Cách đây một thập kỷ, vào năm 2009, gã khổng lồ điện
thoại Thụy Điển Teliasonera đã bắt tay vào xây dựng một trong những mạng lưới 4G
đầu tiên thế giới tại một số thành phố quan trọng và thành công nhất về mặt
công nghệ của vùng Scandinavia. Tại Oslo (Na Uy), Teliasonera đã đưa ra một lựa
chọn táo bạo và bất ngờ về đối tác sẽ xây dựng công nghệ cho hãng: Huawei, một
công ty Trung Quốc tên tuổi ít được biết tới bên ngoài Trung Quốc lúc đó.
Cùng năm đó, Huawei thậm chí còn đạt được một hợp đồng lớn hơn và không ngờ tới, xây dựng lại hoàn toàn và thay thế mạng lưới điện thoại di động của Na Uy, vốn được xây dựng lần đầu bởi những những tên tuổi lớn nắm giữ tiêu chuẩn toàn cầu: Ericsson của Thụy Điển và Nokia của Phần Lan. Ngôi sao mới nổi của Trung Quốc cuối cùng đã hoàn tất việc tham gia vào mạng lưới tham vọng nhất thế giới trước kế hoạch và dưới ngân sách.
Với nhiều người trong lĩnh vực mạng không dây, đó là thời kỳ trỗi dậy của Huawei và Trung Quốc. Huawei không còn là một công ty Trung Quốc chiếm thị phần nhờ giảm giá hay phát triển nhờ đánh cắp sở hữu trí tuệ. Đột nhiên, Huawei có công nghệ tiên tiến của riêng mình và bỏ những ông lớn châu Âu như Ericsson và Nokia lại phía sau ngay chính sân sau của họ.
“Lần đầu tiên, mọi người nhận ra Huawei không chỉ là một lựa chọn giá rẻ mà có thể cạnh tranh được về chất lượng và giá cả”, Dexter Thillien, một nhà phân tích về viễn thông tại Fitch Solutions nói.
Huawei mở rộng nhanh chóng cho tới nay. Trong chưa đầy một thập kỷ, được cho là nhờ một phần hỗ trợ hàng tỉ đô la từ chính phủ Trung Quốc, Huawei đã trở thành công ty thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới, đạt hơn 107 tỉ đô la Mỹ về doanh thu trong năm ngoái, với hoạt động tại 170 quốc gia.
Quan trọng hơn, Huawei đã dẫn đầu trong cuộc đua phát triển một trong những công nghệ quan trọng nhất thế giới hiện đại: điện thoại di động 5G. Không giống những thế hệ mạng dữ liệu trước, vốn chỉ cung cấp tới người tiêu dùng những tính năng đơn giản như gửi tin nhắn, lướt web trên chiếc điện thoại di động, và cùng lắm là phát video, 5G hứa hẹn sẽ cách mạng hóa toàn bộ nền kinh tế toàn cầu.
Có lẽ lần đầu tiên trong lịch sử hiện đại của Trung Quốc, thị phần và năng lực công nghệ ngày càng tăng của Huawei đang đặt nhà vô địch của chính phủ Trung Quốc vào vị thế thống trị công nghệ thế hệ tiếp theo. 5G có tốc độ truyền tải dữ liệu nhanh hơn nhiều so với công nghệ di động ngày nay. Đây là điều khá quan trọng với người tiêu dùng. Nhưng 5G cũng sẽ trở thành công nghệ đảm bảo các chức năng của trí tuệ nhân tạo liền mạch, đảm bảo các chiếc xe không người lái không gặp sự cố, các máy móc trong các nhà máy tự động có thể giao tiếp trơn tru trong thời gian thực khắp thế giới, và gần như mọi thiết bị trên hành tinh này sẽ được kết nối với nhau.
Công nghệ 5G sẽ trở thành hệ thống kết nối chính của nền kinh tế trong thế kỷ 21, và nếu Huawei tiếp tục thành công, Bắc Kinh chứ không phải Washington sẽ trở thành nơi thống trị công nghệ này.
