Những điều thú vị về vô lăng.
Theo tạp chí ô tô, vô lăng gật gù (Telescoping Steering Wheel) là loại vô lăng có thể điều chỉnh được trên những mẫu xe sản xuất hàng loạt hiện nay. Bản thân vô lăng là một phần của hệ thống lái tổng thể do người lái xe vận hành để định hướng đường đi của ô tô đang chuyển động.
Vô lăng vẫn chưa xuất hiện trên các mẫu ô tô đời đầu.
Mặc dù ngày xuất hiện chính xác của vô lăng vẫn chưa rõ ràng nhưng một số lượng lớn tàu biển được cho là đã sử dụng vô lăng vào thế kỷ 18. Theo đó, ô tô ban đầu được lái bằng thanh điều hướng thay vì vô lăng. Mãi đến năm 1894, khi Alfred Vacheron sử dụng vô lăng để lái mẫu xe Panhard, bộ phận này mới trở nên phổ biến hơn.
Vô lăng về sau mới được ứng dụng rộng rãi.
Bốn năm sau, Charles Rolls trở thành nhà sản xuất xe hơi có vô lăng đầu tiên ở Anh. Đến năm 1904, vô lăng thay thế hoàn toàn bộ cơ cấu lái cũ. Đến năm 1910, hầu hết xe ô tô tại Mỹ đều đã có vô lăng phía bên trái.
Thiết kế vô lăng thay đổi theo thời gian.
Vô lăng hình tròn sẽ kết nối với trụ lái thông qua một trục gắn với vành ngoài của vô lăng bằng một hoặc nhiều chấu. Khá hiếm các loại xe ngày nay có vô lăng một chấu. Bên cạnh thiết kế hình tròn, vô lăng còn có các hình dạng khác bao gồm hình con bướm và các thiết kế ít phổ biến hơn.
Chrysler được cho là đã thay đổi trải nghiệm lái xe vào năm 1951 với việc lần đầu tiên giới thiệu hệ thống lái trợ lực phiên bản thương mại. Điều này khiến cho việc chuyển hướng và điều khiển xe trở nên dễ dàng hơn. Mặc dù hệ thống này ban đầu dựa vào thủy lực nhưng các phương tiện hiện đại có hệ thống điện vẫn tiếp tục thay thế công nghệ này.
Có 6 loại vô lăng có thể điều chỉnh để nâng cao trải nghiệm lái xe. Khi xác định được khoảng cách tốt nhất để đặt vô lăng, người lái xe có thể tìm vị trí lý tưởng bằng cách đưa tay ra trước mặt và để thoải mái trên đầu vô lăng.
1. Vô lăng nghiêng
Thiết kế vô lăng nghiêng đầu.
Người lái có thể điều chỉnh độ cao vô lăng bằng chuyển động lên xuống. Tùy thuộc vào thiết kế, trục có thể hơi hướng về phía trước cho phép chuyển động vô lăng xa hơn với độ nghiêng ít hơn. Các vị trí trục khác cho phép người lái điều chỉnh góc với sự thay đổi tối thiểu về chiều cao vô lăng.
2. Cột lái có thể điều chỉnh
Chính chiều cao vô lăng.
Người lái có thể điều chỉnh độ cao của vô lăng và khoảng cách tùy theo ý muốn với sự thay đổi nhỏ về độ nghiêng. Điều này giúp mang lại trải nghiệm lái xe thoải mái. Sau khi điều chỉnh, vị trí có thể được khóa tại chỗ cho đến khi người lái xe chọn điều chỉnh lại.
3. Vô lăng gật gù (Telescoping Steering Wheel)
Vô lăng gật gù.
Giống như cơ chế của kính viễn vọng, ‘Telescoping Steering Wheel’ cho phép người lái xe di chuyển vô lăng về phía gần hoặc xa. Quá trình điều chỉnh vô lăng dạng này đã trở nên đơn giản hơn so với những năm trước. Thay vì mở khóa trước khi điều chỉnh, người lái xe chỉ cần tháo cần khóa hoặc ấn công tắc điều khiển trên vô lăng đồng thời kéo vô lăng tiến hoặc lùi.
4. Vô lăng đẩy ngang (Swing-Away)
Vô lăng đẩy ngang.
Biến thể này của vô lăng giúp người lái xe vào và ra khỏi xe dễ dàng hơn. Trên thực tế, người lái xe có thể di chuyển toàn bộ cột lái sang bên phải 23cm, miễn là xe đang đỗ. Ford đã lần đầu giới thiệu vô lăng có thể điều chỉnh này vào năm 1961.
5. Vô lăng bật (Tilt-Away)
Vô lăng bật giúp người dùng ra vào dễ dàng.
Vô lăng Tilt-Away vẫn đứng yên nhưng cho phép phần trên cùng của cột lái xoay lên và qua bên phải. Mặc dù chuyển động bị hạn chế hơn nhưng loại vô lăng này vẫn được ca ngợi là một lựa chọn tiện lợi vì tự động bật lên khi cửa phía người lái mở ra. Ngoài ra, hệ thống còn có thể điều chỉnh tới 9 hướng.
6. Vô lăng tháo nhanh (Quick-Release Hub)
Vô lăng tháo nhanh độc đáo.
Vô lăng với tính năng Quick-Release Hub cho phép người lái tháo vô lăng chỉ bằng một nút bấm. Điều này có thể thực hiện được bằng cách lắp vô lăng vào trục trung tâm có thể tháo rời. Thiết kế này được sử dụng nhiều trong xe đua để ra vào dễ dàng hơn. Ngoài ra, người dùng cũng có thể lắp đặt loại vô lăng này để chống trộm.
Hãy dùng vô lăng 1 cách hợp lý.
Để sử dụng vô lăng đúng cách, bạn phải nhận biết được các chuyển động tốt nhất của bàn tay và cổ tay. Chuyển động quay tròn có thể bảo vệ tài xế khỏi những cơn đau liên quan đến việc lái xe.
Để bảo vệ cổ tay khỏi bị tổn hại, người lái xe nên giữ cổ tay thẳng để tránh chèn ép các dây thần kinh và mạch máu. Để duy trì chất lượng của vô lăng, người lái nên tránh quay vô lăng khi xe đang đỗ. Điều này làm căng cơ cấu lái và khiến lốp mòn nhiều hơn.
Vô lăng hiện đại có thể tích hợp nhiều nút ấn.
Còi xe là nút bấm phổ biến nhất trên vô lăng. Qua nhiều năm, các tính năng bổ sung đã xuất hiện để nâng cao trải nghiệm của người lái. Nhà sản xuất ô tô hạng sang Lincoln đã bổ sung chức năng điều khiển hành trình cho các mẫu xe của hãng thông qua 2 nút điều chỉnh nằm trên vô lăng vào năm 1974. Pontiac đã gây chú ý 14 năm sau với vô lăng có tới 12 nút điều khiển.
Đến những năm 90, một loạt các nút điều khiển bổ sung mới trở nên phổ biến hơn trên vô lăng. Xe ô tô hiện đại ngày nay có các tùy chọn điều khiển từ xa và rảnh tay để điều khiển hệ thống âm thanh và điện thoại nhằm giúp người lái luôn luôn cầm tay lái. Nhiều mẫu xe có các nút bấm hoặc cuộn để điều chỉnh mức âm lượng và chuyển bài nhạc hoặc kênh radio.
(Nguồn ảnh: Internet)
minhtam
Link nội dung: https://nhaquanly.vn/nhung-dieu-thu-vi-ve-vo-lang-a3654.html