Các cửa hàng tiện lợi tại Nhật Bản đồng loạt thay đổi sau dịch

Đại dịch COVID-19 đang khiến các nhà bán lẻ tiện lợi lớn tại Nhật Bản phải tính toán lại mô hình kinh doanh để tiếp tục sống sót.

Gần đây nhất, 7-Eleven, chuỗi cửa hàng tiện lợi lớn nhất tại Nhật Bản, đã bắt tay vào việc xem xét lại chiến lược về mô hình của cửa hàng kiểu mẫu, theo Asia Nikkei Review.

Sẽ có nhiều thực phẩm đông lạnh, ít cơm nắm - là những chi tiết mà 7-Eleven thay đổi lần đầu tiên trong suốt 50 năm qua.

Việc thay đổi mô hình “one-size-fits-all” - một cửa hàng phục vụ cho tất cả nhu cầu hiện có mặt ở toàn quốc. Công ty sẽ trang bị nhiều hơn các yếu tố mang tính địa phương vào từng cửa hàng để thiết kế sao cho phù hợp hơn với khách hàng ở từng vùng.

Sự thay đổi này sẽ là một bước ngoặt lớn với chuỗi cửa hàng tiện lợi này. 7-Eleven từng theo đuổi mô hình cửa hàng đồng nhất - hình thức giúp quản lý hiệu quả - chiến lược mà công ty đã thực hiện xuyên suốt nửa thập kỉ qua từ khi cửa hàng đầu tiên ra mắt.

Các cửa hàng trên khắp Nhật Bản của 7-Eleven sẽ bố trí lại cửa hàng. Nỗi sợ lây nhiễm qua thói quen ăn uống trong các nhà hàng và việc phải xếp hàng trong các siêu thị đã thúc đẩy người tiêu dùng chuyển sang mua thực phẩm và hàng tiêu dùng tại các cửa hàng tạp hóa tại các cửa hàng tiện lợi gần đó.

Trong khi những sản phẩm đặc trưng của cửa hàng tiện lợi như cơm nắm hay bánh mì kẹp có sức mua chậm lại thì rượu, thực phẩm đông lạnh và đồ ngọt tăng cao. Cửa hàng tại Itabashi đã phải nhập gấp đôi số lượng rượu vị chanh.

Chủ cửa hàng được bật đèn xanh để thay đổi bố cục của cửa hàng. Các trụ sở chính của 7-Eleven đã chuẩn bị nhiều mô hình đề xuất dựa vào địa điểm của từng vùng. Các cửa hàng nằm trên các trục đường lớn và tại các khu vực dân cư sẽ nhận các bản hướng dẫn trưng bày hàng hóa khác nhau. Chủ cửa hàng có thể chọn từ những đề xuất và tự thực hiện.

Một số cửa hàng đã bắt tay vào việc chuyển đổi mô hình cửa hàng và kế hoạch sẽ có hơn 8.000 cửa hàng thực hiện từ nay đến cuối tháng 1.2021.

“Sẽ có khoảng 20.000 cửa hàng bố trí theo hình thức khác nhau”, theo ông Fumihiko Nagamatsu, chủ tịch của 7-Eleven nói đến hệ thống 7.000 cửa hàng trên khắp Nhật Bản.

Sẽ có cả những thay đổi về sản phẩm. Thông thường, các cửa hàng chính tại Tokyo sẽ dẫn đầu việc phát triển những dòng sản phẩm mới. Tuy nhiên sắp tới, các đội phát triển sản phẩm tại từng vùng sẽ tự đưa ra những kế hoạch riêng. Họ cũng được khuyến khích ra mắt các sản phẩm nhắm tới nhu cầu khách hàng ở tại chính địa phương đó.

Hiện tại, sản phẩm địa phương chiếm khoảng 30-40% trong tổng số dòng sản phẩm, nhưng dự kiến sẽ tăng lên thành 50%.

Việc chuyển đổi đến từ việc các chuỗi cửa hàng tiện lợi lớn đối diện với thực tế bão hòa.

Các cửa hàng tiện lợi chính tăng trưởng bằng cách tăng cường mở rộng số lượng cửa hàng và cắt giảm chi phí bằng cách xây dựng các hệ thống logistics hiệu quả. Việc chuyển đổi sang hình thức các cửa hàng may đo phục vụ chuyên biệt chắc chắn cũng sẽ làm tăng thêm các loại chi phí. 7-Eleven cho biết sẽ bù đắp bằng việc tối ưu hóa giao hàng.

 Khi Nhật Bản vật lộn với tỉ suất sinh giảm, các cửa hàng tiện lợi cũng đồng thời đối mặt với những vấn đề từ khách hàng với nhân viên phục vụ. Họ không thể tiếp tục mở cửa hàng với tốc độ chóng mặt như cũ.

Hiện Nhật Bản có ba chuỗi cửa hàng tiện lợi chính bao gồm: 7-Eleven, FamilyMart và Lawson - dự kiến sẽ mở khoảng 300-400 cửa hàng trong năm tài chính này. Đây là mức thấp nhất thứ hai trong hai thập kỉ qua.

Đại dịch COVID-19 đã dẫn đến xu hướng này. Những cửa hàng giống nhau đang đối diện với thực tế doanh thu giảm mạnh trong khoảng từ tháng Tư tới tháng Sáu. Cả ba chuỗi đều dự báo lợi nhuận sẽ giảm.

Thực tế cho thấy, tập đoàn thương mại và phân phối hàng hóa toàn cầu Itochu vừa thông báo sẽ tiến tới sở hữu 100% tại FamilyMart đã phản ánh xu hướng này. Chủ tịch FamilyMart, ông Takashi Sawa nói đây là cuộc chuyển đổi số lượng sang chất lượng. Cũng như 7-Eleven, FamilyMart cũng sẽ tái cấu trúc lại mô hình cửa hàng và tận dụng hệ thống phân phối logistics của Itochu để thay đổi các dòng sản phẩm.

Tháng trước, Lawson hợp tác với Ryohin Keikaku - nhà vận hành của chuỗi bán lẻ Muji để phát triển những sản phẩm mang thương hiệu cá nhân cho các hoạt động hàng ngày. “Đế sống sót, chúng tôi cần những sản phẩm mà bạn chỉ có thể mua tại Lawson, giám đốc kế hoạch của công ty nói.

Dâng Phạm (theo Asia Nikkei Review)

dang.pham

Link nội dung: https://nhaquanly.vn/cac-cua-hang-tien-loi-tai-nhat-ban-dong-loat-thay-doi-sau-dich-a2794.html