Khả năng phát triển gây sửng sốt của Huawei cho đến nay là một điều mà các nước phát triển không hề nghĩ tới, gây ra làn sóng chấn động không chỉ với các doanh nghiệp trong ngành mà còn ở thủ đô các nước phương Tây. Thành công của Huawei là mục tiêu chính khi chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump lên tiếng cảnh báo rằng vai trò gia tăng của hãng công nghệ này trong hệ thống viễn thông toàn cầu có thể cho phép Bắc Kinh sử dụng để theo dõi các quốc gia đối thủ hoặc đánh cắp bí mật thương mại.
“5G đang dần trở thành một chiến trường địa chính trị giữa Mỹ và Trung Quốc”, nhà nghiên cứu công nghệ 5G Tim Ruhlig, thuộc Viện các vấn đề quốc tế Thụy Điển, nói.
Điều này làm dấy lên một câu hỏi quan trọng vẫn chưa được trả lời: Huawei thực sự làm việc cho ai? Mặc dù tự hào là một công ty tư nhân, song Huawei được thành lập vào năm 1987 bởi Nhậm Chính Phi, một cựu quân nhân của quân đội Trung Quốc. Quân đội Trung Quốc chính là khách hàng đầu tiên và quan trọng của công ty non trẻ này.
Cuối tháng Ba vừa rồi, một bài viết phê bình của cơ quan giám sát 5G của Anh cũng đã đưa ra lo ngại rằng Huawei có thể chứng minh là một con ngựa thành Trojan về công nghệ cao. Bài báo kết luận rằng “các khiếm khuyết cơ bản” khiến hệ thống an ninh mạng và phần mềm của hãng mở toang cho tin tặc, đặt ra các vấn đề bảo mật “quan trọng”. Mặc dù vậy, bài báo chủ yếu đổ lỗi cho kỹ thuật lỏng lẻo mà không có chứng cứ về lỗ hổng nào được đưa ra từ hướng dẫn của chính quyền Trung Quốc; và cũng dừng đề xuất một lệnh cấm hoàn toàn.
Đằng sau những lo ngại về sự thống trị của Huawei là một câu hỏi: làm sao một công ty tư nhân nhỏ bé của Trung Quốc khởi sự từ việc nhập khẩu thiết bị viễn thông cơ bản ba thập kỷ trước, nổi lên như một trong những nhà phát triển công nghệ quan trọng nhất thế giới.
Không có lý giải nào về kỹ thuật và thành công của Huawei thời gian gần đây. Chi phí thấp dĩ nhiên là một lợi thế. Sự hậu thuẫn của nhà nước, chính quyền bảo hộ khỏi các đối thủ nước ngoài, và một thị trường nội địa rộng lớn, dẫn tới quy mô doanh thu lớn và tăng lên nhanh chóng. Và đó khó có thể chỉ là một sự trùng hợp ngẫu nhiên khi Nhậm Chính Phi, nhà sáng lập Huawei đồng thời cũng là một cựu chiến binh PLA, và khách hàng đầu tiên của Huawei là Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc.
Tuy nhiên, cuối cùng, sự trỗi dậy của Huawei là nhờ một sự kết hợp giữa các chính sách và quyết định khác nhau, cùng với vài sai lầm từ các đối thủ phương Tây.
Có một điều rõ ràng là, trong suốt lịch sử tập đoàn, Huawei dường như đã được hưởng lợi từ sự hỗ trợ của nhà nước, vốn không dành cho các công ty đối thủ phương Tây, mặc dù bản chất của việc hỗ trợ đó rất khó để định lượng, vì mối quan hệ này khăn khít hơn bất cứ công ty tư nhân nào của nước này với chính phủ.
Do tập đoàn này được nắm giữ thông qua một chương trình sở hữu phức tạp dành cho nhân viên, nên không có nghĩa vụ phải công bố báo cáo tài chính chi tiết như các công ty niêm yết công khai. Nhưng các nhà điều tra châu Âu đã tìm thấy bằng chứng cho thấy Huawei có thể đã nhận một khoản tín dụng khổng lồ trị giá 30 tỉ USD từ Ngân hàng Phát triển Trung Quốc, trong số các khoản tài chính khác.
