Lợi thế hàng đầu của xe bán tải so với các dòng xe khác là khả năng chở đồ chuyên dụng. Với kết cấu thùng xe phía sau có kích thước lớn, xe bán tải có thể chở được nhiều hàng hóa phục vụ cho các hộ kinh doanh hay cả những doanh nghiệp nhỏ. Bên cạnh đó, đây cũng là loại phương tiện chở đồ hữu ích cho các chuyến đi cắm trại, dã ngoại của các gia đình nhỏ.
Để đáp ứng nhu cầu này, các hãng xe hơi đã xây dựng những chiếc xe bán tải gầm cao và trang bị động cơ diesel mạnh mẽ cùng hệ truyền động tốt nhằm giúp xe có khả năng di chuyển qua nhiều loại địa hình khó khăn.
Với thiết kế đầy nam tính và khỏe khoắn, xe bán tải chủ yếu hướng tới đối tượng khách hàng nam giới. So với các dòng xe SUV, giá xe bán tải tại thị trường Việt Nam cũng khá "mềm" để khách hàng dễ dàng lựa chọn.
Xe bán tải Toyota Hilux 2020 tại Việt Nam. (Ảnh: Khải Phạm)
Đặc trưng của xe bán tải là kết cấu hàng ghế sau thiếu linh hoạt, dựng đứng hoặc chỉ ngả 10 - 15 độ và không điều chỉnh được độ nghiêng. Nếu di chuyển đường dài thì người ngồi sau sẽ cảm thấy khó chịu, mệt mỏi và dễ bị đau lưng, đau cổ;
Bên cạnh đó, với kích thước lớn và ngoại hình cồng kềnh, chủ xe bán tải sẽ gặp khó khăn khi di chuyển xe tại những khu vực dân cư đông đúc trong đô thị. Đồng thời, việc quay đầu xe và đỗ xe trong các khu vực đường phố hẹp cũng không dễ dàng như sedan hay xe đô thị cỡ nhỏ.
Mặc dù là chiếc xe chuyên chở hàng nhưng nếu thực hiện những chuyến đi xa với nhiều hành lý thì chủ xe sẽ phải sắp xếp đặt ở thùng sau xe thay vì chỉ khoang xe. Điều này khá bất tiện bởi nếu muốn lấy đồ từ hành lý thì nhất định phải dừng xe lại. Đặc biệt, thùng xe bán tải cũng được thiết kế khá cao nên có thể gây khó khăn trong quá trình dỡ đồ nếu chiều cao của bạn khiêm tốn.
Ngoài ra, vì xe bán tải sử dụng động cơ diesel nên thường sẽ gây mùi hôi dầu khó chịu và độ ồn khiến người sử dụng khó chịu. Ngày nay, nhiều hãng xe đã nỗ lực cố gắng để cải thiện tình trạng này nhưng vẫn chưa đạt được hiệu quả như xe chạy động cơ xăng.
Theo Quy chuẩn báo hiệu đường bộ QCVN 41:2019 do Bộ GTVT ban hành, xe bán tải (xe pick-up) có khối lượng hàng chuyên chở cho phép tham gia giao thông dưới 950 kg được xem là xe con trong tổ chức giao thông.
Như vậy, các loại xe bán tải có khối lượng chuyên chở cho phép từ 950 kg trở lên sẽ bị coi là xe tải và không được lưu thông trên những tuyến đường nội đô có biển cấm xe tải. Đồng thời những xe bán tải thuộc nhóm này cũng sẽ phải tuân thủ quy định về khung giờ cấm hoạt động và bắt buộc phải đi vào làn đường cho xe tải khi di chuyển trên những tuyến đường có phân rõ làn đường.
2. Quy định về chở hàngĐiều 18, Thông tư 46/2015/TT-BGTVT quy định về hàng hóa đối với xe tải thùng hở như sau:
- Hàng hóa xếp trên xe vượt quá chiều cao của thùng xe (theo thiết kế của nhà sản xuất hoặc theo thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt) phải được chằng buộc, kê, chèn chắc chắn đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông trên đường bộ.
- Chiều cao xếp hàng hóa cho phép được tính từ điểm cao nhất của mặt đường xe chạy trở lên và không vượt quá quy định sau:
Xe bán tải phải tuân thủ quy định về khối lượng và chiều cao hàng hóa trên xe. (Ảnh: Internet)
3. Quy định chiều dài xếp hàng hóa cho phépĐiều 19 ,Thông tư 46/2015/TT-BGTVT quy định chiều dài xếp hàng trên xe bán tải như sau:
minhtam
Link nội dung: https://nhaquanly.vn/nhung-quy-dinh-ve-xe-ban-tai-khi-tham-gia-giao-thong-a3916.html