Chân dung CEO Lôi Quân - Nhà sáng lập Xiaomi được mệnh danh “Steve Jobs Trung Quốc”

Trong vòng 10 năm trở lại đây, Lôi Quân, nhà sáng lập kiêm CEO của Xiaomi đã thành công khi đưa thương hiệu điện thoại Trung Quốc trở thành một trong bốn hãng điện thoại di động lớn nhất thế giới.

CEO Lei Jun lý giải tên gọi Xiaomi

Năm 1969, Lôi Quân được sinh ra trong một gia đình có truyền thống nghề giáo ở thành phố Tiên Đào, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc.

Trong một cuộc phỏng vấn, ông từng chia sẻ rằng bản thân từ nhỏ đã có hứng thú với các đồ điện tử và đặc biệt thích tháo rời rồi lắp ráp TV và radio ở nhà, nhưng cha ông không bao giờ la mắng mà còn khuyến khích ông theo đuổi sở thích của mình.

Con đường học vấn 

Xiaomi CEO Lei Jun silent on US expansion plan amid trade war, focuses on  European markets | South China Morning Post

Ngay từ nhỏ, Lôi Quân đã luôn đứng trong top 10 học sinh xuất sắc của trường. Ông đã đủ điểm trúng tuyển vào Đại học Bắc Kinh và Thanh Hoa (2 trường danh giá nhất của Trung Quốc), nhưng ông lựa chọn ở lại quê nhà và thi vào Khoa Khoa học Máy tính của Đại học Vũ Hán.

Lôi Quân rất nghiêm túc và chăm chỉ trong thời gian học đại học, ông hoàn thành tất cả các tín chỉ trong vòng hai năm sau khi nhập học và thậm chí còn hoàn thành xong cả đồ án tốt nghiệp đại học trước thời hạn.

Thành tích học tập của ông luôn ở mức xuất sắc và ông đã giành được nhiều học bổng của trường, Chương trình PASSCAL mà Lôi Quân viết vào năm thứ nhất thậm chí đã được đưa vào sách giáo khoa cho sinh viên năm nhất khi ông đang học năm thứ hai.

Khởi nghiệp kinh doanh

Steve Jobs Trung Quốc' sang thăm VN, còn khoe ảnh ăn phở tại Sài Gòn - Mạng  xã hội AppStoreVn

Sau khi hoàn thành các tín chỉ và đồ án tốt nghiệp trong hai năm, Lôi Quânbắt đầu đưa ra các mục tiêu cho những năm tiếp theo

Ông và người bạn Vương Toàn Quốc đã thành lập một nhóm, có tên là Golden Rose, họ đã cùng nhau viết ra một phần mềm sản phẩm thương mại có tên là BITLOK0.99.

Trong quá trình xây dựng BITLOK0.99, Lôi Quân chỉ làm vì hứng thú, ông chưa bao giờ nghĩ đến việc kiếm tiền nhờ nó, nhưng không ngờ nó lại rất nổi tiếng khi mới tung ra thị trường và được nhiều người đón nhận, thậm chí sau này, ngay cả những công ty phần mềm nổi tiếng đều dùng phần mềm này.

Bằng cách này, vào năm thứ hai, ông đã kiếm được 1 triệu tệ đầu tiên trong đời.

Lôi Quân có một cuộc sống đầy màu sắc ở trường đại học, ông từng là một hacker, bán các bản sao lậu và cũng từng kinh doanh với bạn bè của mình.

Sau khi tốt nghiệp, Lôi Quân được bổ nhiệm vào một viện nghiên cứu ở Bắc Kinh, nhưng ngoài công việc, ông còn muốn phát triển một phiên bản mới của phần mềm mã hóa BITLOK của riêng mình, và vì vậy mà ông thường làm việc trong ký túc xá thâu đêm.

Bắt đầu sự nghiệp

CEO Xiaomi coi việc cạnh tranh với Apple là "cuộc chiến sinh tử" – Vật Vờ  Studio - VVS - Tin tức thủ thuật công nghệ

Năm 1991, tại một cuộc triển lãm máy tính ở Bắc Kinh, Lôi Quân gặp được quý nhân của đời mình, Cầu Bác Quân, người sáng lập ra phần mềm xử lý văn bản WPS, chủ sở hữu của Kingsoft - một công ty phần mềm Trung Quốc chuyên phát triển Internet và các ứng dụng cho Microsoft Windows.

Sau đó, vào lần gặp thứ hai, Cầu Bác Quân đã mời Lôi Quân gia nhập công ty Kingsoft của mình. Cứ như vậy, năm 1992, Lôi Quân chính thức vào Kingsoft làm việc.

Vào thời điểm đó, phần mềm Word Office do Microsoft phát triển đang chiếm ưu thế khiến tình hình của Kingsoft trở nên bị động và chịu nhiều áp lực.

Để giúp WPS có được chỗ đứng trên thị trường, Lôi Quân đã làm việc chăm chỉ, sau 3 năm, ông lãnh đạo một nhóm phát triển một thế hệ sản phẩm mới, tên là "Pangu".

Dù rất cố gắng và tốn rất nhiều thời gian, tiền bạc nhưng doanh thu cuối cùng của "Pangu" vẫn không khả quan, chỉ bán được hai nghìn bộ trong nửa năm, con số này khác xa so với kỳ vọng.