“Tài chính được nhà nước hậu thuẫn đóng vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng của Huawei”, Matthew Schrader, một chuyên gia phân tích về Trung Quốc tại Quỹ Marshall của Đức nhận định. Điều đó đã giúp Huawei chiếm lĩnh thị trường trong nước, làm bàn đạp cho phép tập đoàn này mở rộng ra nước ngoài bằng cách giảm giá sâu sản phẩm.
Huawei từ chối nhận viện trợ trực tiếp từ nhà nước. Tuy nhiên, Nhậm Chính Phi đã thẳng thắn nói về tầm quan trọng của chính sách công nghiệp Trung Quốc là nhân tố tăng trưởng của công ty. Nếu không có chính sách bảo hộ công ty nội địa của Bắc Kinh khỏi sự cạnh tranh mạnh mẽ của các đối thủ nước ngoài tại quê nhà, “Huawei sẽ không bao giờ còn tồn tại nữa”, Nhậm Chính Phi từng nói.
Sự trỗi dậy của Huawei có thể được coi là thử nghiệm mới nhất của cuộc đối đầu giữa hai hình thái chủ nghĩa tư bản: một thị trường mở cửa, tư nhân hóa kiểu phương Tây, so với một thị trường được hậu thuẫn kiểu Trung Hoa, dù lần này chỉ là một khuynh hướng tư tưởng, khi Huawei không phải là một công ty nhà nước chính thức.
Dù vai trò của chính phủ Trung Quốc là gì, Huawei rõ ràng được định hình bởi tầm nhìn và tham vọng cá nhân của Nhậm Chính Phi. Sau khi rời khỏi quân ngũ ở tuổi 39 và làm việc cho công ty nhà nước Shenzhen Electronics trong vòng bốn năm, Nhậm Chính Phi vay một khoản trị giá 8,5 triệu USD từ một ngân hàng nhà nước và tự mình khởi nghiệp Huawei với 14 nhân viên, theo bài báo của Far Eastern Economic Review trong một hồ sơ về công ty này năm 2000.
Nhậm Chính Phi khởi đầu bằng việc nhập khẩu thiết bị chuyển mạch viễn thông, một công nghệ mạng cơ bản. Năm 1990, công ty bắt đầu làm việc cho dự án chuyển mạch đầu tiên, nhưng thay vì kết hợp với một công ty nước ngoài như thường lệ trong ngành viễn thông Trung Quốc, Nhậm Chính Phi đầu tư một khoản lớn vào hoạt động nghiên cứu và phát triển của công ty để xây dựng sản phẩm của riêng mình. Vào đầu những năm 1990, công ty được cho là có 500 nhân viên nghiên cứu và phát triển và 200 người làm việc trong quá trình sản xuất, một tỉ lệ không cân xứng, theo một cuộc kiểm tra về lịch sử công ty được thực hiện bởi nhà phân tích Nathaniel Ahrens.
Đến năm 1993, công ty đã cho ra mắt một sự chuyển đổi mới và nhận quân đội là khách hàng, cung cấp mạng lưới viễn thông của riêng hãng. Hợp đồng đó đã mang đến một cú hích quan trọng cho công ty so với đối thủ, theo Far Eastern Economic Review. Một năm sau, Nhậm Chính Phi xoay sở được một hình thức bảo vệ khác từ nhà nước. Ông gặp Giang Trạch Dân, lúc đó giữ vai trò Chủ tịch Trung Quốc và nói rằng một đất nước không có sự chuyển đổi sang ngành viễn thông nội địa giống như một đất nước không có quân đội. “Nói hay”, ông Giang Trạch Dân trả lời, theo lời của thư ký của Nhậm Chính Phi trong cuộc họp đó.
Đến năm 1996, dưới sự thúc đẩy của Nhậm Chính Phi, chính phủ Trung Quốc đã thay đổi chính sách công nghiệp để ủng hộ các công ty viễn thông trong nước, tránh được các đối thủ nước ngoài.
Trong những năm sau đó, một Huawei tự do đã bắt tay vào chiến dịch mở rộng thị trường nội địa khủng khiếp, đăng ký cho các chính quyền địa phương trở thành khách hàng, thường ở các khu vực nông thôn. Công ty đã bán công nghệ với giá thấp nhất để loại bỏ các đối thủ và đôi khi còn cung cấp dịch vụ của mình cho các chính phủ địa phương miễn phí. Đến năm 1998, thị phần công ty đã ngang ngửa với thị phần của đối thủ chính là Shanghai Bell, một liên doanh nước ngoài.
