Các 'vua nông sản' góp ý gì với bộ trưởng Lê Minh Hoan để tăng giá trị nông sản Việt Nam?

Trong bối cảnh chuỗi cung ứng nông sản nội địa đang bị tàn phá nghiêm trọng suốt nhiều tháng nay do dịch bệnh COVID-19, đại diện các thương hiệu nông sản đã có những ý kiến lên Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan về việc làm thế nào để phục hồi ngành nông nghiệp trong nước sau đại dịch thông qua buổi Toạ đàm: Đối thoại cùng các “vua nông sản” Việt ngày 26/10.

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan đã có buổi trao đổi thẳng thắn với các vị “vua" trong ngành nông nghiệp Việt Nam để bàn cách hỗ trợ doanh nghiệp và nông dân phục hồi sau giãn cách COVID-19 và tăng giá trị nông sản Việt Nam. 

screenshot-3-1635307912.jpgToạ đàm Đối thoại cùng các “vua nông sản” Việt ngày 26/10 - Ảnh chup màn hình

Đó là ông "vua hồ tiêu" Phan Minh Thông - tổng giám đốc Công ty cổ phần Phúc Sinh; “nữ hoàng hột vịt" Phạm Thị Huân - tổng giám đốc Công ty cổ phần Ba Huân; Anh hùng lao động Hồ Quang Cua - cha đẻ của giống lúa ST25, loại gạo ngon nhất thế giới năm 2019; ông Võ Quan Huy - một nông dân với quỹ đất lên đến hàng ngàn hecta trồng chuối, chăn nuôi bò và tôm tại nhiều tỉnh thành phía Nam; Anh hùng lao động Hồ Quốc Lực - chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần thực phẩm Sao Ta, một trong những đơn vị xuất khẩu tôm hàng đầu Việt Nam; ông Đỗ Cao Bằng - phó chủ tịch Tập đoàn GREENFEED, đơn vị tiên phong trong việc khép kín chuỗi thực phẩm FEED-FARM-FOOD tại Việt Nam.

Dưới đây là lược trích những góp ý chia sẽ của các 'vua nông sản' 

"Nữ hoàng hột vịt" Ba Huân: "Sau cơn lũ phù sa lại về, sau khó khăn cơ hội sẽ đến"

huan1-1635154231650612279093-1635307245.jpgBà Phạm Thị Huân 

Tôi không đầu tư bất động sản mà chỉ đầu tư vào quy trình nông nghiệp. Từ năm 2003 đã đầu tư dây chuyền diệt khuẩn trứng đầu tiên, sau đó là làm quy trình sản xuất giống, thức ăn chăn nuôi, quy trình chăn nuôi khép kín tạo ra sản phẩm an toàn. Không đầu tư vào bất động sản nhưng đất đai rất nhiều vì cần cho chăn nuôi.

Sắp tới Ba Huân sẽ ra các sản phẩm trứng dinh dưỡng cao. Tuổi tôi đã hơi cao nhưng tinh thần làm việc vẫn cao, tôi sẽ làm nông nghiệp đến hết cuộc đời. Doanh nghiệp Việt Nam không thể thua quốc tế là nguyện vọng của tôi. Sau cơn lũ thì phù sa lại về, sau khó khăn thì cơ hội sẽ đến.

'Vua hồ tiêu Phan Minh Thông - Việt Nam cần chuẩn bị cho việc xây dựng các nhà máy sơ chế, chế biến để phát triển bền vững

minh-thong-16351510627481996914698-1635307245.jpeg 

Phúc Sinh Group mỗi năm xuất khẩu đến 200-300 triệu USD nhưng trong thời gian dịch bệnh 6 nhà máy vẫn "chưa nghỉ ngày nào.

Việt Nam cần chuẩn bị cho việc xây dựng các nhà máy sơ chế, chế biến để phát triển bền vững, không cần "giải cứu" nông sản, với tinh thần "trong cái khó sẽ làm mình sáng tạo hơn, vượt qua ranh giới".

Thị trường xuất khẩu lớn, nhưng thị trường nội địa gần 100 triệu dân cũng không nên bỏ qua.

