Nếu bạn từng nhìn vào bảng điều khiển, có bao giờ tự hỏi về mục đích của hai chế độ lấy gió trong và chế độ lấy gió ngoài trên ô tô. Không chỉ bạn mà cũng rất nhiều tài xế cảm thấy bối rối về sự khác biệt của hai chế độ này, hiểu được điều đó sẽ mang lại rất nhiều lợi ích về sức khỏe.
Dưới đây là những điều bạn cần biết về sự khác biệt của hai chế độ lấy gió trong và lấy gió ngoài trên ô tô:
Ở chế độ lấy gió ngoài, xe sẽ lấy gió ngoài từ bên ngoài môi trường, màn lọc của xe sẽ giữ lại bụi bẩn và thổi không khí sạch vào bên trong nội thất. Khi xe ở chế độ này là không khí bên trong nội thất luôn được lưu thông và có một lượng oxy tươi cung cấp đủ cho các hành khách.
Chế độ lấy gió trong và ngoài trên ô tô.
Nhưng hạn chế cũng chính là khi mà không khí bên ngoài ô nhiễm, bốc mùi và độ ẩm cao. Khi đó, việc lấy không khí bên ngoài sẽ làm người ngồi bên trong ngửi thấy mùi hôi. Cơ cấu hoạt động chế độ lấy gió ngoài là hút không khí từ bên ngoài môi trường, sau đó luồng không khí này được đi qua dàn lạnh hoặc dàn sưởi của điều hòa để thay đổi nhiệt độ cho phù hợp với mức mà người dùng đã chọn.
Ngược lại với chế độ lấy gió ngoài, chế độ lấy gió trong cabin - đó chính là việc tái sử dụng luồng không khí bên trong cabin của xe để lọc và thổi qua các cửa gió và làm mát cho hành khách.
Khi ở chế độ này, hành khách bên trong sẽ tránh được các mùi khó chịu và ô nhiễm bị hút vào. Ngoài ra, chế độ này làm mát nhanh hơn, từ đó giúp tiết kiệm nhiên liệu. Nhưng hạn chế là lượng oxy bên trong nội thất sẽ giảm dần, do đó người ngồi bên trong xe sẽ nhanh cảm thấy mệt mỏi, bí bách.
Có thể bạn quan tâm:
Theo kinh nghiệm lái xe ô tô, bạn nên sử dụng chế độ lấy gió bên ngoài vào mùa hè. Khi mới nổ máy, tài xế nên chọn chế độ lấy gió ngoài kết hợp việc mở kính để thanh lọc và làm mới không khí bên trong. Sau đó, đóng cửa kính và bật chế độ lấy gió trong.
Tài xế cần phân biệt hai chế độ này để sử dụng điều hòa hiệu quả.
Để sử dụng hiệu quả nhất tính năng này, bạn nên đợi cho đến khi ô tô của bạn ở độ mát mong muốn sau đó bật chế độ lấy không khí lấy gió trong. Điều này là do khi ô tô vào mùa hè, nhiệt độ không khí bên trong sẽ nóng hơn không khí bên ngoài, do đó, quá trình tuần hoàn sẽ buộc điều hòa phải làm việc nhiều hơn để hạ nhiệt độ.
Nếu tài xế thường xuyên di chuyển ở khu vực nội đô, nên để chế độ lấy gió trong để hạn chế khói bụi. Khi lái xe trên hành trình dài, tài nên dùng chế độ hệ thống điều hòa chỉnh cơ, đến các khu vực có không khí trong lành, nên chuyển sang chế độ lấy gió ngoài để luôn có đủ oxy và không khí mát.
Với các xe hiện nay trang bị hệ thống điều hòa tự động, khi người dùng chọn chế độ lấy gió trong, cảm biến sẽ tự điều chỉnh chuyển đổi lấy gió ngoài để luôn đảm bảo lượng oxy.
Khi trời nhiều sương mù, trời mưa, độ ẩm bên ngoài cao tài xế nên lựa chọn chế độ lấy gió trong để tránh hơi ẩm lọt vào xe dễ gây hư hỏng hệ thống điều hòa và gây mùi cho khoang nội thất.
Người dùng cũng nên thường xuyên chăm sóc bảo dưỡng điều hòa và thay lọc gió định kỳ, vì đây chính là một trong các tác nhân khiến xe có mùi khó chịu và tiêu hao nhiên liệu bất thường.
(Nguồn ảnh: Internet)
minhtam
Link nội dung: https://nhaquanly.vn/su-khac-biet-ve-che-do-lay-gio-trong-va-lay-gio-ngoai-tren-o-to-a3716.html