Trong suốt quá trình vươn lên thống trị thị trường trong nước, Huawei cũng đã phát triển mạnh trên thị trường quốc tế bằng cách cung cấp sản phẩm với mức chiết khấu đáng kể so với đối thủ. Có được một đội ngũ kỹ sư tài năng khổng lồ sẵn sàng làm việc với mức lương thấp hơn các đối thủ phương Tây của Huawei đã giúp công ty này có nguồn lực tài chính để giảm giá 20% cho khách hàng. Ngày nay, Huawei kiểm soát 29% thị trường thiết bị viễn thông toàn cầu. Ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, con số này là 43% và ở châu Mỹ Latin, hãng nắm 34%, theo số liệu được cung cấp bởi công ty nghiên cứu thị trường Dell’Oro Group.
Dù lịch sử Huawei có vài vết nhơ vì một số trường hợp đánh cắp công nghệ, như vụ án nổi tiếng vào đầu những năm 2000 về việc đánh cắp mã Cisco cho phần mềm bộ định tuyến, các chuyên gia tin tưởng Nhậm Chính Phi về kế hoạch xây dựng Huawei thành một công ty chuyên nghiên cứu và phát triển từ những ngày đầu.
“Tôi nghĩ nhiều chuyên môn kỹ thuật của họ khá mới mẻ vì họ có rất nhiều người tài”, Mike Thelander, nhà phân tích và sáng lập Signals Research Group, nói. “Bạn có thể nghĩ Huawei có nhiều tai tiếng, nhưng đừng vì lẽ đó mà phủ nhận thành quả họ đạt được”.
Ngày nay, Nhậm Chính Phi cho biết việc trở thành một công ty tư nhân giúp công ty thoải mái rót tiền vào công cuộc nghiên cứu và phát triển, ở mức khoảng 15 đến 20 tỉ USD mỗi năm. Khoảng 80.000 người hay nói cách khác là gần một nửa nhân viên Huawei được dành cho các công việc liên quan tới nghiên cứu và phát triển; riêng hàng chục ngàn người làm việc tại khuôn viên văn phòng rộng lớn của Huawei ở Thâm Quyến.
Để tập trung biến nghiên cứu thành các sản phẩm có thể bán được, Huawei so sánh lợi thế với Cisco và Google, Henning Schulzrinne, cựu giám đốc công nghệ tại Ủy ban Truyền thông Liên bang Mỹ, cho biết. Bộ phận nghiên cứu của công ty này “được tích hợp tốt vào quá trình phát triển”, cho phép Huawei nhanh chóng biến nghiên cứu thành thành quả, Schulzrinne nói.
Huawei cũng được tích hợp theo chiều dọc. Không giống như các đối thủ cạnh tranh chính như Ericsson của Thụy Điển và Nokia của Phần Lan, Huawei thiết kế gần như mọi thành phần của công nghệ 5G, bao gồm cả công nghệ cốt lõi của nền kinh tế internet: điện thoại di động. Huawei là nhà sản xuất smartphone lớn thứ hai thế giới sau Samsung. Bằng cách thiết kế chipset và thiết bị cầm tay, các chuyên gia cho rằng Huawei có thể có lợi thế trong việc đưa các sản phẩm 5G ra thị trường nhanh hơn.
Khi mạng 3G và 4G được xây dựng, Huawei nỗ lực bắt kịp các đối thủ vốn sở hữu nhiều bằng sáng chế công nghệ. Ở một mức độ nào đó, điều này đã khiến Ericsson và Nokia tự mãn, giờ lại trở thành đối thủ chính của Huawei trong cuộc đua phát triển 5G, Thillien từ Fitch Solutions cho biết. Họ đã đầu tư nhiều tiền của vào các công nghệ tiên tiến và tìm cách thu lời nhất có thể, thay vì chạy đua phát triển thế hệ công nghệ tiếp theo, khiến cho sự phát triển của chính họ trở nên lỗi thời. Đồng thời, họ cảm thấy có chút lo sợ từ công ty Trung Quốc từng không phải là mối đe dọa tới họ.
