Chuyện về quản lý: Tiền bạc là nguồn của cải có hạn, con người mới là nguồn của cải vô hạn

Điều này đã nói rõ mức độ quan trọng của nhân tài, bạn thành công hay không hãy nhìn vào đội ngũ nhân tài của công ty bạn, chỉ có nhân tài mới có thể biến sự thất bại thành sự thành công.

Không có nhân tài, hoặc không lưu giữ được nhân tài thì cho dù bạn có bao nhiều tiền vốn, bao nhiêu dự án cũng vẫn chỉ là con số 0. Vì vậy, cạnh tranh trong thương trường hiện nay lại chính là cạnh tranh về nhân tài. Đối với người quản lý, nếu quản lý tốt nhân tài và giúp họ phát huy tối đa tiềm năng, thành đem lại môi trường làm việc tốt nhất cho họ có nghĩa là bạn thi đã nắm chắc thành công trong tay.

Trình độ của người phụ trách trong một tổ chức thể hiện ở phương pháp anh ta xây dựng mục tiêu và chính sách, thể hiện ở cách khai thác phát hiện ra sự phát triển và tính ổn định của nhân tài, thể hiện ở những thành quả do anh ta và nhân viên của anh ta giành được.

Tổng giám đốc thường lấy việc đào tạo nhân tài làm nhiệm vụ đầu tiên và quan trọng nhất, ông luôn luôn cho rằng bí quyết thành công của công ty dầu lửa Mobil chính là sự hợp tác nhiệt tình trung thành của những nhân tài trong thanh công ty

Người sáng lập ra công ty dầu lửa Mobil, ngay trong thời kỳ thành lập, đã tổ chức lớp huấn luyện đào tạo và bồi dưỡng nhân tài. Tất cả những nhân tài tham gia lớp đào tạo này đều là những người có chí tiến thủ, rất thông minh tài giỏi, tổng giám đốc rất chú trọng phát hiện tài năng của họ và tăng cường đào tạo thêm. Chính những nhân tài tham gia lớp đào tạo này đã cống hiến rất nhiều cho sự phát triển của công ty dầu lửa Mobil. Năm 1897, tổng giám đốc công ty đường sắt trung ương ở New York đã có lời khen ngợi về sự thông minh tài giỏi của những thành viên trong lớp đào tạo quản lý này.

Đối với một doanh nghiệp có khả năng thu lợi nhuận, đặc biệt là có khả năng kiếm những khoản lợi nhuận cực lớn thì không có gì phải bàn, vì công tác quản lý của họ đã rất hoàn thiên đội ngũ nhân tài của họ đã có trình độ cao. Nhưng ngược lại, đối với những doanh nghiệp không có khả năng kiếm lợi nhuận, bạn cũng không cần phải tìm hiểu nhiều.

2355-image001-1715245733.jpeg
Ảnh minh hoạ.

Doanh nghiệp có được lợi nhuận hay không được quyết định chính ở chỗ có biết sắp xếp vòng tuần hoàn cung cấp, sản xuất, tiêu thụ một cách hợp lý hay không. Những vấn đề này lại không phải được quyết định ở chỗ cơ sở vật chất của doanh nghiệp có hùng hậu hay không mà được quyết định bởi sự linh hoạt năng động của con người. Điều này đã được Peter Drucker coi là tiêu chuẩn cơ bản cho công tác cân bằng lực lượng nhân tài của doanh nghiệp, “Trong phần lớn các tuyến, doanh nghiệp, các nhà quản lý là một nguồn lực hết sức đáng quý nhưng cũng không ổn định về chất lượng, vì vậy cần phải Qua không ngừng được bổ sung. Để xây dựng được một đội ngũ quản lý phải tốn công sức nhiều năm, nhưng chỉ cần một thời gian ngắn không được chú trọng đến thì đội ngũ quản lý đó sẽ trở nên hỗn loạn, bao nhiêu công sức và tiền của cũng bị đổ xuống sông xuống biển". 

Bất kỳ một nhà quản lý doanh nghiệp nào cũng phải biết nghiên cứu và tìm ra phương pháp để thực hiện kế hoạch một cách tốt đẹp. Đó là việc hoàn thiện cơ cấu tổ chức, phối hợp nhân viên một cách hợp lý, đưa ra những phương pháp lãnh đạo chính xác, điều hành nội bộ một cách hiệu quả, có hệ thống báo cáo nhanh chóng mà chính xác, điều chỉnh chặt chẽ hợp lý đối với doanh nghiệp hoặc ngành nghề mà bạn đang quản lý về các vấn đề như tài chính, nhân lực, vật tư, kỹ thuật, thời gian hay thị trường, đưa ra những quyết định tốt nhất để đạt được mục tiêu đã đề ra.

