Năm 2020 là một năm kinh doanh thuận lợi của Tập đoàn Điện lực Việt Nam có tỉ suất sinh lời/tổng tài sản (ROA) 2,0%, tăng 0,63%; tỉ suất sinh lời/vốn chủ sở hữu (ROE) 6,21%, tăng 1,83%; lợi nhuận sau thuế Công ty mẹ EVN đạt 1.598 tỷ đồng.
Vì thế, năm 2020, EVN có mức lãi cao hơn nhiều so với năm trước đó là hơn 9.700 tỉ đồng và 2 năm trước đó khoảng 6.500 - 6.800 tỷ đồng.
Như vậy, với doanh thu và lợi nhuận đạt được, năm 2020, Công ty mẹ EVN nộp ngân sách 10.513 tỷ đồng và toàn tập đoàn nộp ngân sách 23.177 tỷ đồng. Tổng giá trị tài sản hợp nhất toàn tập đoàn tính đến cuối năm 2020 là 729.452 tỷ đồng, tăng 1,1% so với năm 2019, trong đó, vốn chủ sở hữu là 240.195 tỷ đồng, tăng 6%.
EVN đã bán điện trực tiếp cho gần 29 triệu khách hàng, tăng 0,9 triệu khách hàng so với năm 2019. Do nhiều địa phương bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh nên EVN đã thực hiện hai đợt giảm tiền điện với số tiền tương đương 12.265 tỷ đồng, chưa bao gồm VAT.
Việc EVN báo lãi ở một khía cạnh nào đó là một điểm sáng trong bức tranh nhiều màu xám của các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước mà cụ thể ở đây là Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR), Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) đã đối diện với tình trạng thua lỗ và phải “cầu cứu” Chính phủ hỗ trợ tài chính nếu không sẽ đứng trước tình trạng phá sản.
Cụ thể, với lý do vì ảnh hưởng của Covid 19 khiến doanh thu vận chuyển bằng đường sắt giảm mạnh nên Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) đã có kiến nghị được vay 800 tỷ đồng, lãi suất 0% để bổ sung nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh vốn đang bị lỗ 3.000 tỷ đồng. Còn Vietnam Airlines trước đã có kiến nghị gói trợ cấp trị giá 12.000 tỷ đồng, gồm cho vay tái cấp vốn (4.000 tỷ đồng) và phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu để tăng vốn điều lệ (8.000 tỷ đồng) nhằm tháo gỡ khó khăn vì dịch Covid 19. Hiện Vietnam Airlines đã được vay 2.000 tỷ từ SeABank.
Tự Phong