Giờ đây tình thế đảo ngược. Huawei có nhiều bằng sáng chế về 5G hơn bất kỳ công ty nào, theo công ty Đức theo dõi sự phát triển tài sản trí tuệ IPlytics. Điều đó có nghĩa là các công ty khác sẽ phải chi tiền cho Huawei để sử dụng công nghệ 5G.
Bằng vũ khí công nghệ này, Huawei đã có thể định hình lại quy tắc đường tới công nghệ 5G theo cách mà công ty này không thể có được với công nghê di động trước đây. Trong vòng vài năm qua, các kỹ sư viễn thông Huawei đều đặn cứ mỗi vài tháng lại thu thập và bàn bạc về tiêu chuẩn công nghệ mới có thể tác động đến các phương diện của 5G. Huawei đơn giản bành trướng trong từng phương diện, gửi nhiều kỹ sư đến các cuộc hội thảo hơn và tạo ra nhiều đóng góp về mặt kỹ thuật hơn bất kỳ công ty viễn thông nào khác, IPlytics nhận định.
Trong quá trình đó, Huawei đã đạt được những đột phá kỹ thuật quan trọng mà không có công ty nào khác đạt được. Công ty đã thử nghiệm công nghệ 5G của hãng ở tần số thấp hơn (tốt cho vùng phủ sóng) và tần số cao hơn (tốt hơn cho tốc độ dữ liệu cao). Đầu năm nay, công ty đã cho ra mắt chipset và thiết bị do chính hãng thiết kế, biến 5G trở thành hiện thực. Huawei cho biết hiện có 30 hợp đồng xây dựng mạng lưới 5G khắp thế giới, cùng hàng chục quốc gia khác gần đạt thỏa thuận.
Một công ty Trung Quốc xây dựng mạng lưới mà một khối lượng dữ liệu khổng lồ đi qua trên toàn cầu, bao gồm cuộc gọi điện thoại, email và giao dịch kinh doanh, điều đó khiến giới chức Mỹ lo ngại cơ sở hạ tầng có thể bị phá hoại vì gián điệp, cho phép các cơ quan tình báo của Bắc Kinh thu thập được khối lượng thông tin khổng lồ.
Washington còn lo ngại rằng Bắc Kinh sẽ thay thế họ thành cường quốc tình báo hàng đầu thế giới và thậm chí có thể từ chối cho họ tiếp cận với mạng lưới thương mại toàn cầu và phán đoán sức mạnh quân sự có thể. Trong nhiều thập kỷ, các cơ quan tình báo Mỹ đã tận dụng vai trò trung tâm của các công ty Mỹ trong mạng lưới viễn thông toàn cầu để theo dõi các đối thủ và thu thập thông tin tình báo quan trọng.
Bây giờ, dù là nhờ tự tạo ra hay nhờ may mắn hoặc cả hai yếu tố này gộp lại, Trung Quốc đã có thể lật lại thế cờ, đặc biệt là vì bản thân Mỹ, dù có Thung lũng Silicon trứ danh, lại không có một doanh nghiệp nổi bật nào trong việc phát triển 5G. Hợp nhất và sáp nhập trong ngành viễn thông đã tạo ra các doanh nghiệp châu Âu, không phải Mỹ, trở thành nhà sản xuất các thiết bị xương sống của công nghệ 5G hàng đầu ở phương Tây.
Nếu là chính phủ Trung Quốc, bạn có vài lựa chọn: hoặc tạo ra một phiên bản Mỹ thứ hai, làm và xây dựng một mạng lưới tình báo tín hiệu trị giá hàng tỉ USD như Mỹ, hoặc có thể rót vốn cho Huawei với giá rẻ hơn rất nhiều, James Lewis, giám đốc chương trình chính sách công nghệ tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, nói.
Hoạt động sản xuất mạng lưới viễn thông tiên tiến ở nước ngoài “sẽ thách thức Mỹ về cạnh tranh và an ninh dữ liệu”. Khi dữ liệu của Mỹ gia tăng trên mạng lưới này, “rủi ro truy cập nước ngoài và từ chối dịch vụ” sẽ gia tăng, Dan Coats, giám đốc tình báo quốc gia, đưa ra cảnh báo trong đánh giá hàng năm về các mối đe dọa với Mỹ.
