Người từng giàu nhất nước Mỹ đúc kết 10 quy tắc để thành công trong kinh doanh

Sam Walton đã được tờ tạp chí Forbes số ra tháng 10 năm 1985 bình chọn là người giàu nhất nước Mỹ. Sau những năm tháng huy hoàng, ông đã dồn hết tâm huyết đúc kết nên 10 quy tắc lớn trong kinh doanh. Đây chính là sự trải nghiệm trong quãng đời kinh doanh của ông và nó đã trở thành cuốn cẩm nang quý báu cho giới kinh doanh hiện nay.

Ông chủ một đại lý bán lẻ người Mỹ Walton xuất thân trong một gia đình nghèo khó. Khi còn đang đi học, ông đã phải đi làm thuê để lấy tiền đóng học phí và sinh sống. Năm 1945, sau khi rời quân ngũ, ông đã có ý tưởng mở cửa hàng bán lẻ Wal - Mart tại một thị trấn nhỏ.

Trải qua mấy chục năm không ngừng phấn đấu, ông đã thiết lập ra một hệ thống siêu thị bán lẻ lớn nhất trên toàn cầu - Tập đoàn Bách hoá Wal - Mart. Sam Walton đã được tờ tạp chí Forbes số ra tháng 10 năm 1985 bình chọn là người giàu nhất nước Mỹ. Đến năm 1998, tổng tài sản của gia đình nhà Walton đã đạt đến 48 tỷ đô la, xếp hàng thứ hai trên thế giới.

sam-walton-1718676513.jpg
Sam Walton đã được tờ tạp chí Forbes số ra tháng 10 năm 1985 bình chọn là người giàu nhất nước Mỹ.

Thành công của Walton là kết quả của sự nỗ lực phấn đấu không ngừng, cũng là một trong số những kiệt tác thương mại hóa trong hoạt động kinh doanh. Trong khoảng thời gian hơn 50 năm, ông luôn tìm tòi, đúc kết những phương pháp kinh doanh và áp dụng nó vào thực tiễn kinh doanh của mình, đó là hình thức bán lẻ. Bán lẻ là hình thức cực kỳ phổ biến, đầu đường cuối phố khắp nơi đâu đâu cũng có những cửa hàng bán lẻ, mà Walton đã dựa vào đó để thu được những thành công rạng rỡ và đã có được tất cả.

Sau những năm tháng huy hoàng, ông đã dồn hết tâm huyết đúc kết nên 10 quy tắc lớn trong kinh doanh. Đây chính là sự trải nghiệm trong quãng đời kinh doanh của ông và nó đã trở thành cuốn cẩm nang quý báu cho giới kinh doanh hiện nay.

Yêu nghề

Cho dù bạn đang làm bất cứ công việc gì thì trước tiên bạn vẫn phải có một tấm lòng yêu nghề, tôi nghĩ tôi chính là người thông qua công việc, luôn biết được sức mình để khắc phục những thiếu sót của bản thân. Tôi không biết bạn có phải là người khi sinh ra vốn đã sẵn có bản tính đó chưa, hoặc đã được học trong cuộc sống chưa, nhưng tôi biết bạn cần phải có được điều đó. Nếu bạn là người yêu công việc, hết lòng vì công việc, thì hàng ngày bạn nên dùng hết khả năng của mình để hoàn thành công việc, những người xung quanh bạn cũng sẽ dần dần học được thói quen đó của bạn.

Chia sẻ lợi nhuận với đồng nghiệp

Hãy xem họ như những người làm ăn với bạn. Như vậy, họ cũng sẽ coi bạn là những đối tác của họ, cuối cùng thì các bạn hãy biết đề ra những khẩu hiệu để đạt được những thành tích trong công việc kinh doanh. Nếu bạn muốn, vẫn có thể duy trì được quyền lãnh đạo công ty. Nhưng nên sắm vai người "công bộc của dân" theo tinh thần anh em bạn bè. Động viên khích lệ đồng nghiệp của bạn đóng góp cổ phần với công ty. Trích tỷ lệ cổ phần bán cho họ, đảm bảo sau khi về hưu sẽ dành cho họ những cổ phiếu. Đó chính là cách tốt nhất mà chúng tôi đã làm qua.

anh-chup-man-hinh-2024-05-16-luc-163615-1715852194.png
Ảnh minh hoạ.

