“Tôi chưa bao giờ được ăn thanh long sấy khô giống vậy”, ông Lei Jun - Phó chủ tịch Hội Liên hiệp Công thương nghiệp Trung Quốc, Chủ tịch Tập đoàn Xiaomi - quay sang nói với ông Zhou Haijiang - Phó chủ tịch Phòng Công thương Trung Quốc, Chủ tịch kiêm CEO Tập đoàn Hongdou – ngồi kế bên, sau khi nếm thử sản phẩm hoa quả sấy khô của Lavifood.
Chủ tịch tập đoàn Xiaomi, Lei Jun bày tỏ: “Tôi rất ngạc nhiên là một công ty mới 5 năm đã phát triển như vậy”.
Được thành lập năm 2014, chính thức hoạt động năm 2015, Lavifood hiện là nhà sản xuất chế biến rau củ quả lớn và hiện đại nhất Việt Nam.
“Tại Việt Nam, Viện Kinh tế Nông nghiệp Hữu cơ và Công ty Cổ phần Lavifood được biết đến là đơn vị hoạch định chính sách và doanh nghiệp dẫn đầu trong ngành chế biến rau củ quả, được công nhận bởi Chính phủ”, ông Lê Thành – Viện trưởng Viện kinh tế Nông nghiệp Hữu cơ phát biểu. Ông đồng thời cũng bày tỏ niềm vinh dự và tự hào khi được đón tiếp nhiều tập đoàn lớn của Trung Quốc đến thăm Lavifood hôm nay.
“Chúng tôi đã tạo lập chuỗi giá trị nông nghiệp công nghệ cao trên nền tảng logistics. Hiện nay, chúng tôi đã triển khai thành công ở Long An, Tây ninh, Cao bằng, các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long và gần nhất, Lavifood đã khởi công nhà máy chế biến rau củ quả Haphofood ở Hải Phòng vào ngày 10.5 vừa qua. Từ mô hình thành công Lavifood, chúng tôi kết nối nông nghiệp với các ngành xây dựng, logistics, khu công nghiệp,… Hiện nay chúng tôi vinh dự được đóng góp vào việc hoàn thiện chính sách của Đảng, Nhà nước và Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Việt Nam”, ông Lê Thành cho biết.
Đánh giá về vai trò của thị trường Trung Quốc, Viện trưởng Viện Nông nghiệp Hữu cơ bày tỏ: “Trung Quốc không những là một thị trường mà còn là trung tâm kết nối. Vì vậy, Lavifood đã có những bước đi cùng Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam xác định Trung Quốc là đối tác bền vững trong hoạt động của các doanh nghiệp Lavifood”.
“Chúng tôi đã được tỉnh Cao Bằng cấp phép mở trung tâm logistics để kết nối hàng hoá chính ngạch sang Trung Quốc”, ông Lê Thành cho biết thêm.
Trình bày cụ thể về mô hình kinh hoạt động của Lavifood, ông Phạm Ngô Quốc Thắng, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Lavifood phát biểu: “Từ nay đến năm 2030, chúng tôi dự kiến sẽ thành lập rất nhiều nhà máy trong cả nước, đồng thời kết hợp công nghệ thông tin, để áp dụng và đưa xuống cho người nông dân và hợp tác xã và để quản lý vùng trồng cũng như phương thức canh tác”.
Bên cạnh đó, ông Phạm Ngô Quốc Thắng cũng vạch hướng đi: “Tại mỗi địa phương, chúng tôi đầu tư một nhà máy, kèm theo đó là 6-7 trung tâm hỗ trợ nông dân nằm ở các huyện”.
“Đồng thời, chúng tôi thu mua và lo bao tiêu đầu ra cho sản phẩm”, Chủ tịch Phạm Ngô Quốc Thắng khẳng định. Lavifood tiến hành thu mua cả 5 loại rau củ quả của người nông dân: loại 1 thì chúng tôi bán tươi và xuất khẩu, loại 2 thì đông lạnh, loại 3 thì sấy khô, sấy dẻo, loại 4 và loại 5 thì chúng tôi cô đặc và làm nước ép.
Thông qua nhà máy chế biến, chúng tôi cũng góp phần giải quyết lãng phí thực phẩm và an ninh lương thực – những vấn đề toàn cầu trong thế kỷ XXI. Ông Thắng dẫn số liệu: “Trước đây, bà con nông dân hao tổn đến 50% (do lượng hoa quả không được thu mua) thì bây giờ bà con có thể sử dụng đến 70-80%”.
“Chúng tôi sử dụng những công nghệ hàng đầu thế giới, để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm”, ông Thắng nói. Các sản phẩm của Lavifood được các tổ chức đánh giá chất lượng toàn cầu cấp giấy chứng nhận ISO 22000-HACCP-BRC (Bureau Veritas), Halal, Kosher.