Từ đó có thể nhận thấy, muốn công tác quản lý thu được hiệu quả tốt thì điều quan trọng là phải phát huy được sự nhiệt tình công tác của từng cá nhân trong doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể thông qua các cách quản lý nhân tài để tạo ra một môi trường làm việc toàn diện và vững mạnh, khiến cho từng cá nhân làm việc trong môi trường đó có thể mang toàn bộ tài trí và khả năng của mình cống hiến cho doanh nghiệp một cách chân thành và vui vẻ. Từ đó có thể tạo ra được những thành quả kinh doanh hiệu quả nhất, đạt được, thậm chí vượt qua được những mục tiêu mà doanh nghiệp đã đề ra. Tóm lại, tiền của, vật chất đều phải thông qua sự vận hành của con người mới có thể chuyển hoá thành những sản phẩm hữu ích.

Doanh nghiệp Vương An đã lấy con người là nền tảng của hoạt động quản lý kinh doanh. Công ty này đặc biệt chú ý đến việc sử dụng nhân tài, hết lòng hết sức dựa theo những đặc điểm khác nhau của mỗi cá nhân để từ đó phát huy tài năng cao nhất của họ, khiến cho mỗi cán bộ nhân viên cảm thấy hài lòng trước cảm giác được tham dự vào, cảm giác có được những thành tựu. Chính vì vậy mà công ty đã có được sự tín nhiệm của mọi người. Đã nhiều năm qua, công ty Vương An không lúc nào thấy thiếu nhân tài. Đặc biệt là họ còn hết sức chú trọng đến việc nâng cao sự định hướng cho cán bộ nhân viên, hết lòng hết sức làm cho nhân viên cảm thấy mình được tôn trọng và tin tưởng. Về mặt phúc lợi thì công ty còn cho xây dựng nhà trẻ, câu lạc bộ hưu trí, câu lạc bộ nông thôn và đã đưa ra những sắp xếp thoả đáng hợp lý nhất cho những người cao tuổi của công ty, có phân thưởng xứng đáng cho những cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong công tác. Vào tháng 8 hàng năm, công ty còn tổ chức một chuyến du lịch 3 ngày cho tất cả những cá nhân đạt thành tích xuất sắc tin trong công việc. Tất cả nhưng điều trên đã tạo nên một tác dụng hết sức quan trọng trong việc phát huy tính tích cực của cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp.

Doanh nghiệp khi đánh giá tài năng không cần phải tìm được một người quá hoàn hảo mà phải biết phát hiện và sử dụng những ưu điểm của từng cá nhân.

Tin Thời xưa có một người tên là Khuất Tú Chính rất giàu có, trong số gia nhân thuộc hạ của ông có một người trông mài tháng mày lúc nào cũng ủ rũ như sắp khóc. Gia nhân của Khuất tám đại nhân không ai có cảm tình với người đầy tớ đó, vì thế cho nên có một số người đã gièm pha nói với Khuất Tú Chính rằng: “Người đó suốt ngày mặt mày nhăn nhỏ, xem ra không thể đem lại cho ngài sự may mắn, sao ngài không đuổi quách anh ra đi?”. Khuất Tú Chính đáp rằng: “Các người nói không phải là không có lý, nhưng nếu ta sai nó thay ta đi đám ma, thì không phải chính là người phù hợp nhất đó sao? Có thể thấy rằng anh ta vẫn rất hữu dụng mà”. Đây chính là quan điểm chính xác cần có của những người lãnh đạo sáng suốt.

Một cộng một bằng không! Trong doanh nghiệp không cần phải người nào cũng thông hiểu tường tận tất cả mọi vấn đề vì như vậy dễ tạo nên sự bài xích lẫn nhau, thậm chí gây nên những phản ứng trái ngược và doanh nghiệp không thể có được những thành quả rõ rệt. Ví dụ như có một công ty do ba người rất có năng lực đã hợp lại với nhau và phân chia nhau đảm nhiệm những chức vụ quan trọng. Hầu hết mọi người đều cho rằng công ty này sẽ phát triển phồn vinh, nhưng không ai ngờ được công ty đó lại ngày càng trở nên thua lỗ.

