Giống như mọi doanh nghiệp nói chung và các ngành dịch vụ nói riêng như du lịch, hàng không, giáo dục…hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ nhà hàng đã bị ảnh hưởng trầm trọng. Hành vi tiêu dùng của khách hàng bị tác động bởi những tin tức tiêu cực trong một thời gian dài từ sau tết Nguyên Đán và đặc biệt sau khi có thông báo của Chính Phủ và các UBND về việc tạm dừng hoạt động kinh doanh, tránh tụ tập đông người. Trước vấn đề này, Giám đốc quốc gia PR Newswire đã có cuộc trao đổi ngắn online với một số các đơn vị kinh doanh trong lĩnh vực này tại địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, cũng như chuỗi cửa hiệu cung cấp thực phẩm trên phạm vị toàn quốc.
Trả lời vấn đề này ông Trịnh Lại – Người sáng lập & Chủ tịch tập đoàn ELG cho biết “Việc đóng cửa tạm thời là điều mà chúng tôi đã lường trước và lập tức phải thực thi dựa trên tình hình diễn biến phức tạp của đại dịch. Đây được xem là kịch bản tệ nhất mà chúng tôi đã từng nghĩ đến. Tuy nhiên chúng tôi có Hội đồng Quản lý Khủng hoảng có thể nhanh chóng kích hoạt các phương thức xử lý cấp bách. Sức khỏe và sự an toàn của nhân viên là một trong những nhiệm vụ chính, vì vậy việc đầu tiên là tập trung hỗ trợ tất cả nhân viên.”
Cũng trong giai đoạn dịch bệnh leo thang, khái niệm “ngủ đông” của các doanh nghiệp cũng được đề cập khá nhiều riêng đối với Tập đoàn ELG thì ông Lai nhấn mạnh “ Việc ngủ đông là việc đặng chẳng đừng,nhưng theo đó triết lý “Đại Gia Đình” là thông điệp quan trọng mà chúng tôi muốn tất cả các thành viên trong tập đoàn ELG cần nắm được.” Cá nhân ông cho rằng nhân viên là “tài sản” quý giá nhất và cũng là ưu tiên hàng đầu của doanh nghiệp mình.
Khác với một tập đoàn lớn có sự ủng hộ và sát cánh của các nhà đầu tư, ban quản trị…thì ngược lại Founder nhà hàng Khoái tại quận 3 thành phố Hồ Chí Minh chị Nguyễn Thị Ngọc Diệp bộc bạch “Dịch COVID-19 đã thật sự ảnh hưởng nặng nề đến kết quả kinh doanh của chúng tôi. Khoảng sau Tết đến trước ngày 5/3 doanh số tuy có giảm nhưng chúng tôi vẫn đảm bảo được thu bù chi. Nhưng kể từ khi dịch tái phát từ ngày 6/3 đến nay doanh số chúng tôi rớt gần như 85-90%. Có lẻ bởi tính lây lan ngày càng nhanh của dịch khiến mọi người lo sợ nên ai cũng ngại đến chỗ đông người, và nhà hàng là một trong những nơi mọi người hạn chế đến.
Trước sự lây lan ngày càng tăng cũng như tính nguy hiểm của dịch bệnh cùng với sự kêu gọi của Chính Phủ mong mọi người ở yên trong nhà để nhanh chóng dập tắt dịch, Lãnh đạo nhà hàng thấy rằng việc bảo vệ sức khoẻ của cộng đồng cũng như sức khoẻ của tập thể nhân viên nhà hàng là quan trọng lúc này nên chúng tôi đã quyết định đóng cửa nhà hàng trong ít nhất 2 tuần hoặc có thể dài hơn tuỳ theo tình hình dịch. Vì vậy hiện tại chúng tôi đang đóng cửa ngủ đông.”
Khi được hỏi có những lời khuyên nào dành cho các nhà hàng với quy mô hoạt động tương tự, thì chị Diệp cũng đưa ra một số điểm mấu chốt như sau:
- Các doanh nghiệp cần cắt giảm những khoản chi phí mà nếu bỏ qua không ảnh hưởng lớn đến chất lượng dịch vụ.