Đến giờ gạo xuất khẩu vẫn xin giấy phép thì chúng tôi không muốn làm. Đây là điều phi lý. Xuất khẩu hàng đầu gạo mà sản phẩm chế biến quá nghèo nàn. Nhật Bản có hàng ngàn nhãn hiệu bánh gạo, còn Việt Nam quá lèo tèo. Người miền Tây quá nghèo nàn mà chưa làm được gì để họ khấm khá hơn. Cần khuyến khích các tập đoàn lớn xây nhà máy ở các vùng nguyên liệu khác nhau.

'Vua gạo' Hồ Quang Cua: 'Gạo ngon nhất thế giới' vẫn 'mạnh ai nấy xài', khả năng dự thi quốc tế bị bỏ ngỏ

z28702949340601fb3ab828eef044a2639aec18241f42a-1635135374053881096047-1635307271.jpg 

Chúng tôi đã làm thủ tục với họ, đóng phí đầy đủ để họ cấp cho chúng tôi sử dụng rồi, nhưng họ phát hiện ở Việt Nam mạnh ai nấy xài và họ đã phát hành thông cáo báo chí có thể họ sẽ kiện ở Mỹ, nhưng trước hết họ có quyền cấm chúng tôi đi thi. 

Đến tháng 12 này, với tình hình hiện nay thì khả năng Việt Nam có được phép dự thi tại Dubai hay không thì còn bỏ ngỏ. Xin báo cáo bộ trưởng và nếu được bộ trưởng có ý kiến chỉ đạo xử lý là chuyện tốt của vấn đề thi đấu quốc tế của chúng tôi sau này.

Hiện hải quan của châu Âu cũng thuê một tổ chức để kiểm tra độ đúng giống của gạo Việt Nam dựa trên kết quả phân tích DNA. Chẳng hạn như gạo ST24 mà đăng ký ST20. Đúng là gạo ST24 ngon hơn ST20 thật nhưng lại đăng ký ST20 để được miễn thuế. 

Làm như vậy, thứ nhất là chúng ta sẽ mất 30% thuế và thứ hai là bị phạt. Xin báo với bộ trưởng và chúng tôi đã cảnh báo với Hiệp hội Lương thực Việt Nam và các doanh nghiệp Việt Nam được xuất khẩu gạo miễn thuế sang EU cần thận trọng trong vấn đề này, bởi nếu chúng ta vi phạm thì chúng ta sẽ bị phạt rất nặng.

 Tóm tắt những góp ý của các 'vua' nông sản với bộ trưởng Lê Minh Hoan

Dịch bệnh tạm thời được kiểm soát cũng kèm theo nhiều lo mới về khả năng phục hồi của ngành, nhất là chuyện chi phí đầu vào tiếp tục tăng cao nhưng chi phí đầu ra lại vẫn giữ nguyên giá thị trường, ông Đỗ Cao Bằng, tổng giám đốc GreenFeed Việt Nam cho biết.

 

Cùng quan điểm, 'vua chuối” Võ Quan Huy, giám đốc công ty TNHH Huy Long An, cho biết, “Cái ống nước cũng nhân dịp dịch mà tăng giá. Những chi phí như xét nghiệm COVID-19, 3 tại chỗ,… đã đánh gục các doanh nghiệp nông sản rồi, giá vật tư nông nghiệp khác cũng cứ leo lên như vậy, nền nông nghiệp sẽ rất khó để tái đầu tư nhanh.”

quan-huy-16351510426152051824043-1635307245.jpeg 

Ngoài ra, các hộ nông dân cũng gặp nhiều khó khăn với nguồn vốn vay ngân hàng. Đa phần trong số họ có 2 nguồn vốn vay: vay ngân hàng và vốn ứng trước từ đại lý vật tư. Sau mùa dịch, đa số người dân vẫn còn “mắc kẹt” vốn thế chấp trong ngân hàng và họ cũng khó huy động vốn để tái đầu tư từ các đại lý.

