Thời khắc lịch sử cho thị trường chứng khoán châu Âu

Nhận định của Michael Preiss, Chiến lược gia tại Golden Equator Wealth, về thị trường chứng khoán châu Âu vào thời điểm EU đạt được đồng thuận về cứu trợ kinh tế kỷ lục 2,1 nghìn tỉ USD.

Trong hơn một thập kỷ qua, thị trường chứng khoán châu Âu hoạt động tương đối kém hiệu quả so với thị trường chứng khoán Mỹ, đặc biệt kể từ khi Trump đắc cử tổng thống năm 2016. Tuy nhiên, năm nay có thể là bước ngoặt cho cả đồng euro và các loại cổ phiếu châu Âu khi thị trường chứng khoán châu lục này đạt được một quý hoạt động tốt nhất trong năm năm gần đây. Theo dữ liệu của Bloomberg, năm trong số bảy cổ phiếu hiệu quả nhất toàn cầu thuộc về châu Âu. Điều này đặc biệt quan trọng vì chỉ có bảy thị trường chứng khoán đạt tăng trưởng dương trong năm nay.

Thị trường tài chính thường vận hành theo đúng cách được diễn giải, và năm bầu cử Mỹ 2020 có thể là năm mà chứng khoán châu Âu kết thúc quãng thời gian hoạt động tương đối kém so với Mỹ khi châu lục này được trải nghiệm bước ngoặt lịch sử “thời khắc Halminton” phiên bản châu Âu. Thư mời buổi họp Hội đồng châu Âu (EU) chỉ nêu đơn giản: “Chốt thương lượng là cần thiết. Đến lúc rồi.” Mất năm ngày thương lượng căng thẳng và quyết định “lùi để tiến”, EU mới đạt được bước tiến thực sự với kế hoạch kích thích kinh tế chấn động: các nước châu Âu đồng ý đoàn kết huy động một số tiền khổng lồ bằng cách đồng loạt phát hành trái phiếu chính phủ.

Cổ phiếu châu Âu và đồng euro trước nay được giữ ở mức an toàn bởi quan điểm đồng thuận rằng cổ phiếu Mỹ do các cổ phiếu công nghệ dẫn đầu là “cuộc chơi duy nhất” đối với các nhà đầu tư cổ phiếu toàn cầu. Và thực sự, trong vài năm qua, đây là quyết định vĩ mô đúng đắn và rất có lợi.

Tuy nhiên, hiện những nhà đầu tư dài hạn giờ đây nhận ra rằng chiến lược mua cổ phiếu Mỹ với bất cứ giá nào có thể không còn giá trị nữa, khi cổ phiếu châu Âu nâng cấp từ “hạng nhẹ” lên “hạng nặng” nhờ các biện pháp kích thích kinh tế hiệu quả hơn và thành công hơn trong việc ngăn chặn đại dịch COVID-19 của khối EU. Các nhà đầu tư toàn cầu có thể muốn nhớ lại câu ngạn ngữ cũ về thị trường: “chỉ vì tất cả đều đồng thuận, không khiến quyết định đó sai lầm”.

Hiệu quả hoạt động, định giá và tỉ suất cổ tức tương đối cũng có vai trò quan trọng. Theo dữ liệu của Bloomberg, S&P500 giảm 0,1% từ đầu năm đến nay với tỉ lệ P/ E là 22,41 và tỉ suất cổ tức là 1,98% tính theo đồng đô la Mỹ. Eurostoxx50 của châu Âu vẫn giảm 8,37% với tỉ lệ P/ E là 18,57 và tỉ suất cổ tức là 2,86%.

Tuy nhiên, điều đáng chú ý và chủ yếu vẫn bị bỏ qua là năm nay châu Âu có thị trường chứng khoán hoạt động tốt nhất thế giới, chính là Sàn giao dịch chứng khoán Copenhagen của Đan Mạch. Đan Mạch và các nước láng giềng Scandinavi như Na Uy và Thụy Điển dẫn đầu thế giới với sự tập trung gia tăng vào tính bền vững và tài chính xanh (green finance).

Vào ngày 1.7, Cộng hòa Liên bang Đức đảm nhận vị trí Chủ tịch Hội đồng Liên minh Châu Âu (EU). Đại dịch COVID-19 đã thể hiện rõ tầm quan trọng của sự hợp tác và phối hợp trong EU, và dẫn đến sự thay đổi tư duy trong giới lãnh đạo châu Âu.

Người châu Âu cuối cùng cũng có thể coi slogan của Tổng thống Trump “Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại” như một lời nhắc nhở và cảnh tỉnh để đưa Liên minh châu Âu tiến lên nếu không sẽ có nhiều nước như Anh rời khỏi khối EU.