- Cắt giảm những khoản chi phí lớn nhất ví dụ tiền thuê mặt bằng. Chủ quán thương lượng với chủ nhà để được giảm phí. Tiền lương nhân viên có thể được điều chỉnh theo các kịch bản mà mỗi doang nghiệp đã tiên liệu từ trước.
- Chuyển đổi sản phẩm phù hợp cho xu hướng hiện tại ví dụ đẩy mạnh giao đi, cho ra sản phẩm phù hợp bán online, hoặc ra sản phẩm phụ nhằm bổ trợ sức khoẻ tăng đề kháng trong mùa dịch. Đây là cách để tăng thêm doanh thu.
- Cắt giảm và kiểm soát tốt lượng nguyên liệu đầu vào, thương lượng trả chậm với nhà cung cấp…
Tuy nhiên trong thời điểm cả nước đang ‘Chống dịch như chống giặc’, các hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn uống gần như chịu trận thì vẫn có đơn vị tìm được “khe sáng”. Đơn cử là chuỗi thương hiệu GENKI JAPAN HOUSE đơn vị chuyên cung cấp thực phẩm Nhật và thủy hải sản nhập khẩu cho hơn 1000 nhà hàng khách sạn cả nước, với 7 điểm văn phòng kho trên cả nước: TP.HCM, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Nha Trang, Phú Quốc.
Từ tháng 2 khi dịch Covid khởi phát ở Trung Quốc, du lịch tại Việt Nam đã chịu ảnh hưởng nhiều. Các khách sạn công suất phòng giảm 60-70%, nhà hàng thì vắng khách nên lượng mua hàng từ các đối tượng khách hàng chính của Genki đã giảm mạnh. Trong tháng 2 doanh số đã giảm đến 50% so với tháng 1.
Một trong những sáng kiến mà chị Nguyễn Thị Kim Huyền (Jolie Nguyễn), CEO của công ty TNHH Dịch vụ Lương Nguyên - thương hiệu GENKI JAPAN HOUSE có chia sẻ : “Chúng tôi triển khai dịch vụ “bếp” để dùng chính nguyên liệu của mình chế biến ra sushi và sashimi, lập nên một kênh thức ăn nhanh kiểu Nhật rồi giao đến cho nhân viên các văn phòng, hay gia đình.” Dịch vụ này nhanh chóng được đón nhận từ cộng đồng vì vốn dĩ món ăn Nhật chỉ được bán ở những nhà hàng Nhật cao cấp lâu nay. Bản thân về phía công ty cũng đang nhanh chóng hoàn thiện các khâu từ chế biến, đóng gói, giao hàng nhanh để đảm bảo độ tươi ngon của sản phẩm khi giao đến tay người dùng. Và đã có nhiều phản hồi tính cực về chất lượng như nhà hàng nhưng giá rẻ như siêu thị. “Chúng tôi kỳ vọng kênh mới này sẽ đem lại một nguồn thu đáng kể bù đắp vào kênh bán hàng thông thường đang bị ảnh hưởng trầm trọng.” Chị Huyền cho biết thêm.
Như vậy có thể thấy dư trấn đằng sau vấn nạn dịch bệnh bùng phát đã khiến cho ngành dịch vụ ăn uống nhà hàng bị ảnh hưởng manh. Một số cơ sở chấp nhận phương án “ngủ đông” hay hoạt động cầm chừng để đảm bảo ngân sách, duy trì nhân sự để một khi dịch bệnh qua đi các doanh nghiệp có thể sớm tăng tốc lấy lại được phong độ. Và có lẽ hơn lúc nào hết bên cạnh việc chủ động lên phương án kịch bản cho riêng Doanh nghiệp mình cũng cần lắm sự hỗ trợ và ủng hộ về mặt thuế, chính sách tài chính từ các cơ quan chức năng. Có như vậy kinh tế đất nước mới có thể sớm phục hồi.
vutuan
Link nội dung: https://nhaquanly.vn/doanh-nghiep-kinh-doanh-dich-vu-an-uong-thoi-dich-covid-19-a1529.html