Do các lo ngại này, Washington về cơ bản đã cấm thiết bị Huawei tại Mỹ. Tháng 12 năm ngoái, Bộ Tư pháp nước này cũng đã ra lệnh bắt giữ Mạnh Vãn Châu, giám đốc tài chính Huawei, và cũng là con gái Nhậm Chính Phi, với cáo buộc đánh cắp công nghệ Mỹ và nói dối về hoạt động kinh doanh tại Iran.
Nhưng Washington có thể đang đối đầu trong một trận thua trong việc khiến các đồng minh phương Tây của mình cũng từ bỏ công nghệ của Huawei. Vì vậy, Huawei đã nổi lên trong việc xây dựng mạng viễn thông trên toàn cầu và chạy đua thiết lập tiêu chuẩn thế giới về 5G mà chính quyền Trump tự cảm thấy bị cô lập, ngay cả với các đồng minh thân cận.
Bất chấp áp lực từ Mỹ, liên minh châu Âu đã chọn cách từ chối cấm công ty công nghệ Trung Quốc, và thậm chí đồng minh thân cận với Mỹ như Anh hay Đức - những nước đang quyết định công ty sẽ tham gia xây dựng mạng 5G của họ, dường như lại không cấm Huawei hoàn toàn. Lý do rất đơn giản: với nhiều nước thuộc khối EU đã sẵn dùng thiết bị của Huawei để xây dựng mạng 4G, họ sẽ rất tốn kém khi chuyển sang công nghệ khác.
Các nhà hoạch định chính sách của Mỹ đã đặc biệt gây áp lực lên Đức, thậm chí cảnh báo Berlin rằng họ có thể mất quyền truy cập chia sẻ thông tin tình báo của Mỹ nếu có Huawei trong mạng của họ.
“Châu Âu trông thật giống một đại chiến trường, và Đức là một trận chiến trong chiến trường đó”, Thillien tại Fitch Solutions nói.
Tuy nhiên, chính quyền Trump đã thực hiện một việc tồi tệ khi thuyết phục các đồng minh châu Âu của mình về rủi ro an ninh từ Huawei. Washington chưa bao giờ công khai đưa ra bằng chứng khẳng định thiết bị của Huawei đóng vai trò trong các hoạt động gián điệp của Trung Quốc, và có nhiều nghi ngờ rằng có thể Mỹ đã chia sẻ bằng chứng riêng tư hơn.
Theo Schrader từ Quỹ Marshall của Đức, nếu các quan chức tình báo Mỹ thực sự có bằng chứng rõ ràng rằng Huawei đang giúp Trung Quốc làm gián điệp, họ sẽ được nhiều hơn khi chia sẻ thông tin đó với các đồng minh.
Khi chiến dịch của Mỹ bất thành, các quan chức tình báo Mỹ đang sẵn sàng bắt đầu chuẩn bị cho một thế giới nơi Huawei thống trị thế hệ mạng viễn thông kế tiếp. “Chúng tôi đang phải tìm lối đi trong thế giới 5G để có thể giải quyết được rủi ro trong một mạng có công nghệ mà chúng tôi không tin tưởng”, Sue Gordon, phó giám đốc tình báo quốc gia nói tháng trước.
Các lãnh đạo Huawei cho rằng cáo buộc của Mỹ là vô căn cứ, và nhà sáng lập công ty cho biết ông bất chấp luật pháp Trung Quốc về thu thập thông tin tình báo để duy trì tính độc lập của công ty. Các chuyên gia về Trung Quốc cho rằng tuyên bố này nực cười.
“Một công ty ở Trung Quốc càng lớn thì họ càng cần phải gắn kết với mục tiêu kinh doanh với mục tiêu chính trị”, Schrader nói.