Nước Anh không bao giờ chấp nhận đồng euro như một loại tiền tệ chung vì cựu Thủ tướng Margaret Thatcher và nhiều người hoài nghi khác chỉ ra rằng liên minh tiền tệ mà không có liên kết tài chính thực sự là một khái niệm thiếu sót. Cựu thủ tướng cho biết: “Kế hoạch chắc chắn không thành công. Không đủ sự rộng lượng” trong một cuộc phỏng vấn nổi tiếng của Forbes mà sau đó, bà tiếp tục chỉ ra tất cả các lỗ hổng của kế hoạch đồng tiền chung châu Âu.

Đối mặt với COVID-19 và rủi ro ngày một nhiều, châu Âu về cơ bản có hai lựa chọn: tiến về phía trước hoặc đối mặt với nguy cơ tan vỡ. Khẳng định của bà Thatcher và lối sống hầu như là qua loa không kế hoạch của châu lục này có lẽ cũng sẽ chẳng thay đổi gì sau đại dịch.

Bà Angela Merkel trong giây phút lịch sử của mình, đơn giản là coi trọng lời cảnh báo của cựu Thủ tướng Thatcher và cuối cùng đã đủ rộng lượng để tiến gần hơn hơn tới một châu Âu đoàn kết và hướng tới một liên minh tài chính.

Cứu trợ khoản nợ hợp lý hiện tại sẽ mang lại phước lành cho quốc gia sau này”, trích lời Alexander Hamilton năm 1792 - nhà lập quốc, Bộ trưởng Ngân khố đầu tiên của Mỹ, người đã thiết lập hệ thống tài chính - ngân hàng, đặt nền móng cho nền kinh tế Mỹ.

Chính thời điểm được coi là “thời khắc liên minh tài chính Hamilton” từng tạo nên Hợp chúng quốc Hoa Kỳ giờ đây có vẻ đã trở thành cơ hội mới cho châu Âu khi Đức đảm nhận chức Chủ tịch EU và hai vị lãnh đạo – bà Angela Merkel và ông Emmanuel Macron tạo ra một “thời khắc Hamilton của châu Âu” để chống lại sự tan vỡ của EU.

Đức và bốn nước được gọi tên là “bộ tứ cần kiệm” gồm Áo, Thụy Điển, Đan Mạch và Hà Lan trước đây đều phản đối liên minh tài chính chặt chẽ hơn và ý tưởng phát hành trái phiếu kho bạc chung châu Âu.

Đặc biệt, Đức, do phải chịu hậu quả đau đớn từ Siêu lạm phát Weimar, nên trước nay luôn là nước ủng hộ sách lược thận trọng tài chính và cân bằng ngân sách và thường phản đối các kế hoạch chính về liên minh tài chính châu Âu.

Tuy nhiên, giờ đây, cách tiếp cận chính trị của Đức đã thay đổi do cuộc khủng hoảng COVID-19, dẫn đến hệ quả đáng kể cho thị trường tài chính.

Đồng euro, 20 năm trước từng được hy vọng là đồng tiền dự trữ thay thế cho đô la Mỹ, đã không còn được ưa chuộng đối với nhiều nhà đầu tư toàn cầu và các ngân hàng trung ương. Nhưng năm nay đột nhiên có khả năng lớn đồng euro và các nước châu Âu sẽ cùng tỏa sáng.

Vào thời điểm mà nước Mỹ ngày càng bị chia rẽ dọc theo ranh giới Xanh (Đảng Dân chủ) và Đỏ (Đảng Cộng hòa), giờ đây, châu Âu có vẻ cuối cùng cũng nhận ra rằng thái độ nửa vời đối với liên minh tài chính sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, nhẹ nhất là trì trệ kinh tế và tồi tệ nhất là nguy cơ tan vỡ khối đồng tiền chung.

Lập luận vì lợi tức được đã tồn tại hơn một thập kỷ và khiến các nhà quản lý tài sản toàn cầu tập trung vào đồng đô la Mỹ vì lợi thế hàng trăm điểm cơ bản so với tỉ giá euro không còn hợp thời nữa. Cả hai loại tiền tệ này hiện gần như ở cùng mức lợi tức.

Nhờ cuộc khủng hoảng do đại dịch COVID-19, các nhà hoạch định chính sách châu Âu hiện thực sự phải giải quyết vấn đề kéo dài hai thập kỷ là làm thế nào để một liên minh tiền tệ có thể thực sự hiệu quả mà không có một số khái niệm về đoàn kết tài chính?

