Người dân làm giàu trên quê hương của mình
Đề án “Mỗi xã một sản phẩm của tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2030” (gọi tắt là OCOP), với mục tiêu xây dựng hệ thống hỗ trợ phát triển và thương mại hóa sản phẩm OCOP từ cấp tỉnh, huyện, bảo đảm đồng bộ, các thương hiệu sản phẩm OCOP Quảng Bình được thương mại hóa trên toàn quốc.
Cùng với chương trình OCOP, việc triển khai thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đạt được kết quả quan trọng, góp phần phát triển thị trường trong nước, từ đó đưa ra các giải pháp tổ chức hiệu quả hệ thống phân phối, thiết lập các chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng hàng hóa thông suốt, tạo liên kết chặt chẽ giữa các chủ thể trong thị trường với nhau.
Quảng Bình là một trong những địa phương có nhiều sản phẩm uy tín OCOP trên thị trường. Đây là chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị sản phẩm nội lực. Để sản phẩm đến tay người tiêu dùng, vấn đề xúc tiến và quảng bá thương mại phải có những định hướng cụ thể.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Bình, trọng tâm chương trình OCOP là phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, do các thành phần kinh tế tư nhân (doanh nghiệp, hộ sản xuất) và kinh tế tập thể thực hiện. Không chỉ đơn thuần sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, hoàn thành tiêu chí OCOP còn tạo thêm nhiều việc làm, giúp nâng cao thu nhập cho người lao động địa phương, nhờ đó không ít gia đình, xã, phường trên địa bàn tỉnh có được cuộc sống khá giả hơn, góp phần vào thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới.
Theo báo cáo, Quảng Bình có 162 sản phẩm OCOP, trong đó: Có 150 sản phẩm OCOP còn thời hạn (gồm 19 sản phẩm 4 sao, 131 sản phẩm OCOP đạt 3 sao), 12 sản phẩm OCOP đã hết thời hạn công nhận 36 tháng. Có những thách thức từ quy mô sản xuất, cạnh tranh gay gắt trong thị trường lớn, những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu nên đầu ra các sản phẩm nông sản nói chung, đặc sản vùng miền và sản phẩm trong chương trình OCOP nói riêng vẫn còn nhiều khó khăn. Do đó, việc tìm kiếm thị trường, ổn định đầu ra cho sản phẩm trong chương trình OCOP là yêu cầu bức thiết và vô cùng quan trọng.
Việc đẩy mạnh hoạt động quảng bá và xúc tiến thương mại cho sản phẩm OCOP ở thị trường trong nước và quốc tế, xây dựng thương hiệu sản phẩm OCOP ở thị trường quốc tế; tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát thực hiện chương trình OCOP ở các địa phương; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, thúc đẩy chuyển đổi số trong chương trình OCOP; ưu tiên triển khai một số giải pháp trọng tâm nhằm hỗ trợ nâng cấp chất lượng, xúc tiến và tiêu thụ sản phẩm OCOP được Quảng Bình vào cuộc rát sao. Việc ban hành khung pháp lý và chính sách để thực hiện; định hướng quy hoạch các vùng sản xuất hàng hóa, dịch vụ; quản lý và giám sát tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm; hỗ trợ các khâu: Đào tạo, tập huấn, tư vấn hướng dẫn kỹ thuật, ứng dụng khoa học công nghệ, xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm...
Tìm đầu ra cho sản phẩm qua kết nối thương mại
Các hoạt động quảng cáo, tiếp thị sản phẩm; hoạt động thương mại điện tử; tổ chức sự kiện quảng bá sản phẩm OCOP gắn liền với phát triển du lịch, hội chợ, triển lãm sản phẩm OCOP cấp tỉnh, vùng, quốc gia và quốc tế; xây dựng hệ thống Trung tâm thiết kế sáng tạo phát triển sản phẩm OCOP (Trung tâm OCOP) gắn với hỗ trợ khởi nghiệp và thiết kế mẫu mã sản phẩm OCOP, giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP; điểm giới thiệu và bán sản phẩm tại các khu du lịch, khu dân cư, tại các siêu thị, chợ truyền thống, trung tâm hành chính (cấp huyện, tỉnh). Theo các chuyên gia, việc đưa nông sản, sản phẩm OCOP lên các sàn thương mại điện tử hiện nay gặp không ít khó khăn bởi đây là phương thức tiêu thụ khá mới với người nông dân, nhất là đồng bào ở miền núi, vùng sâu.
Đa số các chủ thể có sản phẩm OCOP ở Quảng Bình là những đơn vị sản xuất nhỏ lẻ, hạn chế về quy mô sản xuất, quảng bá và kết nối tiêu thụ sản phẩm. Các cơ sở chủ yếu sản xuất theo kinh nghiệm, gia truyền, nhưng khi tham gia vào chương trình OCOP thì phải đi theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn và cần có sự đổi mới trong phương thức, tổ chức sản xuất. Do đó, cách tiếp cận của các chủ thể cũng bị lúng túng.
