Theo đó, tổng giá trị của lần phát hành trái phiếu này của VJC là 2.000 tỷ đồng, dự kiến thực hiện từ quý 2-4/2024. Đây là trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, không có tài sản bảo đảm.
Kết thúc quý 1/2024, VJC đã lãi sau thuế gần 540 tỷ đồng, gấp 3 lần quý 1/2023. Với hãng bay chi phí thấp này, đây cũng là mức lợi nhuận cao nhất từ đầu năm 2020 đến nay.
Tính đến ngày 31/3, tổng tài sản của Vietjet đạt hơn 85.828 tỷ đồng, chỉ số nợ vay - vốn chủ sở hữu 1,9 lần và chỉ số thanh khoản 1,3 lần nằm ở mức an toàn trong ngành hàng không. Vốn chủ sở hữu 16.051 tỷ đồng bao gồm 9.786 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tại ngày 31/3.
Trong cùng khoảng thời gian này, Vietjet mở mới 15 đường bay quốc tế và quốc nội, nâng tổng số đường bay lên 140. Hãng liên tiếp công bố và khai trương các đường bay quốc tế mới gồm: Phú Quốc - Đài Bắc (Đài Loan, Trung Quốc), TP HCM - Thành Đô, Tây An (Trung Quốc), TP HCM - Viêng Chăn (Lào) và các đường bay từ Hà Nội đến Hiroshima (Nhật Bản), Sydney, Melbourne (Australia).
Năm 2024, Vietjet lạc quan về sự hồi phục của thị trường hàng không toàn cầu. VJC dự báo khu vực châu Á - Thái Bình Dương nhiều khả năng phục hồi với tổng lượng khách khoảng 3.4 tỷ hành khách, tương đương 99.5% năm 2019 - thời điểm trước đại dịch COVID-19.
Tại các khu vực châu Âu và Bắc Mỹ, dự báo cơ bản hồi phục như giai đoạn trước đại dịch, với lượng hành khách tiếp tục tăng nhưng với tốc độ chậm hơn. Tổng lượng hành khách toàn cầu dự báo đạt 9.4 tỷ lượt, tăng 2.5% so với 2019.
Năm 2024, VJC đặt ra kế hoạch hồi phục mạnh, với doanh thu hợp nhất 65,566 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 1,081 tỷ đồng, tăng tương ứng 10% và 78% so với năm trước.
Hồng Vũ
Link nội dung: https://nhaquanly.vn/vietjet-cua-ba-nguyen-thi-phuong-thao-len-ke-hoach-huy-dong-2000-ty-dong-thong-qua-kenh-trai-phieu-a13620.html