Chuỗi cung ứng toàn cầu mới định hình và cơ hội của quốc gia khu vực châu Á Thái Bình Dương

Khi chuỗi cung ứng định hình lại, mọi sự chú ý của các nhà đầu tư chuyển sang các quốc gia có tiềm năng, đặc biệt khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Từ lâu Trung Quốc là một thị trường thống trị trong ngành sản xuất toàn cầu. Tuy nhiên chi phí lao động của quốc gia này đang có xu hướng tăng. Cuộc chiến thương mại và gần đây nhất là COVID-19 đã khiến các nhà đầu tư phải đánh giá lại những quyết định trong việc đầu tư tại quốc gia này.

Cách ly xã hội từ COVID-19 khiến những nhà đầu tư trong bất động sản trong lĩnh vực sản xuất và logistics sụt giảm. Chuỗi cung ứng toàn cầu cũng chuyển mình đáng kể. Những giải pháp cũng được đưa ra nhằm đem chuỗi cung ứng có thể gần hơn với sản xuất và tới cả thị trường tiêu thụ. Vậy điều này có ý nghĩa như thế nào với những dòng chảy thương mại của thế giới, và đồng thời có hàm ý như thế nào với ngành bất động sản?

Những yếu tố địa chính trị đang là một cỗ máy gia tốc chứ không phải một sự cản trở

Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung bắt đầu từ năm 2018 hình thành sự tái cấu trúc trong các chuỗi cung ứng và sản xuất toàn cầu. Kim ngạch nhập khẩu hàng công nghiệp từ Trung Quốc vào Mỹ đã giảm 17% vào năm 2019, tương ứng với 90 tỉ USD. Điều này thúc đẩy thương mại diễn ra với phần còn lại của thế giới. Trong đó thương mại của Mỹ với các nước châu Á có lợi thế về chi phí rẻ đã tăng 34 tỉ USD trong năm đó. Mexico là quốc gia được hưởng lợi nhiều nhất với kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ đã tăng 13 tỉ USD. Xu hướng vẫn tiếp tục tăng trong ba tháng đầu năm 2020, và được thúc đẩy bởi COVID-19. Kim ngạch nhập khẩu của Mỹ từ Trung Quốc cũng giảm tiếp tục giảm ở mức 29% trong Quý I.2020 so với cùng kì năm trước.

Đại dịch COVID-19 khiến các nhà đầu tư trong chuỗi cung ứng chuyển sang toàn cầu, đồng thời cũng làm gia tăng vấn đề về chính trị. Thủ tướng Pháp Macron cũng kêu gọi hướng tới sản xuất trên tầm nhìn rộng hay tái định nghĩa khái niệm “không bền vững”. Chính phủ Nhật bản cũng đưa ra các gói cứu trợ cho các công ty chuyển nhà máy về nước. Trong khi đó, Thủ tướng Ấn Độ phát biểu “kỉ nguyên mới của nền kinh tế tự chủ”.

Tuy nhiên, các chuỗi cung ứng thường rất phức tạp và đan xen, không đơn giản chỉ là chuyện di dời một nhà máy đi chỗ khác. Điều này đòi hỏi chi phí lớn. Do đó, chuyển hướng đầu tư gần như là một xu hướng trong tương lai. Việc hưởng lợi từ ngành công nghiệp sản xuất gần cũng phần nhiều phụ thuộc vào từng loại sản phẩm, hàng hóa. Ở một số lĩnh vực như sản xuất ô tô thì việc tổ chức đã ở tầm khu vực.

Chi phí: biến chính của phương trình sản xuất

Chi phí nhân công thấp chính là một yếu tố giúp quốc gia này trở thành điểm đến của ngành sản xuất toàn cầu. Giá thuê đất rẻ, ưu đãi thuế, hệ thống cơ sở hạ tầng tốt và những kĩ năng cơ bản cũng là những yếu tố góp phần vào sự cạnh tranh của Trung Quốc. Sáng kiến Vành đai Con đường tiếp tục mở rộng sự ảnh hưởng của Trung Quốc, củng cố mối quan hệ chính trị, kinh tế, xã hội và thương mại một cách mạnh mẽ hơn với các nước láng giềng và mở ra thị trường thương mại cho quốc gia này.

Tuy nhiên, chiến lược cạnh tranh dựa vào chi phí lao động của Trung Quốc đang dần tan rã. Chi phí nhân công (chi phí nhân công trung bình trên một thành phẩm) trong ngành sản xuất đã tăng 285% trong vòng 20 năm. So sánh với những nước khác, chi phí nhân công trong ngành sản xuất tại các nước như Ấn Độ, Thái Lan và Campuchia đã tăng theo thứ tự 132%, 26% và 12% trong vòng 20 năm qua. Ngoại trừ Việt Nam đã tăng 270% trong cùng kì so sánh, mặc dù mức phí lao động của nước này cũng chỉ bằng ½ so với Trung Quốc.

