Biển báo giao thông là nhưng biển báo được dựng ven đường giao thông để cung cấp thông tin đến người tham gia giao thông. Từ những năm 1930, nhiều nước đã áp dụng các loại biển báo có hình ảnh, mặt khác, cũng đã tiêu chuẩn hóa và đơn giản hóa biển báo của mình để giúp cho việc lưu thông quốc tế dễ dàng hơn (giảm bớt rào cản ngôn ngữ) cũng như giúp tăng cường an toàn giao thông.
Biển báo giao thông Việt Nam là một bộ quy chuẩn theo quốc tế, đã được hầu hết các nước trên thế giới sử dụng (trừ một số nước có tay lái nghịch).
Đặc điểm: Có dạng hình tròn, viền đỏ, nền trắng, hình vẽ màu đen.
Ý nghĩa: Đây là loại biển báo giao thông để biểu thị các điều cấm. Người tham gia giao thông phải chấp hành các điều đã được báo trên. Nhóm biển báo cấm gồm 39 kiểu, bao gồm các biển báo giao thông được đánh số từ 101 đến 140. Tất cả có đường kính: 70 cm; viền đỏ: 10 cm; vạch đỏ: 5 cm.
Nhóm 2: Biển báo nguy hiểm Biển báo cảnh báo nguy hiểm.Đặc điểm: Có dạng hình tam giác đều, viền đỏ, nền vàng, hình vẽ màu đen.
Ý nghĩa: Biển báo cảnh báo nguy hiểm là để cảnh báo các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra. Dùng để cảnh báo cho tài xế biết được các tình huống nguy hiểm giao thông phía trước, qua đó giúp tài xế có thể ứng phó kịp thời . Khi gặp loại biển báo này, tài xế nên giảm tốc độ và chú ý quan sát.
Loại biển cảnh báo này không cấm hoặc bắt người tham gia giao thông thực hiện một mệnh lệnh nào đó. Mục đích chính là cảnh báo nguy hiểm để đảm bảo an toàn giao thông.
Xem thêm: Khi tham gia giao thông, tài xế không nhất thiết phải mang theo giấy tờ gốc
Nhóm 3: Nhóm biển báo chỉ dẫnNhóm biển báo chỉ dẫn.
Đặc điểm: Có dạng hình vuông hoặc hình chữ nhật, nền xanh, hình vẽ màu trắng.
Ý nghĩa: Loại biển báo này có tác dụng hướng dẫn cho người tham gia giao thông biết những định hướng cần thiết hoặc những điều có ích khác, giúp họ tham gia giao thông thuận lợi trên đường. Nhóm biển báo này hướng dẫn những thông tin cần thiết cho người tham gia giao thông.
Nhóm 4: Biển báo hiệu lệnhĐặc điểm: Nhóm biển báo giao thông có dạng hình tròn, nền xanh với hình vẽ màu trắng.
Ý nghĩa: Nhóm biển báo này có ý nghĩa thông báo cho các tài xế biết được các hiệu lệnh mà tài xế bắt buộc phải thi hành theo. Nhóm biển hiệu lệnh gồm 9 kiểu được đánh số thứ tự từ biển số 301 đến biển số 309 nhằm báo cho người sử dụng đường biết hiệu lệnh phải thi hành.
Đừng bỏ lỡ: Mua bán xe ô tô giá rẻ năm 2020
Nhóm 5: Biển báo phụ Biển phụ.Đặc điểm: Có dạng hình vuông hoặc hình chữ nhật, viền đen, nền trắng, hình vẽ màu đen, thường nằm dưới các biển chính để bổ sung làm rõ ý nghĩa các biển chính.
Ý nghĩa: Thường được sử dụng kết hợp với các loại biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển chỉ dẫn và biển báo hiệu lệnh để thuyết minh rõ hơn về các biển đó
Nhóm 6: Vạch kẻ đườngVạch kẻ đường.
Vạch kẻ đường là một loại báo hiệu đặc biệt để hướng dẫn và điều khiển tài xế khi tham giao thông. Vạch kẻ đường chia làm 2 loại: vạch nằm ngang và vạch nằm đứng.
Vạch kẻ đường có thể dùng độc lập hoặc có thể kết hợp với các loại biển báo hiệu đường bộ hoặc đèn tín hiệu chỉ huy giao thông. Trong trường hợp ở một nơi vừa có vạch kẻ đường vừa có cả biển báo thì người lái xe phải tuân thủ theo sự điều khiển của biển báo hiệu.
Có thể bạn quan tâm: Vạch kẻ đường màu vàng là gì? Phân biệt 5 loại vạch kẻ đường màu vàng để tránh bị phạt
Theo tin tức pháp luật, Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Trong đó, quy định rõ mức phạt đối với lỗi không chấp hành biển báo giao thông đường bộ.
Cụ thể, tại điều 5 của Nghị định này: Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.00 đối với người điều khiển xe ô tô không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường...
(Nguồn ảnh: Internet)
thunguyen
Link nội dung: https://nhaquanly.vn/dac-diem-va-y-nghia-he-thong-cac-loai-bien-bao-giao-thong-duong-bo-a2096.html