IMF vừa phát đi thông báo bà Kristalina Georgeva, nhà kinh tế 66 tuổi, người Hung-ga-ri, sẽ thay thế bà Christine Lagarde để trở thành giám đốc điều hành thứ 12 của tổ chức này. Đồng thời, bà Christine Lagarde sẽ đảm nhiệm vị trí mới, chủ tịch Ngân hàng Trung ương Châu Âu.
Bà Georgeva sẽ chính thức trở thành chủ tịch của tổ chức IMF từ ngày 1.10.2019, với nhiệm kì kéo dài năm năm.
“Đây sẽ là một trọng trách lớn trong vai trò lãnh đạo của IMF trong thời điểm mà tăng trưởng kinh tế thế giới vẫn tiếp tục gây thất vọng, căng thẳng thương mại và nợ vẫn đang ở mức cao lịch sử”, bà Georgeva nói.
Georgeva cho biết những việc làm ưu tiên trước mắt sẽ là giúp các quốc gia giảm thiểu rủi ro khủng hoảng và sẵn sàng đối phó với suy thoái. “Tuy nhiên chúng ta không nên đánh mất các mục tiêu dài hạn để hỗ trợ các chính sách tiền tệ, tài chính và cơ cấu hợp lý để xây dựng nền kinh tế vững mạnh hơn”, bà Georgeva nói.
Trước khi trở thành giám đốc điều hành của IMF bà Georgeva sẽ kết thúc hai năm làm việc tại World Bank với vị trí CEO. Ngoài ra, bà cũng từng là Ủy viên của Tổ chức Hợp tác Quốc tế, Viện trợ Nhân đạo và Ứng phó Khủng hoảng thuộc Liên minh Châu Âu - một trong những quỹ viện trợ nhân đạo lớn nhất thế giới. Sau đó bà đảm nhiệm vai trò Phó chủ tịch Ngân sách và Nguồn nhân lực thuộc Liên minh Châu Âu, quản lý 175 tỉ USD, và 33 nghìn nhân sự làm việc tại các viện trực thuộc trên toàn thế giới.
Bà Georgeva từng lấy bằng tiến sĩ ngành khoa học kinh tế tại Đại học National & World Economy, Sofia, Hung-ga-ri, và là giảng viên tại các trường đại học lớn trên thế giới như Harvard University, MIT the London School of Economics, China’s Tsinghua University. Bà Georgeva cũng là tác giả người Hung-ga-ri đầu tiên của bộ sách về kinh tế học vi mô cùng hơn 100 đầu sách về chủ đề kinh tế, chính trị, môi trường.
Trong vai trò người đứng đầu IMF, bà sẽ quản lý 1.000 tỉ USD - tổng số tiền IMF có thể cho các nước thành viên vay. Các khoản cho vay của IMF kèm với các điều kiện nghiêm ngặt, thường dùng giúp các quốc gia thành viên cân đối ngân sách, thanh toán các khoản nợ quốc tế. Điều kiện các khoản cho vay của IMF thường tập trung vào các chính sách kinh tế vĩ mô của các quốc gia vay tiền, buộc họ phải đồng ý với các chính sách kinh tế mà IMF đưa ra trước khi giải ngân các khoản vay. Khác với các ngân hàng thương mại, IMF không cho vay theo các dự án, mà cho vay theo nhu cầu của các quốc gia thành viên sau khi đội ngũ chuyên gia của IMF đánh giá, phân tích tình hình kinh tế, tài chính của quốc gia đó.
Trong giai đoạn 1976 - 1981, Việt Nam đã vay khoảng 200 triệu USD từ IMF giải quyết những khó khăn trong cán cân thanh toán. Năm 1984 tổ chức này đình chỉ quyền vay vốn của Việt Nam do phát sinh các khoản vay quá hạn. Năm 1993, Việt Nam kết nối lại quan hệ với IMF và tiếp tục được cho vay. Tính đến cuối tháng 8.2019, Việt Nam được IMF cho vay hơn 800 triệu USD, theo số liệu từ IMF.
IMF là tổ chức tài chính có trụ sở chính tại Washington, D.C, Mỹ, với nhiệm vụ thúc đẩy hợp tác các quốc gia trên toàn cầu về mặt tiền tệ, đảm bảo ổn định tài chính và tạo thuận lợi cho thương mại quốc tế. IMF cũng có chức năng thúc đẩy việc làm, đảm bảo tăng trưởng bền vững và giảm nghèo trên thế giới. Thành lập từ năm 1945, đến nay IMF đã có 189 nước thành viên trên toàn cầu trong đó có Việt Nam. Mặc dù là một tổ chức tài chính có trụ sở tại Mỹ nhưng những người đứng đầu IMF trước đó đa phần đến từ châu Âu.
dang.pham
Link nội dung: https://nhaquanly.vn/imf-co-giam-doc-dieu-hanh-moi-a515.html