Quy tắc "một túi cho mỗi người một năm" cũng áp dụng cho các mặt hàng được phân loại là "đồ da nhỏ", chủ yếu là ví và túi, nếu khách hàng muốn mua nhiều hơn một trong cùng một mẫu trong danh mục.
Phương pháp này đã được đưa ra sau khi lượng túi Chanel secondhand người mua bán lại ngày càng cao.
Tại các trung tâm thương mại lớn ở Seoul, nơi có các cửa hàng Chanel, người ta thường thấy người người đứng xếp hàng từ sáng sớm để chuẩn bị đến "giờ mở cửa" hoặc lao vào cửa hàng ngay khi mở cửa. Họ đợi hàng giờ đồng hồ để vào cửa hàng sớm nhất có thể và tăng khả năng "săn" được những món đồ họ muốn.
Trong khi một số người đến đó với mục đích sở hữu túi của riêng mình nhưng số khác lại mua để đầu cơ rồi bán lại với giá cao hơn ở những nơi khác.
Một người tiêu dùng đã viết rằng cô ấy sẽ sẵn sàng trả cho người bán lại từ 300.000 won đến 400.000 won khi xem xét những khó khăn phải đứng xếp hàng hàng giờ chỉ để vào cửa hàng.
Chanel đã thường xuyên tăng giá ở Hàn Quốc - vào tháng 2, tháng 7 và tháng 9 năm nay - nhưng người tiêu dùng dường như không quan tâm. Các nhà phân tích thị trường nói rằng đại dịch dường như đã làm tăng thêm cơn khát hàng xa xỉ khi mong muốn đi du lịch nước ngoài của người dân không thể được thỏa mãn.
Chanel không phải là thương hiệu xa xỉ duy nhất hạn chế mua sắm bình quân đầu người. Hermes cho phép mỗi khách hàng chỉ mua tối đa hai chiếc túi cùng kiểu dáng mỗi năm. Cả thương hiệu Rolex cũng hạn chế mua sắm bình quân đầu người ở một hoặc hai chiếc đồng hồ mỗi năm.
Khi được hỏi liệu quy tắc "mỗi người một túi mỗi năm" có được áp dụng tại các cửa hàng ở nước ngoài hay không, Chanel Hàn Quốc đã từ chối trả lời, theo Hankook Ilbo.
Theo Korea Times, Hàn Quốc là thị trường xa xỉ lớn thứ 7 thế giới tính đến năm 2020 và dự kiến sẽ vượt mốc 123 tỷ USD trong năm nay. Cùng với đó, thị trường bán lại hàng xa xỉ cũng dự kiến đạt 6 tỷ USD.
Quỳnh Giang (theo Korea Times )