Trường hâm không biết đặt tít là gì...

Lệnh cấm của Mỹ có thể thôi thúc các công ty công nghệ Trung Quốc đầu tư mạnh mẽ hơn cho nghiên cứu và phát triển.

Huawei, trụ sở đặt tại Thâm Quyến, đã ngng một phần lớn hoạt động kinh doanh vào thị trường Mỹ kể từ khi Mỹ áp đặt lệnh cấm bán hàng cho ZTE từ cuối năm ngoái. Tập đoàn này đang nỗ lực tăng cường khả năng tự cung ứng, cùng với các tập đoàn công nghệ Trung Quốc khác.

Đó là những gì các nhà phê bình mô tả là hệ quả không lường trước được từ hành động của Washington: thúc đẩy các công ty công nghệ Trung Quốc tự phát triển công nghệ của riêng mình, thay vì đẩy họ xuống vực.

Bà He Tingbo, giám đốc điều hành HiSilicon, một công ty chuyên sản xuất chất bán dẫn do Huawei sở hữu hoàn toàn, trong một văn bản nội bộ gửi tới nhân viên cho biết: "Tất cả phương án dự phòng mà chúng ta xây dựng đều trở thành kế hoạch A sau một đêm".

"Giờ đây, vòng xoáy định mệnh đã biến thời khắc này cực kỳ đen tối, quốc gia siêu cường kia đã làm gián đoạn một cách không thương tiếc hệ thống hợp tác kỹ thuật và công nghiệp trên toàn cầu, đưa ra một quyết định điên rồ, đẩy Huawei vào danh sách đen mà không có cơ sở", bà nói thêm.

HiSilicon có 7.000 nhân viên, bắt đầu tập trung sản xuất chip cho điện thoại thông minh bốn năm trước. Năm ngoái, công ty này đã sản xuất một lượng chip trị giá hơn 7,5 tỉ USD, chủ tịch Eric Xu nói với Reuters.

Bộ Thương mại Mỹ hôm thứ Tư đã đưa Huawei vào danh sách đen, đồng nghĩa các công ty Mỹ sẽ phải xin giấy phép từ Washington mới được bán công nghệ cho Huawei.

Đồng thời, Tổng thống Mỹ Donald Trump ký một sắc lệnh hành pháp tuyên bố ngành viễn thông Mỹ đối mặt "tình trạng khẩn cấp quốc gia", trao cho Bộ Thương mại nước này quyền "cấm các giao dịch gây ra rủi ro không thể chấp nhận" tới an ninh quốc gia.

Giá cổ phiếu nhà sản xuất chip của Mỹ Qualcomm, vốn có 5% doanh thu tới từ Huawei, đã giảm 4% trong bối cảnh thị trường tích cực. Cổ phiếu Broadcom, một nhà cung cấp chip khác, cũng giảm 2,3%.

Khi ZTE đã phải tạm dừng sản xuất trong vài tháng do bị ảnh hưởng bởi lệnh cấm bán hàng hồi năm ngoái.

Các lãnh đạo công ty công nghệ Trung Quốc mô tả động thái này như một hồi chuông cảnh tỉnh mà Mỹ có thể ngừng cung cấp thiết bị, làm động lực để các công ty Trung Quốc tự lực hơn nữa.

Alibaba đang phát triển máy tính lượng tử siêu tốc và đặt mục tiêu ra mắt sản phẩm chip trí tuệ nhân tạo đầu tiên trên thị trường trong năm tới.

Tập đoàn này trước đây cũng thực hiện một số khoản đầu tư vào các nhà sản xuất chip, như mua nhà sản xuất microchip của Trung Quốc Hangzhou C-SKY Microsystems - nhà sản xuất CPU IP Core duy nhất ở Trung Quốc. Công ty con mới của Alibaba Pingtouge dự kiến sẽ kết hợp hoạt động nghiên cứu chip của C-SKY Microsystems và DAMO Acodemy.

Công ty có kế hoạch ra mắt chip lượng tử tại thị trường nội địa trong hai đến ba năm tới và hứa hẹn sẽ thành lập một phòng thí nghiệm nghiên cứu về máy tính lượng tử. Hoạt động nghiên cứu về chip lượng tử hiện tại do các nhà sản xuất Mỹ thống trị như IBM, Google, Intel và Microsoft.

Alibaba đã phát triển chip do tập đoàn này tự sản xuất có tên AliNPU. Theo Jeff Zhang, giám đốc công nghệ Alibaba và là người đứng đầu DAMO Academy, AliNPU dự kiến có mặt chính thức vào tháng Sáu năm nay.

Một số công ty gia đình, bao gồm công ty có trụ sở Thâm Quyến Cambricon Technologies, cũng đã bắt đầu phát triển chipset AI.

Bối cảnh kinh doanh, cả ở Mỹ và Trung Quốc, đang được thiết lập lại trong chiến tranh thương mại, khi các nhà sản xuất chip lo ngại tác động từ việc mất đi một khách hàng lớn. Động thái của Huawei khiến người ta nghĩ lại về chuỗi cung ứng.

Chủ tịch luân phiên Ken Hu của Huawei viết trong văn bản gửi tới nhân viên hôm thứ Năm, rằng công ty đã tiên liệu được khó khăn từ Mỹ "nhiều năm trước" và đã đầu tư mạnh mẽ vào công tác nghiên cứu và phát triển để đề phòng.

"Chúng tôi có thể đảm bảo rằng trong trường hợp xấu nhất, hoạt động của công ty sẽ không bị ảnh hưởng nhiều", ông Hu nói.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia phân tich, mặc dù HiSilicon của Huawei có thể là nhà thiết kế chip tân tiến nhất của Trung Quốc, nhưng hãng lại dựa vào công ty chế tạo chất bán dẫn TSMC của Đài Loan để sản xuất chip. Do đó, mảng chip của Huawei có thể sẽ bị ảnh hưởng nếu Mỹ gây áp lực lên Đài Loan.

Phần mềm mà HiSilicon sử dụng để thiết kế chip cũng do một công ty Mỹ cung cấp. Công ty này cũng sẽ phải cắt dịch vụ với HiSilicon.

Quan trọng hơn, HiSilicon chỉ thiết kế một phần nhỏ của chip dành cho điện thoại và thiết bị viễn thông, và không thể cung cấp thành phần lõi như chip logic được sản xuất bởi Intel và các nhà cung cấp khác của Mỹ.

Theo FT, Pandaily

truong.bui

Link nội dung: https://nhaquanly.vn/truong-ham-khong-biet-dat-tit-la-gi-a269.html