Các siêu thị và đại siêu thị cửa hàng tiện lợi vẫn sống sót qua đại dịch sẽ tiếp tục thích nghi với giai đoạn mới. Những nhà bán lẻ như Aldi, Carrefour và Sainsbury cũng đã thực hiện hình thức mới để tiếp cận những khách hàng trong bán kính 300 m2. Giờ mua sắm được phân bổ cho những người lao động và những khách hàng trên 75 tuổi.
Những nhà bán lẻ tập trung nguồn lực vào việc duy trì độ hài lòng và sự tin tưởng của khách hàng trong suốt giai đoạn diễn biến phức tạp. Nhiều khách hàng có tâm lý mua càng nhanh càng tốt. Đó là lý do tại sao các nhà bán lẻ thực phẩm cần phải tập trung xoa dịu tác động của COVID-19 bằng cách hướng dẫn khách hàng những nguyên tắc di chuyển dễ dàng và an toàn trong cửa hàng hoặc lúc thanh toán.
Nắm bắt tâm lý khách hàng và hành vi của họ sẽ là những nền tảng quan trọng của bán lẻ - bao gồm các hoạt động như giá, sắp xếp, bán hàng, khuyến mãi, giới thiệu sản phẩm mới. Theo tạp chí The Grocer, những vấn đề trong cung ứng đòi hỏi các nhãn hàng và nhà bán lẻ phải hợp lý hóa khi đại dịch lần đầu xảy ra. Tuy nhiên, áp lực tài chính có thể khiến tới việc giảm sút diễn ra trong dài hạn. Điều này có thể dẫn đến áp lực lớn hơn cho các siêu thị trong việc quản lý và chặt chẽ các phạm vi còn lại và điều này cũng đòi hỏi một cái nhìn xa hơn về nhu cầu trong cả lịch sử và dự báo.
Các biện pháp ngăn ngừa tổn thất phải có hiệu quả nhưng đồng thời cũng không ảnh hưởng. Tỉ suất lợi nhuận ảnh hưởng do cạnh tranh tăng, phạm vi nhỏ hơn và nhu cầu khó dự đoán hơn, các cửa hàng tạp hóa sẽ muốn thu hẹp để dễ quản lý chặt chẽ.
Việc hiển thị hàng tồn kho trên các cửa hàng có quy mô bán lẻ lớn sẽ rất quan trọng vì nhiều lý do - đảm bảo lượng hàng đủ cung cấp đồng thời đem lại nguồn doanh thu tốt nhất, và giảm hàng lãng phí. Xem xét tình hình trên kệ để xác định lượng bổ sung tối ưu, phân tích hiệu suất hàng tồn khi để hỗ trợ các hoạt động mua, bán, định giá và khuyến mãi.
Dù tình hình “bình thường hóa” diễn biến như thế nào thì bán lẻ thực phẩm cũng sẽ cần những dữ liệu và phân tích thông minh nhằm hỗ trợ những thay đổi trong từng phần của siêu thị. Cuối cùng thì phải đảm bảo mọi thứ luôn được kết nối. Các nhà bán lẻ thực phẩm cũng dựa vào dữ liệu nhằm hỗ trợ các công việc trong cửa hàng. Họ muốn phân tích dữ liệu từ cửa hàng và cả những dữ liệu chiết xuất từ thời tiết, mạng xã hội và nhân khẩu học để thiết kế cửa hàng, sắp xếp và phân loại cũng như quản lý khách hàng tự quét, tự thanh toán và thanh toán tại quầy.
Theo Insider FMCG
dang.pham
Link nội dung: https://nhaquanly.vn/cac-nha-ban-le-dung-du-lieu-de-xay-dung-niem-tin-khach-hang-a2896.html