Bằng lái xe ô tô là gì? Các hạng bằng lái xe ô tô tại Việt Nam hiện nay

Bằng lái xe hay giấy phép lái xe là loại giấy tờ bắt buộc người lái xe phải có để điều khiển các loại xe cơ giới lăn bánh trên đường.

Bằng lái xe ô tô là gì?

Bằng lái xe ô tô hay giấy phép lái xe ô tô là loại giấy tờ bắt buộc được cấp bởi Bộ Giao thông vận tải cho một cá nhân, cho phép cá nhân đó điều khiển các loại xe cơ giới lưu thông trên đường.

Để được cấp bằng lái xe ô tô, mỗi cá nhân phải trải qua bài thi về lý thuyết và kỳ thi sát hạch lái xe theo quy định của nhà nước. Chương trình học và thời gian đào tạo sát hạch lái xe sẽ được phân bổ tùy theo hạng bằng lái xe hoặc nâng hạng bằng lái xe.

Bằng lái xe ô tô hiện hành.
Bằng lái xe ô tô hiện hành.

Các loại bằng lái xe ô tô tại Việt Nam hiện nay

Theo thông tin tư vấn pháp luật xe ô tô, các loại bằng lái xe ô tô tại Việt Nam sẽ được quy định bởi độ tuổi và tương ứng với các loại phương tiện mà người có bằng được phép lưu hành.

Bên cạnh đó, từng loại bằng sẽ có thời hạn nhất định, do đó, trước khi hết thời hạn quy định, người lái xe cần nộp hồ sơ và thực hiện các thủ tục gia hạn bằng lái xe để tiếp tục vận hành xe.

Hạng bằng

Đối tượng

Quy định độ tuổi đăng ký thi

Thời hạn

B1 số tự động

Cấp cho người không hành nghề lái xe, điều khiển xe số tự động, bao gồm:

- Ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;

- Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có tải trọng dưới 3.500 kg;

- Ô tô dùng cho người khuyết tật.

Từ 18 tuổi trở lên

- Có thời hạn đến khi người lái xe đủ 55 tuổi (nữ) và đủ 60 tuổi (nam).

- 10 năm kể từ ngày cấp với người lái xe trên 45 tuổi (nữ) và trên 50 tuổi (nam).

B1

Cấp cho người không hành nghề lái xe, điều khiển xe số tự động và số sàn, bao gồm:

- Ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;

- Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có tải trọng dưới 3.500 kg;

- Ô tô dùng cho người khuyết tật.

Từ 18 tuổi trở lên

B2

Cấp cho người hành nghề lái xe, điều khiển các loại xe sau:

- Người lái xe ô tô 4-9 chỗ, ô tô chuyên dùng có tải trọng dưới 3.500 kg;

- Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1.

Từ 18 tuổi trở lên

10 năm kể từ ngày cấp

C

Cấp cho người lái xe ô tô điều khiển các loại xe sau:

- Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng, ô tô chuyên dùng có tải trọng từ 3.500kg trở lên;

- Máy kéo kéo một rơ moóc có tải trọng từ 3.500kg trở lên;

- Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2.

Từ 21 tuổi trở lên

5 năm kể từ ngày cấp

D

Cấp cho người lái xe ô tô điều khiển các loại xe sau:

- Ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;

- Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2 và C.

Từ 24 tuổi trở lên

5 năm kể từ ngày cấp

E

Cấp cho người lái xe ô tô điều khiển các loại xe sau:

- Ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi;

- Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C và D.

Từ 24 tuổi trở lên

5 năm kể từ ngày cấp

F

Cấp cho người đã có giấy phép lái xe các hạng B2, C, D và E điều khiển các loại xe ô tô tương ứng kéo rơ moóc có tải trọng lớn hơn 750 kg, sơ mi rơ moóc, ô tô khách nối toa, được quy định cụ thể như sau:

FB2

Cấp cho người lái xeô tô điều khiển:

- Các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng B2 có kéo rơ moóc;

- Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1 và hạng B2.


5 năm kể từ ngày cấp

FC

Cấp cho người lái xe ô tô điều khiển

- Các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng C có kéo rơ moóc, ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc;

- Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C và hạng FB2.

Từ 27 tuổi trở lên

5 năm kể từ ngày cấp

FD

Cấp cho người lái xe ô tô điều khiển:

- Các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng D có kéo rơ moóc;

- Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D và FB2;


5 năm kể từ ngày cấp

FE

Cấp cho người lái xe ô tô điều khiển:

- Các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng E có kéo rơ moóc;

- Các loại xe: ô tô chở khách nối toa và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D, E, FB2, FD.


5 năm kể từ ngày cấp

Điều kiện nâng hạng bằng lái xe

Người học để nâng hạng giấy phép lái xe phải có đủ thời gian lái xe hoặc hành nghề và số km lái xe an toàn nhất định.

Nâng hạng

Điều kiện thời gian lái xe nâng hạng bằng

Điều kiện số km nâng hạng bằng

Hạng B1 số tự động lên B1

01 năm trở lên

12.000 km lái xe an toàn trở lên

Hạng B1 lên B2

01 năm trở lên

12.000 km lái xe an toàn trở lên

Hạng B2 lên C

03 năm trở lên

50.000 km lái xe an toàn trở lên

Hạng D lên D

Hạng D lên E

Các hạng B2, C, D, E lên hạng F tương ứng

Các hạng D, E lên FC

Hạng B2 lên D

05 năm trở lên

100.000 km lái xe an toàn trở lên

Hạng C lên E

Lưu ý:

Kỳ thi sát hạch lái xe.
Kỳ thi sát hạch lái xe.

Các quy định xử phạt hành chính đối với người lái xe ô tô liên quan đến bằng lái xe

Các quy định xử phạt đối với người lái ô tô vi phạm các lỗi liên quan đến bằng lái xe được quy định tại Điều 21 của Nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới:

- Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô không mang theo Giấy phép lái xe.

- Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô có Giấy phép lái xe nhưng đã hết hạn sử dụng dưới 06 tháng.

- Phạt tiền từ 1.200.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi điều khiển xe ô tô, máy kéo, các loại xe tương tự xe ô tô.

- Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô có Giấy phép lái xe nhưng không phù hợp với loại xe đang điều khiển hoặc đã hết hạn sử dụng từ 06 tháng trở lên.

Ảnh: Internet

Nhung Nhung

vutuan

Link nội dung: https://nhaquanly.vn/bang-lai-xe-o-to-la-gi-cac-hang-bang-lai-xe-o-to-tai-viet-nam-hien-nay-a1731.html