Myanmar là chiến trường vừa vặn với Vsmart

Ngày 29.5, bốn dòng điện thoại của Vsmart của Vingroup chính thức phân phối tại thị trường Myanmar thông qua tập đoàn bán lẻ Strong Source Group.

Sau Tây Ban Nha, Myanmar là thị trường tiếp theo của Vsmart. Thị trường viễn thông của Myanmar tuy mới mở cửa chưa lâu nhưng đã nhanh chóng đạt mức bão hòa. Giá cước rẻ và sự phát triển của các công nghệ mới hứa hẹn thị trường điện thoại của Myanmar sẽ sớm có sự bùng nổ )
Sau Tây Ban Nha, Myanmar là thị trường tiếp theo của Vsmart. Giá cước rẻ và sự phát triển của các công nghệ mới hứa hẹn thị trường điện thoại của Myanmar sẽ sớm có sự bùng nổ (Ảnh: Dương Thái Tân)

Trong thông cáo báo chí, Vingroup cho biết, đối tác độc quyền phân phối sản phẩm Vsmart là Công ty Strong Source. Các sản phẩm Vsmart sẽ được phân phối thông qua gần 1.500 cửa hàng của nhà bán lẻ điện tử tiêu dùng và kinh doanh đa ngành số một tại Myanmar. Qua Strong Source, Vsmart đồng thời hợp tác với 2 nhà bán lẻ lớn (phân phối trực tiếp và trực tuyến) tại Myanmar là Mytel (Viettel) và Shop.com.mm (Alibaba).

Thị trường viễn thông Myanmar được đánh giá đã đạt mức độ bão hòa bằng sự cạnh tranh của các nhà mạng, trong đó có nhà mạng đến từ Việt Nam - Mytel. Nhu cầu sử dụng điện thoại di động, đặc biệt là điện thoại thông minh tăng nhanh khi giá cước điện thoại/viễn thông không còn đắt đỏ.

Thị trường điện thoại di động của Myanmar đang tương đối phân tán, chưa thực sự tập trung vào một tay chơi nào, cho dù các hãng đến từ Trung Quốc đang chiếm ưu thế. Phần lớn điện thoại di động tại Myanmar đang sử dụng hệ điều hành Android, là hệ điều hành mà Vsmart đang vận hành. Vẫn còn gần một phần tư thị phần điện thoại cho các thương hiệu mới, chưa có tên tuổi như Vsmart.

Tính đến tháng 4.2019, hai hãng điện thoại Trung Quốc là Xiaomi và Huawei đang chiếm tỉ trọng lớn trong thị phần điện thoại di động Myanmar, đạt trên 46%. Samsung, Oppo và Apple chiếm tổng cộng khoảng 30%, còn lại 24% cho các thương hiệu khác.

Nguồn: Số liệu tháng 4.2019/statcounter.com
Nguồn: Số liệu tháng 4.2019/statcounter.com

Bốn dòng Joy và Active của Vsmart có giá dao động nằm trong khoảng 100-200 USD - thuộc phân khúc bình dân. Trong khi đó, đối thủ đến từ Trung Quốc Xiaomi hay Samsung của Hàn Quốc có các dòng trải đều từ trung cấp đến cao cấp.

Myanmar thường được ví như Việt Nam cách đây một thập kỷ, với thu nhập bình quân đạt 1.200 - 1.300 USD/người/năm. Myanmar mở cửa, chuyển đổi từ chế độ quân sự sang dân sự chưa đến một thập kỷ và có tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm xung quanh 6%.


Chưa có thương hiệu điện thoại nào chiếm ưu thế tuyệt đối tại Myanmar, và vẫn còn gần 25% thị phần dành cho các thương hiệu điện thoại nhỏ. Myanmar hứa hẹn sẽ sớm bùng nổ nhu cầu dùng điện thoại thông minh cầm tay. (Ảnh: Dương Thái Tân)
Chưa có thương hiệu điện thoại nào chiếm ưu thế tuyệt đối tại Myanmar, và vẫn còn gần 25% thị phần dành cho các thương hiệu điện thoại nhỏ. Myanmar hứa hẹn sẽ sớm bùng nổ nhu cầu dùng điện thoại thông minh cầm tay. (Ảnh: Dương Thái Tân)

Tham gia vào một thị trường chưa có đối thủ chiếm ưu thế tuyệt đối, với một tên tuổi mới như Vsmart có thể là một cuộc chơi vừa sức.

Thâm nhập vào Myanmar trước Vsmart, sau gần một năm cung cấp dịch vụ, tính đến đầu tháng 5.2019, Mytel, thương hiệu của Viettel tại Myanmar đã vượt mốc 5,5 triệu khách hàng, chiếm hơn 14% thị phần viễn thông di động và đứng thứ 3 trên thị trường, sau hai nhà mạng khác là MPT (Myanmar) và Telenor (Na-uy) lần lượt nắm 44,5% và 28,4%.

Theo số liệu của World Bank, tính đến năm 2018, dân số Myanmar đang vào khoảng 53,4 triệu người. Trong đó, lực lượng lao động chiếm khoảng 50% với GDP bình quân đầu người ở mức 1.200 USD/người. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân ở mức trên 6%/năm.

Dâng Phạm

dang.pham

Link nội dung: https://nhaquanly.vn/myanmar-la-chien-truong-vua-van-voi-vsmart-a299.html