Xu hướng cửa hàng bán lẻ dược phẩm tại Việt Nam

Giờ đây, các hiệu thuốc cũng không nằm ngoài xu hướng đi vào chuỗi của các ngành bán lẻ khác.

Không gian sinh tồn cho các hiệu thuốc nhỏ ngày càng thu hẹp

Tương lai của thị trường sẽ do các chuỗi bán lẻ dược phẩm quyết định, giống như đã diễn ra tại các thị trường châu Á. Xu hướng này đang dần hiện rõ ở các đô thị lớn.

Các nhà thuốc dần tiến gần tới các cửa hàng tiện lợi

Bước vào cửa hàng thuốc như bước vào một cửa hàng tiện lợi với các sản phẩm từ thực phẩm chức năng, sản phẩm chăm sóc da cho tới kẹo, nước, các loại khẩu trang với nhiều loại của nhiều nhãn hiệu khác nhau đã được niêm yết giá cho khách hàng chọn lựa.

Bày trí sản phẩm, các sản phẩm xếp trên kệ cho khách hàng tự chọn lựa và đem đến quầy thanh toán.

Các cửa hàng của Phano, Pharmacity hay Long Châu cũng có mặt tại các con đường lớn, tập trung dân cư đồng thời cả trung tâm thành phố, trung tâm thương mại. Hình thức nhận diện thương hiệu do các chuỗi cũng được chú trọng và thể hiện rõ ràng hơn, không quá quy chuẩn chung, giúp người dùng không nhầm lẫn với những cửa hàng thuốc thông thường khác.

Diện tích lớn gấp đôi

Các cửa hàng dược phẩm nhỏ lẻ thường xuất phát từ một cửa hàng gia đình, quy mô. Cửa hàng không còn hình thức khép kín mà không gian mở rộng. Để đảm bảo mô hình bán hàng tự chọn, các cửa hàng bán lẻ thuốc của các chuỗi cũng không ngại thuê những cửa hàng có diện tích lớn gấp đôi so với thông thường.

Pharmacy thuê hẳn một mặt bằng có diện tích lớn với hai mặt tiền tại ngay khu phố Bùi Viện, Quận 1. Cửa hàng không chỉ rộng mà biển hiệu cũng chú trọng. Điều này phần nào đánh vào tâm lý khách du lịch e dè với những cửa hàng nhỏ lẻ khác khi đến Việt Nam.

Chuỗi sẽ thắng thế

Trong bối cảnh dịch bệnh bùng phát, đầu tháng hai vừa qua, Pharmacity thông báo gọi vốn thành công hơn 700 tỉ đồng. Pharmacity cũng nằm trong danh mục đầu tư của Mekong Capital - quỹ từng đóng góp vào thành công của hàng loạt chuỗi lớn hiện nay như Thế Giới Di Động, PNJ.

Năm ngoái, Vingroup cũng tham gia vào thị trường bán lẻ dược phẩm khi ra mắt hàng loạt cửa hàng Vinfa tại Hà Nội và TP.HCM.

Trong khi giá thuê mặt bằng tăng cao đang là rào cản lớn với những hiệu thuốc nhỏ lẻ thì với lợi thế về vốn, các chuỗi dược phẩm có thể trụ lâu hơn. Việc mở thành chuỗi cũng giúp doanh nghiệp tạo lợi thế quy mô, giảm chi phí cho các chuỗi.

Tại Ấn Độ, quốc gia dân số đông thứ hai thế giới và một thị trường bán lẻ thuốc phân mảnh đã đã diễn ra nhiều thương vụ sáp nhập lớn giữa các nhà bán lẻ thuốc dược phẩm.

Khả năng mở rộng ra vùng nông thôn

Cũng giống như các mặt hàng điện tử, thuốc không thể tự cung tự cấp. Do đó, người dân ở những vùng nông thôn có thể tiếp nhận sản phẩm thuốc tại các chuỗi dễ hơn nếu so với mặt hàng tiêu dùng như bách hóa.

Các nhà đầu tư đánh giá, thị trường bán lẻ dược phẩm hiện tại cũng phân mảnh giống như thị trường điện thoại thời điểm hơn 10 năm về trước, khi các chuỗi như Thế Giới Di Động hay FPTShop chưa bùng nổ.

Tại những cửa hàng ở các đô thị khác như Đà Nẵng, Cần Thơ, hay Đồng Nai, người dân bắt đầu biết tới các cửa hàng có quầy kệ. Tính đến nay, Pharmacity đang dẫn đầu cuộc đua mở chuỗi với hơn 260 cửa hàng và mở rộng sang các tỉnh thành.

Dâng Phạm

dang.pham

Link nội dung: https://nhaquanly.vn/xu-huong-cua-hang-ban-le-duoc-pham-tai-viet-nam-a1263.html