Chỉ mới đầu năm, không gì có thể cản trở sự phát triển vũ bão của các đô thị lớn. Năm này qua năm khác, những thành phố như New York, London và Paris ngày càng trù phú và nhộn nhịp hơn. Kể từ đầu thế kỷ XXI, những thành phố này đã vượt qua được một đợt bong bóng công nghệ, một cuộc khủng hoảng tài chính cũng như các cuộc tấn công khủng bố; chủ nghĩa dân túy trong chính trị cũng có một phần nguyên nhân từ sự phẫn nộ trước sự thịnh vượng và kiêu ngạo của đô thị. Liệu phép nhiệm màu của các thành phố lớn có thể nào kết thúc?
Có vài lý do để lo lắng. COVID-19 tấn công mạnh nhất vào những thành phố thú vị nhất, toàn cầu nhất, những nơi đầy rẫy người xách túi đầy quần áo hàng hiệu. Chỉ chiếm 3% dân số Mỹ, New York phải hứng chịu 19% số ca tử vong do căn bệnh này. Một trong bốn địa điểm chết chóc của Pháp là Paris và khu vực lân cận. Ngay cả khi lệnh phong tỏa được bãi bỏ, lệnh hạn chế đi lại quốc tế và nỗi lo ngại nhiễm bệnh vẫn kéo dài: London chỉ đông đúc ở mức 15% so với bình thường.
Sự tĩnh lặng lạ thường đặt ra một mối đe dọa nghiêm trọng đối với các thành phố, đặc biệt là các thành phố lớn, kết nối toàn cầu. Phần lớn vui thú của cuộc sống ngoại ô bắt nguồn từ những ngôi nhà và khu vườn có giá cả phải chăng. Niềm vui của cuộc sống làng quê là sự bình yên và thôn quê. Còn các thành phố phát triển mạnh là trên các đường phố, nhà hàng và nhà hát sầm uất, nhưng hiện đang yên ắng hoặc đóng cửa. Đó là một mất mát cho người tiêu dùng thành thị, và là tai họa cho nhiều người, thường là người nhập cư và cũng chính là người cung cấp dịch vụ.
Virus đã tấn công vào cốt lõi của yếu tố khiến các thành phố này trở nên sôi động và thành công. Chúng thịnh vượng không phải vì những gì chúng làm cho các doanh nghiệp, mà vì chúng thu hút được những người tài năng luôn tràn trề những ý tưởng. Cư dân Mỹ ở các thành phố có hơn 1 triệu người có năng suất cao hơn 50% so với những người khác.
Nhưng tụ tập đông người trong văn phòng và quán bar bây giờ có vẻ vô trách nhiệm. Và, trái ngược với nạn cúm Tây Ban Nha xảy ra cách đây một thế kỷ, nhiều người lao động có những lựa chọn thay thế. Mọi người đang học cách làm việc tại nhà; một số đã phát hiện ra rằng họ dần yêu thích làm tại nhà. Facebook, nơi luôn nổi tiếng là một nơi có văn phòng tốt, gần đây tuyên bố rằng họ sẽ cho phép nhiều nhân viên tiếp tục làm việc từ xa ngay cả sau khi đại dịch được ngăn chặn. Thị trường bất động sản thương mại và dân cư có thể sụt giảm khi người lao động rời khỏi thành phố, ngay cả khi chỉ vài ngày trong tuần. Các cửa hàng và quán cà phê trên đường phố đông người có thể sẽ biến mất khi các công ty điều chỉnh để cắt giảm nhân viên văn phòng, khách du lịch và sinh viên.
Nếu mất đi con người, các thành phố cũng sẽ rơi vào khủng hoảng tài chính. Thu nhập của các thành phố từ những thứ như thuế khách sạn và giá vé xe buýt đã bốc hơi. Văn phòng ngân sách độc lập của New York báo cáo về “sự ảm đạm và bất định tuyệt đối”, đồng thời lo lắng việc doanh thu thuế có thể giảm 9 tỉ USD trong hai năm tài chính tiếp theo. Mối nguy hiểm lớn là các thành phố bước vào vòng xoáy cắt giảm ngân sách, các dịch vụ công kém đi, tội phạm gia tăng và sự biến mất của tầng lớp trung lưu. Đó một lần nữa sẽ là kịch bản của khủng hoảng kinh tế những năm 1970.