Một số cổ phiếu của công ty đã bị rút sang đầu tư vào một công ty khác. Người ta đoán rằng công ty sau khi trải qua cảnh chia lìa li tán như thế nhất định sẽ dẫn tới con đường phá sản. Không ai ngờ sự cố gắng của những người đứng đầu công ty đó đã khiến công ty chuyển mình và phát huy hết được sức sản xuất của công ty. Trong một thời gian ngắn, công ty đã tăng giá trị sản xuất và kim ngạch tiêu thụ lên gấp hai lần trước đây. Không những đã bù đắp được hết những khoản lỗ trước đây mà công ty này còn liên tiếp tạo ra những khoản lợi nhuận cao tương ứng.

Để làm thay đổi được một cá nhân, trước tiên bạn cần phải tin tưởng họ, phải nên biết rằng nếu trong lòng bạn nghĩ rằng người này không được, không tốt, thì ngay lập tức đối phương sẽ nhận ra ngay. Nếu bạn lại có những lời trách móc, nói xấu sau lưng đối phương thì sự việc lại càng trở nên nghiêm trọng và sẽ chẳng ra sao nếu những lời nói không hay đó được truyền đi. Hậu quả tất yếu của nó là một vòng tròn luẩn quẩn, đầy rắc rối và đối phương sẽ luôn luôn ghi dấu trong lòng không bao giờ phai nhòa được.

Thực ra, nhân viên vốn đã tự cảm thấy bản thân họ có nhược thấy điểm gì. Nếu người lãnh đạo cũng có nhận định như vậy thì phải góp ý với nhân viên một cách thẳng thắn và chân thành. Con người trong xã hội cũng giống như một trang giấy trắng, rất dễ dàng bị ảnh hưởng bởi thế giới bên ngoài nên cũng thể để không có cách gì ngăn chặn được những cách suy nghĩ và những hành vi sai trái. Vì vậy, trách nhiệm của nhà lãnh đạo kinh trong việc đào tạo cấp dưới là hết sức to lớn.

trainingagreatleader-1521004281-1715245825.jpeg
Ảnh minh hoạ.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nhân viên trẻ gồm 2 lĩnh vực quan trọng dưới đây:

1. Giáo dục phương pháp làm việc. Người lãnh đạo cần phải cố gắng nhanh chóng để cho những cán bộ nhân viên minh mới nhận thức được rằng năng lực của họ vẫn còn kém cỏi,
thái cần phải học hỏi thêm; mặt khác cũng phải để cho họ có niềm tin bởi vì họ cũng chính là một thành viên trong tập thể đó.

2. Cán bộ nhân viên mới buộc phải nắm vững một cách triệt để những nguyên tắc của công ty trong việc sử dụng thiết bị trong nhiệm vụ công tác cũng như những kiến thức có liên quan về công tác báo cáo, cách thức liên lạc, nói năng và thái độ làm việc cũng như giao thiệp với đồng nghiệp và xã hội để khi họ gặp phải những vấn đề cần xử lý sẽ không cần phải mất nhiều thời gian xem xét, có thể tự giác chấp hành những trong quy tắc chuẩn mực để làm việc.

Khi làm công tác giáo dục cho những cán bộ công nhân viên tin mới, việc đầu tiên là phải để họ tự nhận biết được rằng, mức lương của họ, thu nhập của họ không phải là do công ty quyết định mà chính là do khách hàng mang lại.

Đối với những người làm công việc lao động trí óc nên tuyệt đổi hạn chế những phương thức lãnh đạo mang tính chỉ thị, mệnh lệnh mà phải tạo cho họ tính tự giác, tự mình để ra kỷ luật ở một mức độ cao nhất. Điều này thì hoàn toàn ngược lại với những người làm công tác chỉ huy trực tiếp ở hiện trường sản xuất. Những người làm công tác lao động trí óc thường có ý thức tự giác rất cao, họ ghét sự trói buộc. Chính vì vậy, cách quản lý mang tính mệnh lệnh không những không có hiệu quả mà còn đem lại sự đối kháng mang tính tiêu cực. Vì thế, nên tôn trọng tính tự tôn của họ, dùng phương pháp khích lệ, dẫn dắt để nâng cao sự say mê và khát vọng của họ.

Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công nhân trẻ là sứ mệnh chung của những cán bộ tiền bối, kỳ cựu có kinh nghiệm.

Lãnh đạo cần phải có trách nhiệm lớn đối với đội ngũ cán bộ nhân viên dưới quyền. Khi cấp dưới là những cán bộ công nhân viên mới, trách nhiệm đó lại càng trở nên quan trọng. Đối với cán bộ nhân viên mới không nên trách mắng quá nhiều mà phải hướng dẫn cho họ đi theo đúng đường lối của công ty.

