Thứ tự ưu tiên của hiệu lệnh giao thông

Nhiều tài xế khi di chuyển trên nhiều tuyến đường cảm thấy bối rối vì hiệu lệnh giao thông chồng chéo nhau. Dưới đây là thứ tự ưu tiên hiệu lệch giao thông mà tài xế cần biết.

Theo tin tức pháp luật xe hơi, thứ tự ưu tiên của hiệu lệnh giao thông được quy định tại Quy chuẩn 41/2019. Cụ thể tại điều 4 của nghị định này quy định rõ: 

Khi di chuyển trên đường nếu có nhiều hình thức báo hiệu có ý nghĩa khác nhau ở cùng một khu vực, người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh theo thứ tự sau: 

- Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông;

- Hiệu lệnh của đèn tín hiệu;

- Hiệu lệnh của biển báo hiệu;

- Hiệu lệnh của vạch kẻ đường và các dấu hiệu khác trên mặt đường.

Có thể bạn quan tâm: Các trường hợp CSGT được thổi dừng xe từ 05/08/2020

Tài xế cũng cần chú ý khi có hai biển báo đặt cạnh nhau, nhưng một biển có tính chất cố định, một biển có tính chất tạm thời có ý nghĩa khác nhau thì người tham gia giao thông cần phải chấp hành biển báo có tính chất tạm thời. Ý nghĩa của loại biển báo có tính chất tạm thời là biển sử dụng mang tính tình huống nhằm điều khiển giao thông có tính chất ngắn hạn. Chẳng hạn như biển báo tạm thời ở công trường đang thi công, nơi đang xảy ra sự cố giao thông, khu đường đang tạm hoãn lưu thông .... 

Ví dụ, khi đi trên đường Nguyễn Thái Học, đoạn chuẩn bị rẽ vào Lê Trực, có mũi tên chỉ dẫn kẻ vẽ bằng sơn trắng trên nền đường, hướng dẫn các phương tiện rẽ trái. Tuy nhiên, ngay trước nút giao lại có biển cấm rẽ trái. 

Chỉ dẫn gây bối rối tại ngã tư Lê Trực - Nguyễn Thái Học.
Chỉ dẫn gây bối rối tại ngã tư Lê Trực - Nguyễn Thái Học.

Nhiều phương tiện điều khiển phương tiện rẽ trái từ Nguyễn Thái Học vào Lê Trực đã bị xử phạt vì đi vào đường cấm. Không ít người đã cảm thấy bối rối khi đi vào đoạn đường này. 

Trong những tình huống như này, nếu áp dụng quy tắc ở trên thì tài xế không được phép rẽ trái vào đường cấm mà phải đi thẳng. Lý do vì lúc này có 2 loại hiệu lệch giao thông được đặt cạnh nhau là biển báo cấm (biển báo cố định) và vạch kẻ đường. Trong đó, vạch kẻ đường có hiệu lực thấp hơn biển báo cố định.

Ví dụ khác, xe máy tham gia giao thông đang dừng đèn đỏ nhưng CSGT có hiệu lệnh đi thì xe được đi. Khi đi trên đường có biển báo cấm rẽ phải nhưng đèn tín hiệu rẽ phải đang ở xanh đèn thì bạn thực hiện rẽ phải theo hiệu lệnh của đèn tín hiệu.

Như vậy, hiệu lệnh của người điều khiển giao thông (cảnh sát giao thông mặc sắc phục theo quy định; người được giao nhiệm vụ hướng dẫn giao thông) là cao nhất, mọi phương tiện đều phải tuân thủ theo chỉ dẫn của người điều khiển giao thông trên đường. Và hiệu lệnh của vạch kẻ đường và các dấu hiệu khác trên mặt đường có giá trị thấp nhất.

Do vậy, khi di chuyển trên đường, tài xế cần nắm vững quy tắc này để ứng biến trong các tình huống giao thông phức tạp.

(Nguồn ảnh: Internet)

Xem thêm: Không mang đầy đủ giấy tờ khi tham gia giao thông, tài xế bị phạt tối đa 6 triệu đồng

thunguyen

Link nội dung: https://nhaquanly.vn/thu-tu-uu-tien-cua-hieu-lenh-giao-thong-a2850.html