Để đáp ứng nhu cầu thực thi pháp luật, các mạng viễn thông thường xây dựng để cho phép một loại chức năng nghe lén. Khả năng như vậy trong quá khứ đã bị các cơ quan tình báo lợi dụng để nghe lén và thu thập dữ liệu. Vì vậy, việc sử dụng thiết bị do Trung Quốc thiết kế cho các mạng như vậy không khác gì một lời mời do thám từ Bắc Kinh, “khi cơ sở hạ tầng được thiết kế để hỗ trợ sự can thiệp này”, Nicholas Weaver, một nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học Máy tính Quốc tế, lập luận.
Trong một cuộc phỏng vấn với Foreign Policy, Andy Purdy, giám đốc an ninh của Huawei tại Mỹ, chỉ ra rằng các hoạt động gián điệp của Mỹ đã bị lưu lại bởi Edward Snowden, cựu nhân viên tình báo Mỹ, đã tạo ra sự mất lòng tin cơ bản trong ngành viễn thông. Tiết lộ của Snowden cho thấy các công ty Mỹ đã bị ép hợp tác với cơ quan tình báo Mỹ.
“Mỹ cơ bản tin rằng Trung Quốc sẽ dùng các công ty của nước họ, ngay cả những công ty tư nhân khác, với mục đích tương tự những gì Mỹ đã dùng các công ty Mỹ”, Purdy nói.
Các lãnh đạo Huawei đã bắt đầu chế giễu Washington về cảnh báo của ông Trump rằng Mỹ đang bị bỏ lại phía sau trong việc phát triển công nghệ 5G. “Mỹ đang tụt lại phía sau. Thông điệp của ông ấy rõ ràng và chính xác”, Guo Ping, chủ tịch luân phiên của Huawei nói với giới báo chí đầu năm nay.
Đồng thời, nhiều chuyên gia cho rằng lo ngại tính bảo mật của các thiết bị Huawei đang bị thổi phồng, khi gần như toàn bộ các nhà sản xuất thiết bị viễn thông lớn đều sử dụng các nhà máy Trung Quốc để sản xuất linh kiện của họ.
“Các cuộc thảo luận về Huawei bây giờ khá ngớ ngẩn và không đi đúng trọng tâm”, Ruhlig thuộc Viện các vấn đề Quốc tế Thụy Điển nói. “Phải thừa nhận là Trung Quốc có thể truy cập vào mạng 5G, dù bạn có dùng thiết bị Huawei hay của nhà cung cấp khác”, ông nói. “Cấm Huawei sẽ không đồng nghĩa bảo mật hơn”.
Dòng suy nghĩ đó đã khiến các quan chức Huawei đề nghị Washington có cái nhìn khác về công nghệ của mình. “Hãy nói tới các cơ chế giảm thiểu rủi ro đã được chứng minh để chúng ta có thể có cơ hội kinh doanh tại Mỹ”, Purdy nói. Chính phủ Mỹ, tuy nhiên, vẫn chưa phản hồi đề nghị đó.
Giới chuyên ga vẫn đang tranh luận về việc Huawei có chiếm ưu thế như cách giới chức Washington e ngại. Một vài vị lãnh đạo trong ngành viễn thông có kinh nghiệm quản lý Huawei cùng các thiết bị do các hãng khác sản xuất cho rằng Huawei đã thiết lập vị trí dẫn đầu, đặc biệt là ở công nghệ cơ bản trong truyền tải lượng lớn dữ liệu thông qua mạng vô tuyến.
“Từ góc nhìn công nghệ, quan điểm của chúng tôi là chúng tôi thấy Huawei có lợi thế lớn về mạng truy cập vô tuyến, đi trước vài năm so với các nhà cung cấp khác”, một lãnh đạo phương Tây điều hành mạng lưới di động quốc gia lớn cho biết.
Người khác cho rằng kỹ thuật hàng đầu của Huawei có thể ít hơn nhiều, và trong mọi trường hợp khó có thể đo lường được khi rất nhiều công ty đang giải quyết những phần khác nhau trong miếng bánh 5G. Mạng 5G được tạo thành từ nhiều công nghệ khác nhau, nhiều trong số đó vẫn còn đang ở trong một giai đoạn phát triển sơ khởi. Đội ngũ kỹ sư vẫn đang xác định tiêu chuẩn - ngôn ngữ kỹ thuật mà các thiết bị khác nhau sẽ sử dụng để giao tiếp với nhau và trao đổi dữ liệu. Điều đó có nghĩa là việc xác định ai đi trước trên thị trường dường như thiên về cảm tính hơn là lý trí.