Trước tiên cần phải tin tưởng vào khả năng, sự nhiệt tình công tác của mỗi người nhân viên. Bất kỳ một ai cũng có những ưu, nhược điểm riêng. Người lãnh đạo nên lấy ưu điểm của nhân viên làm điểm xuất phát cho họ.

Con người là nhân tố quan trọng nhất, nếu thiếu những người kỹ sư, nhà khoa học điện tử ưu tú và những nhân viên kỹ thuật chuyên nghiệp thì cho dù là kế hoạch của bạn có hoàn thiện như thế nào cũng không có cách gì để thực hiện thành công.

Nhiều năm nay, người ta đều cho rằng sự thiếu vốn cũng tinh giống như cái “cổ chai” khống chế sự phát triển của doanh nghiệp. Cách nghĩ này chưa được thoả đáng. Tạo ra một cái “cổ chai” trong nền sản xuất chính là do công ty chưa có sự tin bổ sung nguồn lực. Thực tế chưa từng có một kế hoạch hay cần ghi một hoạt động nào chỉ do tạm thời thiếu vốn mà phải hủy bỏ cả.

Nếu vốn tạm thời bị thiếu hụt, nhưng chỉ cần có nhân tài thì có thể thông qua sự sáng tạo của con người để mà cải tiến. Ngược lại với điều đó, chỉ có sự hùng hậu về vốn, tiền bạc nhưng không có nhân tài thì chỉ giống như một đống nguyên tin liệu vật tư tốt nhưng không có người thợ tài ba, cũng chỉ tạo nên một sản phẩm xấu, chất lượng kém mà thôi.

Các bạn cần phải nhớ kỹ một điều, hãy dùng sự nhiệt tình, sự tin chân thành và sự tin tưởng để lựa chọn và gìn giữ nhân tài, chỉ có như vậy con đường kinh doanh của bạn mới ngày càng rộng mở.

“Thời trị vì của Trinh Quán” là thời kỳ thái bình thịnh vượng hiếm có của xã hội phong kiến Trung Quốc. Sự xuất hiện của thiên thời kỳ thái bình thịnh vượng này có rất nhiều nguyên nhân, trong đó có một nguyên nhân cực kỳ quan trọng đó là, cách dùng người của quân thần đời Trinh Quán có những điểm rất độc đáo. Đặc điểm chủ yếu của cách dùng người, dùng quan của Trịnh Quán là lấy sự nhận thức đúng đắn của con người làm phương hướng chỉ đạo, lấy tiêu chuẩn nhân tài hợp lý làm thước đo và còn xây dựng nên một cơ chế, chế độ khích lệ thưởng phạt phân minh rạch ròi. Cách dùng người thời xưa có rất nhiều điểm tương đồng với công tác quản lý nhân tài của chúng ta ngày nay trong các doanh nghiệp hiện đại. Quản lý nhân tài của các doanh nghiệp thời hiện đại, trên một ý nghĩa nhất định nào đó cũng chính là “phép dùng người”. Vì thế cho nên nhiệm vụ căn bản của nó chính là thông qua sự nhận thức chuẩn xác, đúng đắn để lựa chọn ra nhân tài, sử dụng và phân phối một cách hợp lý, khích lệ tính tích cực của những nhân tài đó để phát huy một cách toàn vẹn nhất khả năng tiềm ẩn trong con người họ, qua đó bảo đảm thực hiện chính xác mục tiêu của doanh nghiệp. Vì thế, việc mượn lý luận về cách dùng người của Trinh Quán thời xưa đã có một ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với cách quản lý nhân tài trong các doanh nghiệp thời hiện đại của chúng ta.

trach-ai-khi-nhan-tai-nhu-la-791661850847-1715245733.jpeg
Ảnh minh hoạ.

