Bà chủ Công ty Thiên Tác của Đài Loan Chu Ngọc Phượng qua báo chí nắm được một thông tin như thế này: đất nước Cô Oét hoàn toàn là sa mạc, hàng năm phải nhập khẩu một lượng lớn đất màu để trồng cây phục vụ cho công tác làm đẹp cảnh quan. Thông tin đơn giản này đã đem lại cho bà chủ công ty này một sự gợi ý nho nhỏ. Bà cho rằng cỏ cũng có thể trở thành hàng hoá, so với xuất khẩu đất, xuất khẩu cỏ còn có khả năng mang lại lợi nhuận cao hơn. Thế là, bà dốc vốn mời các viện nghiên cứu cùng các chuyên gia giúp đỡ nghiên cứu loại cỏ có thể sinh trưởng và phát triển trong môi trường không có đất. Không lâu sau, nghiên cứu đã cho kết quả tốt, loại cỏ này đã trở thành cái mỏ vàng của Thiên Tác.
Loại cỏ mà Công ty Thiên Tác nghiên cứu được, chính xác mà nói, có thể gọi là “tấm thảm xanh”, là loại cỏ tiêu chuẩn có thể trồng với số lượng lớn. Cấu trúc của loại cỏ này là trước tiên đem loại chất xen-lu-lô nhân tạo kết hợp với xen-lu-lô tự nhiên tạo thành loại “vải lưới", sau đó rắc đều hạt giống và phân bón lên “tấm vải" đó, cuộn thành từng cuộn, bọc lại cẩn thận rồi phân phối cho các cửa hàng bán lẻ. Khi cần dùng, khách hàng chỉ việc mở nó ra trái trên mặt đất, rắc lên trên đó một lớp đất mỏng hoặc một ít rơm khô, hàng ngày tưới lên một chút nước để giữ ẩm, không đến một tháng sau trên những tấm thảm này sẽ mọc lên những ngọn cỏ xanh mịn như nhưng không khác gì so với những thảm cỏ được trồng trên đất.
Loại “thảm xanh” này có rất nhiều ưu điểm, nó có thể “trồng” được ở khắp nơi, bất kể là trên đất bùn hay trên sa mạc, thậm chí cả trên các ban công tầng thượng của các toà nhà cao tầng, chỉ cần trải nó ra và giữ ẩm, nó sẽ mọc đúng thời gian quy định. Như vậy, vừa tránh được hiện tượng hạt giống bị rửa trôi khi tưới nước, lại vừa có thể đảm bảo độ ẩm cần thiết để cỏ có thể mọc đều. Cách làm này có giá thành rẻ, hơn nữa, tỷ lệ sống của cỏ rất cao, gần như đạt 100%. Chính vì nó ưu việt hơn rất nhiều so với loại cỏ trồng trên đất nên rất được các nhà xây dựng và người sử dụng ưa chuộng, vừa tung ra thị trường đã tiêu thụ được với số lượng lớn.
Thực ra loại “thảm xanh” này vốn là do Nhật Bản phát minh, nhưng lại chưa có sự nghiên cứu kỹ lưỡng đối với loại “vải lưới” này, loại xen-lu-lô nhân tạo có thành phần cấu tạo chưa hợp lý. Do loại xen-lu-lô tự nhiên chỉ chiếm 20%, xen-lu-lô nhân tạo chiếm tới 80%, dẫn tới việc tạo ra nhiều kẽ hở, khiến hạt giống dễ bị lọt và bị rửa trôi khi tưới nước, do vậy tỷ lệ sống tất nhiên sẽ không cao. Tianzuoshiye đã nhằm vào những nhược điểm này, tiến hành khắc phục, cải thiện loại “vải lưới” này, điều chỉnh tỷ lệ giữa xen-lu-lô nhân tạo và xen-lu-lô tự nhiên là 50-50. Kết quả, khắc phục được nhược điểm của các sản phẩm cùng loại của Nhật Bản.
Sau khi nghiên cứu thành công loại sản phẩm này, theo hướng nguồn tin trước đây, công ty phải người sang những quốc gia “hiếm đất” như Cô Oét, Ả Rập Xê Út v.v... để tiến hành công tác marketing cho loại sản phẩm này, đồng thời tiến hành hướng dẫn cách trồng và chăm sóc loại cỏ này ngay tại bản địa, tuyên truyền khả năng phủ xanh và hiệu quả trông thấy của nó cũng như các đặc điểm trong đó có khả năng chắn cát hữu hiệu. Qua ba tháng tiến hành các hoạt động marketing công ty nhanh chóng có được lòng tin của khách hàng nơi đây, ngay cả các tù trưởng và hoàng tử cũng hết sức thoả mãn nói rằng đây là “tấm thảm thần kỳ”. Hiện nay, việc kinh doanh mặt hàng này của Thiên Tác ngày càng được nhân rộng, các đơn đặt hàng được gửi đến tới tấp từ khắp nơi trên thế giới, mang lại cho công ty một nguồn thu nhập khổng lồ.
Thành tích thu được của công ty Thiên Tác đúng là đáng để người ta ngưỡng mộ. Thực ra công ty này cũng chẳng có bí quyết gì lớn. Nguyên nhân có được thành công của họ thứ nhất là do họ biết nắm bắt thông tin, thứ hai là biết dựa vào thế mạnh của kẻ khác, phát huy ưu điểm cũng như khắc phục những nhược điểm của đối phương để biến thành ưu điểm của bản thân. Nguồn tin Cô Oét nhập khẩu đất trồng cây đã khơi gợi ý tưởng trồng cỏ xuất khẩu kết hợp với ý tưởng cải tiến loại “vải lưới” của Nhật Bản và tạo ra mỏ vàng lớn cho Thiên Tác?
Viện Nghiên cứu và Đào tạo về quản lý
Link nội dung: https://nhaquanly.vn/cau-chuyen-quan-ly-nhay-ben-trong-viec-quan-sat-mang-lai-nhung-loi-ich-gi-a14047.html