Chiều dài cơ sở của xe ô tô: Thông số quan trọng không thể bỏ qua

Chiều dài cơ sở là thông số quan trọng cho biết kiểu dáng, phân hạng, khả năng vận hành và độ rộng của khoang nội thất.

Chiều dài cơ sở là gì?

Chiều dài cơ sở (wheelbase) là khoảng cách giữa tâm bánh xe trục trước với tâm bánh xe trục sau của xe ô tô. Đối với phương tiện giao thông đường bộ có nhiều hơn hai trục (ví dụ một số xe tải), chiều dài cơ sở là khoảng cách giữa trục lái (phía trước) và tâm của nhóm trục lái.

Chiều dài cơ sở xe ô tô.

Chiều dài cơ sở xe ô tô là khoảng cách giữa tâm bánh xe trục trước với tâm bánh xe trục sau.

Ý nghĩa của thông số chiều dài cơ sở

Căn cứ vào mục đích, tích chất, đối tượng khách hàng của mỗi loại xe mà nhà sản xuất sử dụng chiều dài cơ sở phù hợp.

Không gian nội thất

Khi chiều dài cơ sở lớn thì khung gầm xe càng dài và khoang hành khách càng rộng rãi. Do vậy, khi mua ô tô nếu các xe trong cùng phân khúc và cùng tầm giá, nếu bạn muốn chọn một chiếc xe có nội thất rộng rãi thì nên chọn xe có chiều dài cơ sở lớn. 

Hơn nữa, những chiếc xe có chiều dài cơ sở dài hơn cũng đảm bảo lái xe tốt hơn và thoải mái hơn. Ngoài ra, trục cơ sở dài sẽ cho cảm giác ổn định hơn nhờ trọng tâm của xe thấp.

Honda City có nội thất rộng rãi và thoải mái.

Honda City có nội thất rộng rãi và thoải mái.

Theo kinh nghiệm mua bán xe ô tô, nếu muốn chọn lựa giữa mẫu xe hạng B nghiêng về sự rộng rãi và thoải mái thì bạn có thể chọn Honda City với trục cơ sở là 2.600mm, trong khi đó Toyota Vios 2.550 mm, Mazda 2.570mm và Hyundai Accent 2.570 mm.

Có thể bạn quan tâm: Những dịch vụ chỉ 'phí tiền' nếu tài xế không xem xét cẩn thận

Khả năng vận hành

Không chỉ quyết định tới độ rộng rãi ở khoang nội thất, chiều dài cơ sở còn ảnh hưởng tới bán kính vòng quay và độ ổn định của xe. Phải nói thêm, tùy thuộc vào phân hạng xe, điều kiện địa hình và các thông tin khác mà nhà sản xuất quyết định thông số chiều dài cơ sở sao cho xe có khả năng vận hành tốt nhất. 

Điều kiện địa hình: Đối với các xe chuyên di chuyển qua địa hình phức tạp, ghồ ghế cần khả năng off-road tốt thì nhà sản xuất giảm kích thước của chiều dài cơ sở từ đó giúp xe linh hoạt và dễ dàng di chuyển hơn, hơn nữa cũng giúp xe tránh bị lật ngang, lật dọc. Chiều dài cơ sở ngắn sẽ kết hợp với khoảng sáng gầm cao sẽ cho khả năng vượt địa hình tốt. Đây chính là đặc điểm thường thấy trên các xe SUV/CUV. 

Ford Brocon.

Ford Bronco 2020.

Tốc độ: Khi một chiếc xe sản xuất với mục đích thường xuyên vận hành với tốc độ cao và hay phải vào cua gắt, thì nhà sản xuất sẽ phải tăng chiều dài cơ sở, đồng thời hạ thấp khoảng sáng gầm. Với đặc điểm kỹ thuật này, thì khi tăng hoặc giảm mô-men xoắn sẽ chống hiện tượng, góp phần giúp xe tăng tốc, hoặc hãm tốc dễ dàng.

Không chỉ vậy, thân xe sẽ có độ ổn định tốt và độ bám đường cũng được cải thiện đáng kể. Điều này lý giải vì sao xe đua thường có gầm xe và trọng tâm thấp hơn các xe thông thường. 

Xem thêm : Xe số sàn và xe số tự động: Loại nào mang lại cảm giác lái tốt hơn?

Dáng xe: Ngoài ra, các mẫu xe có tỷ lệ chiều dài cơ sở so với kích thước tổng thể càng lớn thì sẽ có không gian hành khách lớn. Do vậy, các nhà sản xuất phải điều chỉnh chiều dài cơ sở và kích thước tổng thể để xe có thể vận hành êm ái.

Ví dụ, các mẫu xe cỡ nhỏ vận hành trong đô thị sẽ có hai trục được kéo dài và áp sát tối đa phần cản sau, trong khi những mẫu sedan lại thoải mái về kích thước tổng thể hơn nên dáng vẻ cân xứng và “thon thả” hơn. Chẳng hạn, Kia Morning có tỷ lệ chiều dài cơ sở trên chiều dài tổng thể là 2.385/3.595 mm, đạt tỷ lệ 66,34%. Trong khi đó, tỉ lệ này trên Toyota Camry là 2.775/4.850 mm, đạt 57,22%.   

(Nguồn ảnh: Internet)

minhtam

Link nội dung: https://nhaquanly.vn/chieu-dai-co-so-cua-xe-o-to-thong-so-quan-trong-khong-the-bo-qua-a3459.html