Khích lệ đối tác của bạn

Chỉ có quyền lợi về vật chất thì vẫn chưa đủ, hàng ngày luôn luôn phải nghĩ ra những cách mới, có hứng thú để khích lệ, cổ vũ đối tác của bạn. Vạch ra những mục tiêu cao cả, ủng hộ sự cạnh tranh và tiến hành đánh giá, bình xét và phân chia. Khen thưởng kịp thời với những hình thức phong phú và đa dạng, nếu những phương pháp mời hợp tác đã kém tác dụng thì nên tiến hành cải tiến, loại bỏ phương thức cũ, bàn bạc, sáng tạo phương thức mới để hai bên cùng có lợi. Giám đốc và người đứng đầu các bộ phận phải cùng nhau bàn bạc, điều chỉnh công việc để đảm bảo tính chiến lược. Mỗi cá nhân cũng có quyền được điều chỉnh công việc để thu được hiệu quả cao hơn. Để mỗi cá nhân phải suy đoán, suy nghĩ xem mỗi kế sách mà người quản lý sắp ban hành ra sẽ là gì, họ sẽ phải suy nghĩ xem phải làm như thế nào để đạt được hiệu quả cao nhất, tức là bạn tạo ra cho nhân viên của mình sự tìm tòi và sáng tạo.

Giao lưu, hiểu biết lẫn nhau

Dùng hết khả năng có thể để giao lưu với đối tác của bạn, họ càng được biết nhiều, càng được hiểu sâu thì sẽ càng quan tâm đến công việc hơn. Một khi họ bắt đầu quan tâm thì khó khăn như thế nào cũng không thể cản trở họ được. Nếu bạn không tin tưởng, tín nhiệm đồng nghiệp của mình thì không nên để họ biết điều đó, vì họ sẽ biết bạn vẫn chưa thực sự chân thành coi họ là bạn, là đối tác tin cậy. Tình báo kinh tế tin cũng chính là những đối tượng quan trọng, khi bạn để cho những đối tượng này mang đến cho đồng nghiệp của bạn những lợi ích thì dần dần thông tin của bạn sẽ bị tiết lộ cho đối thủ cạnh tranh khác và khi đó bạn sẽ phải gặp nhiều rủi ro và nguy hại.

Bày tỏ lòng cảm ơn

Bày tỏ lòng cảm ơn đối với những đồng nghiệp đã làm được cho công ty những việc tốt, hay những người đã hoàn thành công việc. Trung thành mua lại những chi phiếu, cổ phiếu. Mỗi người trong chúng ta ai cũng đều thích nghe những lời cảm ơn về những việc mình đã làm, đặc biệt là khi đã làm được những công việc mang nhiều ý nghĩa, không có một thứ gì có thể thay thế được những câu nói động viên khuyến khích, những lời cảm ơn chân thành một cách kịp thời, đúng lúc. Lời nói không tốn một xu nào nhưng lại thực sự đáng quý, không có gì so sánh được, đúng như câu nói: “Lời nói chẳng mất tiền mua. Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”.

anh-chup-man-hinh-2024-05-16-luc-163600-1715852216.png
Ảnh minh hoạ.

Hài hước khi thất bại

Thành công phải được chúc mừng kịp thời, rộng rãi, tuy nhiên nếu thất bại thì không cần thiết cứ phải canh cánh trong lòng, không cần phải khắt khe với mình, hết sức thoải mái, như vậy những người xung quanh bạn cũng sẽ cảm thấy thoải mái, vui vẻ, lạc quan, biểu hiện tình cảm một cách bình thường. Khi không may gặp thất bại, hãy khoác lên mình một vở kịch, hát một ca khúc ngô nghê, ngộ nghĩnh, những người khác cũng sẽ hát theo bạn. Hãy tạo cho bản thân mình một vẻ hài hước, như vậy tất cả mọi thứ bạn nghĩ đến sẽ tốt hơn, có hướng hơn mà chính những điều này sẽ làm cho đối thủ bị mê hoặc.