Nhưng các thành phố mạnh mẽ và kiên cường hơn vẻ bề ngoài. Cũng như rất nhiều nơi khác, số phận của các thành phố lớn phụ thuộc vào các phương pháp điều trị và vắc-xin phòng virus Corona. Nhưng phép nhiệm màu không thể dệt lên từ xa dễ dàng như một số người tin tưởng.
Các thành phố vẫn là vô giá khi là nơi để mọi người có thể xây dựng mạng lưới và học cách cộng tác. Những người lao động bằng chất xám đang đăng nhập vào các cuộc họp Zoom từ các thị trấn lân cận và các ngôi nhà nông thôn để thực hiện công việc vì họ đã hình thành các mối quan hệ và thấm nhuần văn hóa trong các văn phòng công ty. Não của họ vẫn ở trong thành phố, mặc dù thân thể họ ở xa. Ngay cả một văn phòng chỉ lấp đầy một nửa vì giãn cách xã hội cũng rất cần thiết để dạy những người tuyển dụng mới về cách thức hoạt động của một công ty. Nếu các văn phòng tạo điều kiện cho nhân viên trò chuyện và tán gẫu, chúng đang hoạt động tốt. Trả lời email có thể được thực hiện tại nhà.
Hy vọng là, ngay cả khi nhân viên ngân hàng và lập trình viên ngừng vào thị trấn, các thành phố sẽ tự điều chỉnh. Những người trẻ tuổi, những người ít có nguy cơ mắc bệnh COVID-19 và ít lo lắng hơn về tội phạm, có thể đột nhiên phát hiện ra rằng cuộc sống trong đô thị lớn lại dễ thở hơn như trước đây.
Để khuyến khích điều đó, các thành phố cần phải tự khởi động để chuẩn bị cho thời kỳ hậu đại dịch. Các thành phố đang học cách di chuyển hàng triệu người khi không ai muốn chen lấn vào xe buýt và xe lửa đông đúc. Một số nơi có kế hoạch táo bạo cho các mạng lưới đường dành cho xe đạp mở rộng và dựng lên các hàng rào nhựa để khuyến khích người đi bộ. Điều này thật đáng khích lệ. Nhưng các thành phố cũng lo sợ hành khách sẽ từ bỏ xe lửa và xe buýt, chuyển sang ô tô riêng, làm tắc nghẽn đường, thậm chí còn làm tốt hơn để quản lý nhu cầu bằng cách định giá lái xe và đỗ xe cao hơn.
Các thành phố cũng cần tự chủ hơn. Bill de Blasio, ngài thị trưởng khốn khổ của New York, là một ví dụ tệ hại cho chính quyền địa phương thiếu đầu óc. Nhưng ứng phó trước đại dịch gây chấn động thế giới của Seoul đã được tổ chức chủ yếu bởi chính quyền đô thị và các quan chức địa phương. Ngược lại, thị trưởng London, Sadiq Khan, đã phải vận động chính phủ quốc gia để buộc người dân đeo khẩu trang trên phương tiện giao thông công cộng. Chính quyền phải thừa nhận hai tháng (để quyết định) quá muộn.
Tia sáng hy vọng
Cần nhiều công sức để thuyết phục rằng các thành phố lớn nên có nhiều quyền lực hơn, đặc biệt là khi nhiều nơi đang đòi hỏi cứu trợ từ ngân sách. Dù sao chính phủ ở trung ương và các bang cũng nên nhường bước. Các thành phố lớn thật phiền toái khó chịu nhưng thường là những địa phương đóng góp lớn cho ngân sách quốc gia. Và những phép màu các đô thị lớn đang thực hiện cho đất nước mình thường không chỉ về kinh tế. Thành phố là nơi mọi người học cách sống trong một xã hội hiện đại, cởi mở. Đó là những cỗ máy tạo ra con người văn minh.
Theo The Economist
caodung
Link nội dung: https://nhaquanly.vn/cac-thanh-pho-lon-sau-dai-dich-a2401.html