Sau thất bại lần đó, Lôi Quân đã nghỉ ngơi 6 tháng liền, giai đoạn áp lực nhất, ông giải tỏa cảm xúc bằng nhảy bungee và chạy đường dài.

Kết thúc kì nghỉ 6 tháng, Lôi Quân quay trở lại Kingsoft và bắt đầu làm lại.

Sau bao nhiêu cố gắng, năm 2007, Kingsoft được niêm yết trên sàn chứng khoán Hồng Kông và Lôi Quân đã lội ngược dòng thành công!

Từ 22 đến 38 tuổi, Lôi Quân đã cống hiến tuổi thanh xuân đẹp nhất của mình cho Kingsoft, thành công của Kingsoft không thể tách rời lực đẩy của Lôi Quân, và chính Kingsoft cũng đã đưa Lôi Quân trở nên nổi tiếng, giúp ông làm giàu trong thế giới Internet.

Vì ước mơ, kiên trì tới cùng

CEO Xiaomi cho biết công ty sẽ sản xuất hàng loạt ô tô vào năm 2024

6/4/2010, Lôi Quân và các đồng nghiệp của mình đã húp một bát cháo (xiaomi zhou) trong một tòa nhà văn phòng ở Bắc Kinh và tuyên bố chính thức thành lập Xiaomi.

Trong hơn nửa năm kể từ khi bắt đầu kinh doanh, Lôi Quân đã dành hết tâm trí cho việc tìm kiếm nguồn nhân lực, ông lập một danh sách dài, sau đó đến nói chuyện với từng người một, giới thiệu về bản thân và công ty của mình với họ.

Nhưng phương pháp này có vẻ không thành công, trong một thời gian dài, Lôi Quân không tìm được người cùng chí hướng.

Một lần, để thu hút một kỹ sư phần mềm giỏi, Lôi Quân đã kiên trì gọi cho ông ta hơn 90 cuộc điện thoại liên tiếp, thậm chí còn mời một đối tác đến nói chuyện và thuyết phục ông trong suốt mười hai giờ đồng hồ.

CEO Xiaomi chia sẻ quan điểm của mình rằng phải sử dụng những người giỏi nhất, bằng mọi giá phải tìm kiếm được những tài năng cốt lõi cho công ty.

Suy nghĩ của Lôi Quân không hề viển vông, cuối cùng ông đã tìm được người đồng sáng lập phụ trách phần cứng - Tiến sĩ Zhou Guangping, người là nhân vật chủ chốt sau này có đóng góp lớn cho sự phát triển của Xiaomi.

Thành công rực rỡ

CEO Xiaomi Lei Jun: "Mặt bằng giá smartphone sẽ giảm mạnh khi chúng tôi đặt  chân đến Việt Nam"

Vào năm 2011, Xiaomi Mi 1 đã được ra mắt và đã cháy hàng khi chính thức mở bán trực tuyến lần đầu tiên, trong vòng 5 phút đã có 300.000 chiếc được bán ra và đã bán được tổng cộng hơn 7 triệu chiếc.

Ngay cả bản thân Lôi Quân cũng không ngờ rằng một thương hiệu nhỏ mới gia nhập thị trường điện thoại di động lại có thể có được doanh số bán hàng như vậy. Giá rẻ và cấu hình cao là lý do khiến Xiaomi Mi 1 được ưa chuộng, điều này có liên quan đến ý định ban đầu của Xiaomi, "theo đuổi hiệu năng cao và làm vua trong cuộc chiến về giá cả."

Trong năm 2013, Xiaomi đã mở cửa thị trường nước ngoài, các sản phẩm của Xiaomi được bán cho 74 quốc gia và khu vực trên 5 châu lục. Tại Ấn Độ, Myanmar, Nga, Ai Cập, Israel và các quốc gia khác, thị phần của Xiaomi đứng trong top 5.

Kể từ khi tung ra sản phẩm đầu tiên, Xiaomi đã bất khả chiến bại và nhanh chóng chiếm chỗ đứng trên thị trường điện thoại, chỉ trong vài năm, giá trị thị trường của Xiaomi đã tăng vọt lên hàng trăm tỷ tệ.

Đây là một phép màu của ngành điện thoại di động tại Trung Quốc và là một phép màu đối với Lôi Quân.

Sự thành công của Xiaomi quả thực là nhờ sự trỗi dậy nhanh chóng của Internet, vào thời điểm đó, khi điện thoại thông minh bắt đầu phổ biến, không nghi ngờ gì, Xiaomi đã nắm được "đầu gió" và thừa thắng xông lên.

Trên thực tế, nhiều thương hiệu điện thoại di động đã thành công nhưng chỉ có một số ít tồn tại được, các thương hiệu điện thoại di động như Coolpad, Gionee, Nokia đều sụt giảm nhanh chóng do không theo kịp tốc độ phát triển của Internet.

Theo Forbes, Lôi Quân hiện sở hữu khối tài sản 12,5 tỷ USD và nắm giữ 77,8% cổ phần Xiaomi. Nếu Xiaomi IPO thành công, giá trị tài sản của Lôi Quân có thể sẽ vượt qua Mã Hóa Đằng - người sáng lập Tencent.
 

Phạm Quân (Nguồn: Tổng hợp)

Link nội dung: https://nhaquanly.vn/chan-dung-ceo-loi-quan-nha-sang-lap-xiaomi-duoc-menh-danh-steve-jobs-trung-quoc-a11901.html