Tiềm năng cận kề: một sự đánh đổi giữa chi phí và khoảng cách

Với các nhà sản xuất, nhân công không phải chi phí duy nhất mà họ tính toán. Các chi phí liên quan đến năng lượng chính là vấn đề trọng tâm. Chất lượng của cơ sở hạ tầng chính là một môi trường thương mại và pháp lý thuận lợi và một số nhà xuất khẩu hiện hữu là những yếu tố quan trọng. Chúng tôi kết hợp những yếu tố này để so sánh tiềm năng của các quốc gia với các thị trường tiêu dùng chính trong thời đại chuỗi cung ứng ngày càng đa dạng (xem biểu đồ phía dưới).

Chỉ số tiềm năng do Savills thực hiện
Chỉ số tiềm năng do Savills thực hiện

Theo đánh giá của Savills, Việt Nam đang là quốc gia có tiềm năng nhất trong khu vực nhờ hưởng lợi từ những yếu tố như chi phí nhân công rẻ, chi phí điện và hệ thống cơ sở hạ tầng cơ bản đang phát triển nhanh chóng. Troy Griffiths, Phó tổng giám đốc Savills Việt Nam chia sẻ, “chính sách phát triển năng lượng đang được chính phủ chú ý với các dự án điện mặt trời như Bạc Liêu LNG”.

“Với sự tham gia toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng, Quốc hội Việt Nam cũng đã phê chuẩn Hiệp định thương mại tự do EU-Việt Nam, và điều này hứa hẹn sẽ thúc đẩy thương mại của quốc gia này với khu vực Châu Âu”.

“Sức hút của Việt Nam ngày càng tăng nhờ vào nỗ lực cải cách và mạnh mẽ trong việc chống tham nhũng, gần đây nhất là việc đối phó với cuộc khủng hoảng COVID-19”.

Một số khu vực trung tâm sản xuất có chi phí thấp, là điểm đến thay thế cho Trung Quốc tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương như Indonesia và Thái Lan, nơi chi phí nhân công chỉ bằng ½ so với Trung Quốc.

Đài Loan (Trung Quốc) hiện là một trung tâm sản xuất sản phẩm công nghệ với lượng nhân công có kĩ năng. Do không chịu ảnh hưởng bởi thuế xuất từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, do đó các máy chủ và trung tâm sản xuất chuyển hướng đến đây. Khu vực này cũng có môi trường kinh doanh thuận lợi và được hỗ trợ bởi cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh.

Mặc dù giá nhân trong tăng trong những năm gần đây, Trung Quốc vẫn duy trì mức độ cạnh tranh cao trên thị trường. Bằng việc cung cấp lượng nhân công lớn (khoảng 220 triệu người đang làm việc), Trung Quốc đã chuyển đổi mạnh mẽ và bắt kịp chuỗi giá trị trong những năm gần đây và phát triển sâu trong nhiều lĩnh vực sản xuất. Những yếu tố này cho phép quốc gia này mở rộng quy mô, tốc độ và độ tin cậy và củng cố tầm quan trọng của Trung Quốc trong những năm tới.

Những thị trường có chi phí nhân công cao hơn trong khu vực như Singapore, cũng là một trong những nơi có tiềm năng hấp dẫn nhờ vào lợi thế về logistics và độ mở của thương mại. Công nghệ chính là chìa khóa chính giúp cho những thị trường như Singapore mở rộng tiềm năng trong nước. Tuy nhiên điểm yếu của quốc gia này chính là dân số ít.

Tại Ấn Độ, một trong số ít quốc gia có lực lượng lao động hùng hậu so với Trung Quốc, chi phí giá rẻ đầu vào (lao động và tiền điện) được bù đắp bằng chi phí cơ sở hạ tầng ở mức trung bình và độ mở thương mại. Tuy nhiên, trong năm 2019, Trung Quốc nằm trong tốp 10 quốc gia dẫn đầu về nguồn vốn đầu tư trực tiếp toàn cầu, với tổng 49 tỉ USD, tăng 16% so với năm ngoái. Gần đây, để thu hút vốn FDI, Chính phủ Ấn Độ cũng đã cho phép các nhà đầu tư nước ngoài có thể tăng sở hữu lên thành 100% trong các lĩnh vực liên quan đến chế tạo sản xuất.

Theo Savills

dang.pham

Link nội dung: https://nhaquanly.vn/chuoi-cung-ung-toan-cau-moi-dinh-hinh-va-co-hoi-cua-quoc-gia-khu-vuc-chau-a-thai-binh-duong-a2779.html