Ngay trong buổi sáng, lễ Khai bút của huyện Kiến Thụy được tổ chức tại Khu tưởng niệm Vương triều Mạc (thuộc xã Ngũ Đoan, huyện Kiến Thuỵ, TP Hải Phòng). Buổi lễ có sự tham dự của các đại biểu: ông Đỗ Mạnh Hiến – Phó Bí thư Thường trực Thành ủy; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch UBND thành phố, Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội TP Hải Phòng; lãnh đạo các Sở, ban, ngành, địa phương liên quan; cùng hàng nghìn em học sinh tiêu biểu và nhân dân trên địa bàn thành phố.
Tại huyện Vĩnh Bảo, không khí Lễ khai bút được tổ chức trang trang trọng tại Quảng trường Đền thờ Danh nhân văn hoá Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm thu hút đông đảo các Sở, ban ngành quần chúng nhân dân, thầy cô giáo và các em học sinh cùng du khách về viếng thăm đền. Đây là năm thứ 2 UBND huyện Vĩnh Bảo phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức với mong muốn mạnh công tác khuyến học, khuyến tài thúc đẩy tinh thần hiếu học của quê hương danh nhân văn hóa Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Hoạt động Khai bút xuân Giáp Thìn 2024 còn thúc đẩy tiềm năng du lịch, tạo điểm nhấn về du lịch, góp phần thực hiện nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội của thành phố Hải Phòng theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc; Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.
Lịch sử khai bút: Theo truyền thuyết kể lại, tục lệ khai bút đầu năm đã có từ thế kỷ thứ 13, tức là vào thời nhà Lý – Trần. Phong tục đẹp này gắn liền với nhà giáo Chu Văn An - Người thầy được các thế hệ học trò kính trọng và các câu chuyện về ông còn truyền mãi đến ngày nay. Ông từng đậu Thái học sinh tuy nhiên ông không nhận chức mà quyết định ở lại vùng đất Chí Linh (thuộc tỉnh Hải Dương ngày nay) để dạy học. Vào ngày Tết khi học trò đến thăm thầy, ông thường tự tay viết tặng chữ cho họ. Khai bút đầu năm là tập tục từ xa xưa của người Việt, thể hiện qua việc chúng ta chắp nét bút để viết nên những con chữ đầu tiên và những ngày đầu năm mới. Người xưa quan niệm những nét bút mạch lạc, rõ ràng, đẹp đẽ viết ra những điều tốt lành giống như một lời cầu chúc năm mới đến mọi sự thuận lợi, suôn sẻ, hanh thông. Việc khai bút đầu xuân đặc biệt được những người trong ngành giáo dục, học sinh, sinh viên, những ai làm công việc liên quan đến viết lách, gắn bó với câu chữ coi trọng. Truyền thống khai bút đầu năm vẫn được gìn giữ qua nhiều thế hệ, tuy nhiên ngày nay việc này có một vài thay đổi so với tập tục khi xưa. Nếu như trước đây việc khai bút đầu năm thường được các ông đồ, nhà nho, các bậc học sĩ thực hiện thì ở thời hiện đại, bất cứ ai cũng có thể làm việc này. Đối tượng phần lớn vẫn là học sinh, người làm nghề giáo dục, nhà văn, nhà thơ, nhà báo,… |
Phạm Hường
Link nội dung: https://nhaquanly.vn/hai-phong-tung-bung-le-hoi-khai-but-dau-xuan-giap-thin-2024-a12541.html