“Từ nay đến 2030, chúng tôi thành lập rất nhiều nhà máy trong cả nước, đồng thời kết hợp công nghệ thông tin, để áp dụng và đưa xuống cho nông dân và hợp tác xã, để quản lý vùng trông cũng như phương thức canh tác của bà con nông dân. Ví dụ như mỗi một tỉnh, chúng tôi đầu tư một nhà máy, có 6-7 trung tâm hỗ trợ nằm ở các huyện. “Chúng tôi áp dụng phần mềm E-Farm để giải quyết vấn đề truy xuất nguồn gốc sản phẩm”, ông Thắng nhấn mạnh.
“Muốn đầu tư cho nông nghiệp, bắt buộc hệ thống logistics phải tốt. Chiều dài của đất nước hơn 2000 km, nhưng cơ sở hạ tầng đường cao tốc hiện mới chỉ có hơn 1000 km”, ông Thắng phân tích. “Mỗi nhà máy, mỗi vùng, chúng tôi phải đầu tư trung tâm logistics và tổng kho để điều phối sản phẩm thu mua đến kho lưu trữ.”
Chủ tịch Lavifood chia sẻ tầm nhìn: “Tại trục cao tốc Bắc - Nam, chúng tôi muốn thành lập quanh khu đô thị mới đó, những tổng kho, nhà máy và vùng trồng nguyên liệu xung quanh”.
Ông Thắng bày tỏ mong muốn hợp tác với các tập đoàn lớn của Trung Quốc trên bốn lĩnh vực: Nông nghiệp, Cơ sở hạ tầng và logistics, Hệ thống tổng kho lớn ở Việt Nam, Khu công nghiệp phục vụ cho vấn đề nông nghiệp.
Sau phần trình bày của Viện Kinh tế Nông nghiệp Hữu cơ và Lavifood, ông Lei Jun - Chủ tịch tập đoàn Xiaomi nói: “Tôi rất ngạc nhiên là một công ty mới 5 năm đã phát triển như vậy. tôi tin rằng công nghiệp thông tin có thể áp dụng rộng rãi để phát triển nông nghiệp. Như tại Trung Quốc, chúng tôi đã tiến hành 20 dự án ứng dụng công nghệ thông tin vào nông nghiệp liên kết toàn bộ chuỗi cung ứng từ trang trai đến bàn ăn. Nếu lần sau có nhiều thời gian hơn, thì chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm triển khai những dự án này đối với Lavifood”.
Ông Xu Lejiang – Uỷ viên Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khoá 19, Phó chủ tịch thường trực Hội liên hiệp Công thương nghiệp Trung Quốc – phát biểu: “Hôm nay, chúng tôi rất vui mừng đại diện đoàn thể các doanh nghiệp của Trung Quốc đến đây để làm việc, giao lưu với Lavifood. Chúng tôi rất kinh ngạc trước những thành tựu của công ty ở đây bởi vì công ty mới thành lập được 5 năm mà đã tìm ra được cho mình con đường phát triển riêng. Không những thế còn vạch ra được lộ trình phát triển lâu dài đến năm 2030. Nông nghiệp là ngành kinh tế lâu đời nhất, nhưng ở đây Lavifood không những làm nông nghiệp mà còn kết hợp được khoa học công nghệ vào các dự án phát triển nông nghiệp của mình. Trung Quốc cũng là một nước lớn về nông nghiệp và có nhiều kinh nghiệm trong quá trình phát triển nông nghiệp và phát triển khoa học kỹ thuật. Việt Nam và Trung Quốc có thể giao lưu, học hỏi lẫn nhau. Hai nước thành lập nhiều tổ chức hiệp hội để nâng cao hợp tác giao lưu kinh nghiêmj giữa hai bên. CHuyến thăm này tuy thời gian ngắn nhưng để lại ấn tượng sâu sắc trong chúng tôi. Và chúng tôi tin rằng cuộc gặp hôm nay là cơ sở để tăng cường giao lưu pahts triển hợp tác trong tương lai. Cuộc gặp này sẽ là cầu nối cho rất nhiều cơ hội hợp tác. Chẳng hạn như ông Liu Yonghao, là người đã có hơn 20 năm kinh nghiệm đầu tư nông nghiệp tại Việt Nam. Với điều kiện hiện nay, Chính phủ Trung Quốc và Chính phủ Việt Nam đều tìm cách phát triển kinh tế, nâng cao đời sống của nhân dân. Giống như Chính phủ Trung Quốc hiện nay đang triển khai Sáng kiến Vành Đai - Con đường để tăng cường hợp tác với các quốc gia trong đó có Việt Nam và mục tiêu cuối cùng là nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. Hy vọng trong tương lai chúng ta sẽ ngày càng có cơ hội hợp tác phong phú hơn giữa hai bên”.
Hội Liên hiệp Công thương nghiệp Trung Quốc (ACFIC), được thành lập năm 1953, tập hợp các doanh nghiệp và doanh nhân tư nhân, là câu nối liên kết giữa khu vực kinh tế tư nhân với Đảng Cộng sản Trung Quốc và Chính phủ Trung Quốc.
tamvu
Link nội dung: https://nhaquanly.vn/hoi-lien-hiep-cong-thuong-nghiep-cung-nhieu-tap-doan-lon-trung-quoc-den-tham-lavifood-a267.html