

"Đổi mới xã hội" là "đại diện cho chiến lược tổng thể mà chúng tôi đã có trong 106 năm qua", Kevin Eggleston, Tổng giám đốc của Tập đoàn Hitachi Insight Group, đơn vị mới được thành lập, tuyên bố đưa ra giải pháp về dịch vụ kỹ thuật số và IoT của công ty.

Từ khi bắt đầu, Eggleston giải thích, Hitachi đã đưa ra một quan điểm kỹ thuật để giải quyết các vấn đề chính ở Nhật Bản, chính là "quan điểm xuyên suốt lịch sử của Hitachi – nếu chúng ta có ý thức phải làm tốt, thì chúng ta sẽ làm tốt."

Hôm nay, Hitachi tin rằng họ có thể giải quyết tốt những thách thức cốt lõi của xã hội để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của hành tinh với hơn 9 tỷ dân trong tương lai không xa.

Sáng kiến đổi mới xã hội là kết quả của cuộc "tập trận chiến lược" kéo dài 18 tháng trước khi diễn ra cuộc tổng tuyển cử ở Hitachi: nhìn vào những vấn đề mà thế giới phải đối mặt và công ty có thể giải quyết chúng như thế nào.

Những vấn đề nổi bật bao gồm đô thị hóa, tăng dân số, xu hướng di cư, những thách thức về sức khỏe liên quan đến dân số già, biến đổi khí hậu và những hạn chế về nguồn lực.

Hitachi đã có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này, với tư cách là một công ty Nhật Bản đóng vai trò quan trọng trong quốc đảo này, Erica Hauver, Phó chủ tịch cao cấp của Hitachi Innovation Business, cho biết.

"Hitachi và Nhật Bản đã và đang phải vật lộn với những vấn đề này trong vòng 20 – 30 năm nữa và phải thực sự giải quyết chúng thật tốt", và "vì vậy Hitachi phải cố gắng đem lại cuộc sống an toàn hơn, thoải mái hơn, chất lượng cuộc sống tốt hơn cho con người và giảm các tác động tiêu cực về môi trường trong một thế giới dễ bị thiên tai, điều kiện sống và nguồn lực khan hiếm".

Mộc Công

Link nội dung: https://nhaquanly.vn/ong-lon-111-nam-tuoi-cua-nhat-dac-biet-mong-muon-dau-tu-duong-sat-o-viet-nam-la-ai-a6464.html