Luôn luôn có ý thức trong việc chiêu hiền đãi sĩ

Đường Thái Tông - Trung Quốc nhận thức được một cách rất sâu sắc về tầm quan trọng cần thiết của nhân tài, ông ta nói: “Để sơn hà vững mạnh chỉ có một cách duy nhất là dựa vào con người”, “Có thể bình được thiên hạ, duy nhất cũng chỉ nằm ở chỗ biết dùng kẻ hiền tài”. Trong chiến lược “vì nước” “bình thiên hạ”, Đường Thái Tông đã đánh giá rất cao tác dụng của việc chiêu hiền đãi sĩ. Ông đã coi việc sử dụng nhân tài là cái gốc cho sự hưng thịnh phồn vinh của triều đại, của đất nước và điều đó rõ ràng là một triết lý sáng suốt. Vì thế, ông luôn một lòng một da chiêu hiền đãi sĩ, ra sức thu hút người tài để bổ nhiệm ra làm quan. Trị Quốc bình thiên hạ phải có ý thức chiêu hiền đãi sĩ, phá chiêu mộ được kẻ hiền tài, quản lý trong các doanh nghiệp thời hiện đại càng phải có chiến lược đánh giá cao độ tầm quan trọng của những tài năng có tố chất cao. Đối với các doanh nghiệp thời hiện đại mà nói, tình trạng phát triển và tồn tại của các doanh nghiệp đó được quyết định bởi kết quả cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trên thị trường. Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp thời buổi hiện đại ngày càng anh phải dựa vào nền khoa học kỹ thuật, phải dựa vào trí thức. Mà chủ thể của tri thức chính là đội ngũ con người, đội ngũ nhân tài trong doanh nghiệp. Trên ý nghĩa đó, nhân tài chính là nhân tố quan trọng cho sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp thời nay. Những doanh nghiệp có khả năng ứng biến cao, có hiệu quả lớn trong hoạt động, có những quyết sách tầm mang đầy tính khả thi, có thành tích hay sự nghiệp kinh doanh xuất chúng chẳng phải là những doanh nghiệp đang sở hữu một đội ngũ tầng tầng lớp lớp những con người có tài năng đó hay sao? Doanh nghiệp phải thu hút và tuyển dụng được nhiều nhân tài thì mới có thể hướng tới tương lai.

Tiêu chí dùng người “tài đức song toàn”

Đã có được ý thức về nhân tài, về tư tưởng cầu hiền, còn phải có được tiêu chuẩn về nhân tài một cách chính xác để mà suy xét chọn lựa. Về phương diện này, Đường Thái Tông là người có những nhận thức vô cùng sáng suốt, ông đã không những tin biết sử dụng cả những kẻ gian thần nịnh hót vào những việc phù hợp, mà còn chọn lựa được những hiền thần trung nghĩa, chính trực có tài trí hơn người nữa. “Tài đức song toàn" chính là tiêu chuẩn dùng người của Trịnh Quán khi xưa.

Các doanh nghiệp thời hiện đại khi sử dụng nhân lực cũng tinh nên tuân thủ theo nguyên tắc tài đức song toàn, vì người hiền tài. Tài đức vẹn toàn là vừa phải có tố chất đạo đức tốt, lại vừa phải có trình độ tri thức tương đối cao và năng lực nghiệp vụ phong phú. Người như vậy mới là người toàn diện, đáng tin cậy. Bởi vì tài năng chính là cơ sở của đức hạnh, đức hạnh là kim chỉ nam của tài năng, “tài năng là nguồn lực của đức hạnh, đức hạnh là vẻ đẹp của tài năng ”. Trong hai mặt đó, nếu mất đi một mặt thì sẽ gây nên nhiều bất lợi, nhiều sự biến đổi không theo chiều hướng tốt trong thực tiễn. Trong quá khứ, có một số doanh nghiệp khi khảo sát những cán bộ đương nhiệm, do có những cái nhìn phiến diện trong tư tưởng chính trị, đã coi nhẹ tài năng, có những người làm công tác lãnh đạo là những người không có kiến thức trong ngành nên đã làm trở ngại đến sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Mấy năm gần đây lại xuất hiện khuynh hướng phát triển không bền vững khác, đó là một số doanh nghiệp đã không coi trọng đến tố chất đạo đức khi tuyển dụng nhân tài, chỉ nhấn mạnh đến năng lực nghiệp vụ. Kết quả là sự phát triển của doanh nghiệp là hoàn toàn đúng hướng nhưng phần lớn lợi ích của doanh nghiệp lại rơi vào trong tay của một số cá nhân, xuất hiện những hiện tượng tham ô, hủ hoá, tổn hại đến lợi ích nghiêm trọng của tập thể doanh nghiệp, làm bại hoại đến thuần phong mỹ tục của xã hội.

Viện Nghiên cứu và Đào tạo về Quản lý

Link nội dung: https://nhaquanly.vn/chuyen-ve-quan-ly-tien-bac-la-nguon-cua-cai-co-han-con-nguoi-moi-la-nguon-cua-cai-vo-han-a13168.html