Tương tự như vua “chuối”, vua “tôm” Hồ Quốc Lực, chủ tịch HĐQT CTCP Chế biến thực phẩm Sao Ta, cho biết, “Người nuôi tôm đang phập phồng lo âu giá tôm bấp bênh sau đại dịch thì giá cả vật tư đầu vào như thức ăn, con giống, chế phẩm nuôi tôm… tăng giá ào ào như những cú đấm bồi.”

quoc-luoc-16351510812231067017857-1635307245.jpeg 

Tăng chi phí nguyên liệu đầu vào cũng là mối lo của cả mặt hàng gạo. Kỹ sư Hồ Quang Cua, cha đẻ giống lúa ST25 nổi tiếng cũng đồng tình với quan điểm của ông Huy và ông Lực.

Ông Cua cho biết không chỉ có các loại phân bón leo thang, giá đầu vào như chi phí thuê làm đất, bón phân, thuê nhân công cũng tăng theo. Trong khi đó, giá lúa lại giậm chân tại chỗ, chưa nói còn thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái do khâu vận chuyển khó khăn. Chưa ai nghĩ đến kịch bản giá lúa sắp tới sáng sủa hơn do còn bí đầu ra.

"Cần có chính sách hỗ trợ nông dân, khai thông xuất khẩu, nhất là kiểm soát đầu vào, không để tư thương các lĩnh vực vật tư thao túng cả nền nông nghiệp như vậy được" - ông Cua đề xuất.

Đối với mảng nuôi trồng thuỷ sản, ông Hồ Quốc Lực kỳ vọng việc tiêm vắc xin trong thời gian sẽ được đẩy mạnh hơn nữa sao cho tất cả các mắc xích chuỗi sản xuất đều có thể tiếp cận được để sớm phục hồi quá trình hoạt động.

Trong khi đó, theo ông Cua, nhiệm vụ cần giải quyết trước mắt là giải quyết những tắc nghẽn trong lưu thông hàng hoá. “Đối với gạo, các khâu thu gom lúa và vận chuyển gạo tiêu thụ trong nước vẫn đang gặp nhiều trắc trở do COVID-19.”

“Về lâu dài, cần phải quan tâm và giải quyết dứt điểm ngay tình trạng giống dỏm, giống giả đang tràn lan trên thị trường, ảnh hưởng đến sự phát triển các thương hiệu đặc trưng quốc gia,” ông Cua nhấn mạnh. “Bên cạnh đó, việc triển khai, phát triển lúa thơm thời gian qua còn chậm, chưa có sự đầu tư đồng bộ và chiến lược lâu dài, rất mong bộ trưởng Bộ NN&PTNT quan tâm hơn.”

Tuy nhiên, đối với ông Huy, việc “lót ổ cả cho các đàn chim sẻ” (hỗ trợ các hợp tác xã, doanh nghiệp vừa và nhỏ) là rất cần thiết trong tình huống này. Ông đề xuất Bộ NN&PTNT phải đẩy nhanh “việc mở rộng, đào tạo nâng cao chất lượng, để hợp tác xã có vai trò quan trọng như khả năng tổ chức tốt vùng trồng, chứng nhận các tiêu chuẩn, huấn luyện đào tạo thành viên để truy xuất nguồn gốc, liên kết tiêu thụ.”

Theo thông tin tại toạ đàm, nhiều nông trường hiện nay đã không còn đảm bảo được chức năng ban đầu của nó, thậm chí đã giải thể. Tuy nhiên người nông dân tại các nông trường này lại đang mắc kẹt trong hợp đồng trồng loại cây ban đầu, rất khó khăn trong việc chuyển đổi các mô hình sản xuất mới. 

“Còn các địa phương thì thường chỉ nhắm tới việc đưa các nông trường này làm mồi nhử đại bàng, muốn giao đất lại cho các tập đoàn lớn thuê để đầu tư,” ông Huy cho biết.

 

Nguồn:

https://www.youtube.com/watch?v=79Pz6JiczWw

https://tuoitre.vn/bo-truong-le-minh-hoan-roi-moi-chuyen-se-qua-2021102609380825.htm

 

Duy Nhi

Link nội dung: https://nhaquanly.vn/cac-vua-nong-san-gop-y-gi-voi-bo-truong-le-minh-hoan-de-tang-gia-tri-nong-san-viet-nam-a6183.html