“Đi trước có ý nghĩa gì? Tôi không chắc cách bạn định nghĩa thế nào là đi trước”, Thelander tại Signals Research Group nói.
Sự thay đổi trước đây trong công nghệ truyền thông di động, từ 3G sang 4G và xa hơn nữa đã hỗ trợ cho việc tạo ra công nghệ dựa trên ứng dụng hiện tại. Các dịch vụ phát trực tuyến như YouTube và Spotify, cung cấp nội dung có độ trung thực cao tới người dùng điện thoại thông minh, cũng như các dịch vụ gọi xe qua ứng dụng như Uber, đều dựa vào công nghệ. Nhưng quá trình chuyển đổi đó là một sự tiến hóa hơn là một cuộc cách mạng. 5G, trong khi xây dựng trên các công nghệ di động hiện có, thể hiện sự đột phá về lượng dữ liệu có thể truyền đi, và đặc biệt là tốc độ và độ tin cậy của nó.
Cải tiến về tốc độ và độ tin cậy là điều cần thiết cho các cải tiến mà nhà điều hành công nghệ gọi là giai đoạn tiếp theo của cuộc cách mạng internet. Để những chiếc xe tự lái trở thành hiện thực, chúng sẽ yêu cầu các kết nối băng thông cao đáng tin cậy và truyền dữ liệu gần như tức thời để có thể phản ứng với điều kiện đường sá thay đổi trong một phần nghìn giây. Những tiến bộ trong trí tuệ nhân tạo và học máy cũng vậy, đòi hỏi các bộ dữ liệu khổng lồ để hoạt động như dự định.
Và liệu Huawei có đi trước một năm so với các đối thủ của họ hay trước một vài tháng hay gần như ở mức tương tự có thể không phải là câu hỏi lớn nhất. 5G vẫn đang được phát triển, và việc triển khai thương mại sẽ không bắt đầu một cách nghiêm túc cho đến năm sau. Các mạng 5G thực sự đầu tiên, sẽ cung cấp tất cả các tính năng phù hợp như hứa hẹn, có thể sẽ không xuất hiện cho tới năm 2025.
Vai trò dẫn đầu của Huawei trong việc định hình tiêu chuẩn công nghệ thế hệ mới quan trọng nhất có thể sẽ đánh đổi bằng hàng tỉ USD phí cấp phép và có thể giúp Huawei được lợi thế khi các nước trên thế giới đua nhau xây dựng mạng 5G.
“Bất cứ ai đặt ra tiêu chuẩn sẽ giành được thị phần cao hơn”, Ruhlig tại Viện các vấn đề Quốc tế Thụy Điển nói. Điều này đã được thể hiện phần nào tại châu Á, châu Phi và Trung Đông, nơi Huawei thống trị. “Trong thế giới các nước đang phát triển, Trung Quốc đang quốc tế hóa tiêu chuẩn công nghệ của nước này”, ông nói.
Thật vậy, khi các nước trên thế giới bắt đầu đua nhau xây dựng mạng viễn thông tiên tiến này, và mặc cho chiến dịch chống lại Huawei của Mỹ, công ty này vẫn đang trở thành một tay chơi ngày càng mạnh mẽ hơn. Các nước châu Á trong đó có Malaysia, Việt Nam, và cả đồng minh Mỹ là Thái Lan đang cân nhắc lựa chọn Huawei xây dựng mạng 5G. Các đồng minh châu Âu và NATO của Mỹ như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ý và Hungary cũng vậy, trong khi Đức và Anh khó cấm hoàn toàn Huawei.
Trong ngót nghét 200 năm, Trung Quốc chủ yếu tiếp nhận công nghệ được phát triển ở nơi khác. Ngày nay, Trung Quốc đang lên tiếng cho sự dẫn dắt công nghệ mà nước này đã hưởng từ lâu.
truong.bui
Link nội dung: https://nhaquanly.vn/cuoc-troi-day-vo-dinh-cua-huawei-a260.html