Khi Angela Merkel tạo nên di sản của bà, châu Âu có thể đạt đến bước tiến lịch sử trọng đại hướng về kiến ​​trúc thể chế châu Âu, mà nhờ đó, đồng Euro có thể tăng ít nhất đến tỉ lệ EUR/ USD 1,20 trước ngày bầu cử Mỹ và trong năm năm rất có thể đạt mức cao kỷ lục mọi thời đại với tỉ lệ EUR/ USD ở mức 1,70.

Nền kinh tế Mỹ đi từ mức chiếm 40% tỉ trọng kinh tế toàn cầu trong những năm 70 nay đã giảm xuống còn 25%. Đồng đô la chiếm đến 79,5% trong tổng tất cả giao dịch thương mại trên thế giới là do thực tế chưa bao giờ có một đồng tiền thực sự thay thế được đồng đô la. Một châu Âu đoàn kết hơn hướng tới liên minh tài chính có thể thay đổi cục diện này và tạo ra một tài sản dự trữ đồng euro hấp dẫn cho các ngân hàng trung ương toàn cầu, Trung Quốc và các nước sản xuất dầu Ả Rập. Tài trợ vốn tập thể ở một mức độ nào đó sẽ cho phép các quốc gia khối EU gộp chung rủi ro vỡ nợ, trấn an các nhà đầu tư rằng khoản nợ tương hỗ của mỗi quốc gia châu Âu được chống lưng bởi sức mạnh kinh tế của cả Liên minh châu Âu.

Tương ứng với đồng euro mạnh lên, chứng khoán châu Âu có thể gây bất ngờ tăng điểm và trên cơ sở so sánh tương đối với chứng khoán Mỹ, đặc biệt là vào thời điểm mà quan điểm đồng thuận ngày càng tăng trên Phố Wall dường như chỉ ra rằng việc ông Joe Biden chiến thắng có thể đem lại ít lạc quan hơn cho thị trường chứng khoán Mỹ.

Chứng khoán Mỹ có thể sớm đạt đỉnh so với chứng khoán châu Âu dựa trên tổng lợi nhuận tương đối, chênh lệch định giá và quan trọng nhất là khả năng xảy ra thời khắc Hamilton phiên bản của bà Angela Merkel.

Các cổ phiếu châu Âu cũng có thể được hưởng lợi từ lợi thế về công nghệ năng lượng xanh, chăm sóc sức khỏe và tập trung mạnh mẽ vào tính bền vững.

Việc lựa chọn lĩnh vực đầu tư khôn ngoan và dựa trên cơ sở TAA (Phân bổ Tài sản mang tính Chiến thuật), các hãng hàng không châu Âu mời chào mức giá đầu vào hấp dẫn dành cho các nhà đầu tư dài hạn vì sự đồng thuận hiện tại là quá tiêu cực và mức hỗ trợ của chính phủ EU không đủ bảo đảm sự tồn tại của các hãng hàng không nhà nước. Một số hãng hàng không châu Âu cam kết phát triển bền vững và tập trung hơn vào các mối quan tâm về biến đổi khí hậu. Tài chính xanh và phương châm: “Không vì Môi trường Không có Tương lai” càng trở nên quan trọng hơn sau COVID-19.

Trong khi những rủi ro và bất ổn liên quan đến ngành hàng không toàn cầu nói chung và châu Âu nói riêng là có thật, người ta có thể lập luận rằng khi châu Âu mở cửa trở lại, tâm lý hiện tại là quá bi quan cho thị trường chứng khoán và rằng các hãng hàng không lớn được chính phủ EU hỗ trợ sẽ phục hồi theo thời gian dẫn đến một sự phục hồi đầy ý nghĩa của cổ phiếu thuộc các hãng hàng không châu Âu.

Chứng khoán châu Âu vốn đã kém hiệu quả hơn cả chứng khoán Nhật Bản đến trên 10% trong năm năm gần đây và lợi nhuận kém hơn 78% so với chứng khoán Mỹ, theo dữ liệu của Bloomberg.

Hoạt động đáng chán này là kết quả của các vấn đề cấu trúc dai dẳng trong khối EU. Thời khắc mang ý nghĩa lịch sử của bà Merkel có thể thay đổi và sửa chữa những yếu kém về cáu trúc mà Thủ tướng Anh Thatcher đã đúng đắn chỉ ra, nếu không nói là dự đoán trước. Các nhà đầu tư chú ý lưu tâm.

Rainer Michael Preiss - Chiến lược gia của Golden Equator Wealth (viết cho Tạp chí Nhà Quản Lý)

MC


caodung

Link nội dung: https://nhaquanly.vn/thoi-khac-lich-su-cho-thi-truong-chung-khoan-chau-au-a3265.html