Lắng nghe ý kiến

Lắng nghe ý kiến của từng thành viên trong công ty và điều quan trọng là phải nghĩ ra cách nào đó để họ tự nói ra những suy nghĩ của bản thân. Trong dây chuyền hoạt động kinh doanh, nhân viên là người đầu tiên tiếp xúc với khách hàng, chính họ mới là những người nắm chính xác tình hình thực tế. Bạn phải hết sức tế nhị để hiểu được họ và khai thác được những điều họ biết, họ nắm giữ. Trên thực tế, đây cũng là một cách để quản lý chất lượng toàn diện. Để loại bỏ được căn bệnh thành tích, khích lệ ý tưởng mới, ý kiến xây dựng trong tổ chức của bạn, bạn phải lắng nghe tất cả mọi ý kiến đóng góp cũng như những lời phàn nàn, than phiền về bạn của những đồng nghiệp, những đối tác và những nhân viên.

Làm tốt những gì mà khách hàng mong muốn

Phải làm được tốt hơn những gì mà khách hàng mong muốn, nếu bạn làm được như vậy, họ sẽ trở thành khách hàng lâu dài. Bạn phải biết dành cho khách hàng những điều họ cần để cho khách hàng biết rằng bạn rất yêu quý và tôn trọng họ. Phải biết sửa chữa thỏa đáng những thiếu sót của bản thân một cách thành khẩn, thành thật xin lỗi, không viện những lý do khác để che đậy thiếu sót của mình.

Biết khống chế chi phí

Biết khống chế chi phí của mình tốt hơn so với những đối thủ cạnh tranh khác, từ đó bạn luôn tìm ra được những ưu thế cạnh tranh. Từ 25 năm trở lại đây, trước khi tập đoàn Wal Mart trở thành hệ thống bán lẻ lớn nhất trên toàn quốc, trong công việc kinh doanh của công ty, chúng tôi luôn đạt được tỷ lệ chi phí ở mức thấp nhất so với doanh thu. Nếu hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao, bạn có thể phạm phải rất nhiều những sai lầm khác nhau về công tác quản lý tiền bạc, những nếu hiệu suất thấp thì kết quả cuối cùng sẽ chỉ là sự thất bại.

anh-chup-man-hinh-2024-05-16-luc-163608-1715852216.png
Ảnh minh hoạ.

Đi con đường độc đáo

Một bài toán thường có nhiều cách giải, quản lý doanh nghiệp cũng có nhiều phương pháp. Nếu mọi người đều đi trên một con đường mà bạn lại chọn một con đường khác thì bạn sẽ có rất nhiều cơ hội để đi đến thành công, tất nhiên là bạn cần phải có sự chuẩn bị tốt vì khi đó, những lời nói của mọi người xung quanh sẽ có thể làm bạn dao động, công kích rằng con đường mà bạn lựa chọn là sai lầm.

Trên đây là một số quy tắc thông thường, thậm chí có người còn cho là đơn giản. Nhưng điểm khó khăn, thử thách bạn chính là ở chỗ bạn phải không ngừng nghĩ ra biện pháp để thực hiện những quy tắc đó. Bạn không được giữ thái độ bảo thủ không chịu thay đổi, vì sự vật xung quanh bạn luôn biến hóa vận động, nếu muốn thành công bạn không thể không đi trước những thay đổi đó.

10 quy tắc của Walton đến nay vẫn có giá trị trong giới thương mại, mỗi một người khi lần đầu bước chân vào kinh doanh, muốn lập nên sự nghiệp lớn thì điều đầu tiên nên thuộc lòng 10 nguyên tắc trên và áp dụng triệt để chúng trong thực tiễn, đồng thời kết hợp với những kinh nghiệm được tích lũy dần theo thời gian thì nhất định sẽ có được thành công.

Viện Nghiên cứu và Đào tạo về quản lý

Link nội dung: https://nhaquanly.vn/10-quy-tac-de-thanh-cong-trong-kinh-doanh-a13234.html