Cần tận dụng tối đa kinh nghiệm của người lao động quá tuổi trong bối cảnh thị trường lao động ít biến động
Xã hội có nhiều ngành nghề cần tận dụng kinh nghiệm của người lao động đã qua tuổi nghỉ hưu (nếu họ còn đủ sức khỏe), đặc biệt trong nhiệm vụ quản lý, lãnh đạo
Tuổi nghỉ hưu tăng dần từ 2021
Theo các quy định về lao động ban hành trước năm 2020, độtuổi nghỉ hưu của lao động nam là 60 tuổi, lao động nữ là 55 tuổi.
Ngày 18/11/2020, Chính phủ ban hành Nghị định số135/2020/NĐ-CPquy định về tuổi nghỉ hưu có nội dung tăng dần tuổi nghỉ hưu.
Theo Điều 4 Nghị định 135, kể từ ngày 01/01/2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện bình thường là đủ 60 tuổi 3 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 4 tháng đối với lao động nữ.
Sau đó, cứ mỗi năm, tuổi nghỉ hưu lại tăng thêm 3 tháng đối với lao động nam, cho đến khi đủ 62 tuổi vào năm 2028 và tăng thêm 4 tháng đối với lao động nữ, cho đến khi đủ 60 tuổi vào năm 2035.
Theo lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu, từ ngày 01/01/2024, độ tuổi nghỉ hưu của lao động nam sẽ là 61 tuổi, lao động nữ sẽ là 56 tuổi 4 tháng, và đạt đến ngưỡng 60 tuổi vào năm 2035.
Xã hội vẫn có những ngành nghề cần lao động qua tuổi nghỉ hưu
Một điều dễ nhận thấy là xã hội có nhiều ngành nghề cần tận dụng kinh nghiệm của người lao động đã qua tuổi nghỉ hưu (nếu họ còn đủ sức khỏe), đặc biệt trong nhiệm vụ quản lý, lãnh đạo một số ngành đặc thù như địa chính, báo chí, tòa án, kiểm sát, thi hành án ...
Đây là những ngành nghề đòi hỏi người lãnh đạo phải có kiến thức chuyên môn và quản lý vững vàng, mà những yếu tố này chỉ có thểt xuất phát từ kinh nghiệm làm việc lâu năm.
Đặc điểm lao động trong các ngành nghề này là có ít biến động, người trẻ tuổi khi mới gia nhập cần rất nhiều thời gian học hỏi, đúc kết kinh nghiệm mới trở thành người quản lý giỏi.
Do đó việc tận dụng kinh nghiệm của các cán bộ lãnh đạo đã qua tuổi nghỉ hưu là hết sức cần thiết.
Các căn cứ pháp luật và sự cần thiết quy định người sử dụng lao động cấp tỉnh có quyền thỏa thuận
Việc tận dụng những lao động này được pháp luật chấp nhận. Căn cứ Điều 6 Nghị định 135, người lao động có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường. Việc nghỉ hưu ở tuổi cao hơn tùy thuộc vào thỏa thuận của người lao động với người sử dụng lao động.
Nên chăng đối với các đơn vị hành chính sự nghiệp, pháp luật cần có quy định cho phép người đứng đầu đơn vị cấp tỉnh, căn cứ vào tình hình thực tế tại địa phương, có quyền thỏa thuận tiếp tục sử dụng người lao động qua tuổi nghỉ hưu, nếu họ có nhu cầu làm việc.
Người viết tin rằng ngân sách trả lương cho họ hoàn toàn không phải một gánh nặng cho xã hội và ít ỏi hơn những gì họ đem lại.