Việc phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh (ưu tiên phát triển hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ và vừa, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế, phát triển kinh tế nông thôn, góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn hợp lý (hạn chế dân di cư ra thành phố). Trên cơ sở thế mạnh của vùng, các địa phương đã nhanh chóng tìm ra những sản phẩm đặc trưng để định hướng, xây dựng thành sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiểu biểu. Các chương trình này, đã giúp các chủ cơ sở tiếp cận với hình thức sản xuất theo chuỗi liên kết để tạo ra những sản phẩm hoàn thiện, uy tín về chất lượng, có khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Theo ông Phan Hoài Nam - Phó Giám đốc Sở Công Thương, trên cơ sở phân tích, đánh giá cho thấy hầu hết các sản phẩm, dịch vụ trên đều có khả năng, dư địa phát triển, đa dạng hóa sản phẩm và thương mại hóa, đây là lợi thế rất lớn giúp các doanh nghiệp đánh giá, lựa chọn dòng sản phẩm để khởi nghiệp. Doanh nghiệp nếu chú trọng đầu tư, chỉ đạo tổ chức sản xuất một cách bài bản, đồng bộ, đáp ứng về chuẩn hóa sản phẩm, thị hiếu của người tiêu dùng sẽ tạo nên thương hiệu cho sản phẩm, uy tín trên thị trường trong và ngoài nước, góp phần vào sự thành công của mỗi doanh nghiệp khởi nghiệp từ chương trình OCOP một cách bền vững.
Các giải pháp cụ thể nào để hỗ trợ mở rộng kênh phân phối, tìm đầu ra tiêu thụ sản phẩm mà trước mắt là thâm nhập vào các kênh phân phối truyền thống, hiện đại nhằm tiếp tục hưởng ứng tích cực cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, tiến tới thị trường xuất khẩu. Cùng với các kênh phân phối, mua bán truyền thống, thời gian gần đây, các cơ quan, đơn vị ở tỉnh đã hỗ trợ các chủ thể sản xuất đưa sản phẩm lên các kênh thương mại điện tử. Cụ thể, đến nay, có gần 40 sản phẩm OCOP của Quảng Bình được tiêu thụ qua sàn thương mại điện tử Postmart.vn. Ngoài ra, Quảng Bình còn đẩy mạnh kết nối sản phẩm OCOP trên nền tảng số cho nên việc tiêu thụ sản phẩm công nghiệp địa phương này nhanh chóng và ổn định hơn.
Thông qua, các hoạt động kết nối, nhiều sản phẩm từ chương trình OCOP có chất lượng cao không chỉ được tiêu thụ ở địa phương mà còn tiêu thụ tại các chuỗi siêu thị, kênh phân phối nước ngoài. Việc này không chỉ giúp gia tăng giá trị sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông thôn mà còn thúc đẩy nâng cao thương hiệu, đặc sản địa phương. Tạo chuỗi liên kết bền vững, nâng cao giá trị cho người sản xuất, sản phẩm có chất lượng, an toàn, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng; từ sản xuất đến người tiêu dùng, từ trung ương đến địa phương, từ doanh nghiệp đến cơ quan quản lý nhà nước, nhằm đưa hàng hóa có chất lượng từ nhiều khu vực, vùng miền đến tận tay người tiêu dùng tại địa phương và thu hút hàng hóa nông sản, đặc sản tại địa phương đến các tỉnh, thành phố khác.
Thời gian qua, Quảng Bình đã thực hiện nhiều chương trình giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP đến với người tiêu dung; Các hội nghị kết nối, hỗ trợ xúc tiến thương mại, tăng cường các hoạt động quảng bá, giới thiệu, tuyên truyền cho các điểm bán sản phẩm trong chương trình OCOP và các hoạt động kết nối những sản phẩm trong chương trình này vào các điểm bán tại địa phương... Thông qua các hoạt động, các sản phẩm OCOP đã được khách hàng ghi nhận, tuy nhiên để sản phẩm có dấu ấn trên thị rường trong nước và quốc tế, Quảng Bình cần làm tốt thanh tra kiểm tra, các chủ thể OCOP cần có hướng đầu tư bài bản hơn để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm hơn...
Theo phân hạng cấp tỉnh, Quảng Bình có 4 sản phẩm đạt OCOP 4 sao gồm: Cá bờm trắng (Hợp tác xã sản xuất, mua bán, chế biến thủy hải sản Vương Đoàn); Cao thìa canh Thanh Bình (Hợp tác xã sản xuất cây dược liệu sạch và Kinh doanh nông nghiệp xã Cự Nẫm): Nước mắm truyền thống Ngọc Biển (Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ TH Việt Trung) và Đũa gỗ Quảng Thủy (Hợp tác xã sản xuất, kinh doanh thương mại đũa gỗ Quảng Thủy). Các sản phẩm được công nhận OCOP 4 sao cấp tỉnh đều được chủ thể quan tâm đầu tư phát triển từ khâu sản xuất đến chế biến, tiêu thụ. Nhiều sản phẩm đã khẳng định được thương hiệu và có chỗ đứng trên thị trường. Tuy nhiên, để đạt được OCOP 5 sao là cả một chặng đường dài, cần nhiều nỗ lực. |
Đinh Loan
Link nội dung: https://nhaquanly.vn/ocop-quang-binh-ket-noi-thuong-mai-va-san-xuat-theo-chuoi-a13096.html