Môi trường khách quan của doanh nghiệp
Môi trường khách quan là tổng thể những yếu tố tồn tại bên ngoài doanh nghiệp, có ảnh hưởng quyết định đến sự sống còn, phát triển của doanh nghiệp. Nội dung môi trường khách quan của doanh nghiệp rất phức tạp. Phạm vi và mức độ nghiên cứu môi trường khách quan của các doanh nghiệp khác nhau, trong các ngành nghề khác nhau là không giống nhau. Mỗi trường khách quan bao gồm môi trường vĩ mô, trung mô và vi mô.
Môi trường vi mô bao gồm những yếu tố liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, mua bán, nhân lực, tài lực, vật lực, thông tin, thời gian của doanh nghiệp. Môi trường trung mô là môi trường ngành nghề, môi trường địa lý của doanh nghiệp. Môi trường vĩ mô là tình hình chính trị, pháp luật, kinh tế, xã hội, văn hoá, khoa học, kỹ thuật của đất nước.
Những cơ hội và thách thức mà môi trường khách quan mang đến cho doanh nghiệp
Môi trường khách quan là mảnh đất để doanh nghiệp sinh tồn và phát triển. Về mặt vĩ mô, doanh nghiệp phải hoạt động và phát triển theo đường lối, phương châm, chính sách do Nhà nước quy định. Nếu doanh nghiệp không nắm được điều đó thì sẽ bị động trong kinh doanh, thậm chí có thể bị phá sản. Về mặt ví mô, trong quá trình kinh doanh, doanh nghiệp cần có nguyên liệu, năng lượng, tiền vốn, kỹ thuật, sức lao động, thông tin. Những yếu tố sản xuất đó đều do bên ngoài cung cấp. Nếu không có những yếu tổ ấy thì doanh nghiệp không thể tồn tại. Sản phẩm và dịch vụ do doanh nghiệp sản xuất ra phải thông qua thị trường để tiêu thụ. Nếu không có thị trường tiêu thụ thì doanh nghiệp cũng không thể tồn tại.
Môi trường khách quan cũng ảnh hưởng đến quan hệ quản lý trong nội bộ doanh nghiệp. Phương châm, chính sách pháp luật của Nhà nước cũng ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến thể chế quản lý, mô thức quản lý, phương thức quản lý của doanh nghiệp. Do đó, môi trường khách quan là căn cứ cho mọi quyết sách của doanh nghiệp, là căn cứ cho mọi hoạt động quản lý trong nội bộ doanh nghiệp như kế hoạch, tổ chức, chỉ huy, phối hợp, kiểm tra.
Doanh nghiệp không những phải thích ứng mới môi trường khách quan mà còn phải thúc đẩy sự thay đổi của môi trường khách quan
Nói chung, môi trường khách quan quyết định và ảnh hưởng đến sự sinh tồn và phát triển của doanh nghiệp. Nhưng điều đó không có nghĩa là doanh nghiệp chịu sự chi phối của môi trường khách quan một cách bị động, không thể làm gì được. Thí dụ, từ thập kỷ 60, công ty Sony của Nhật Bản đã sản xuất máy thu thanh cầm tay và ti vi loại nhỏ 8 inch, được người tiêu dùng rất hoan nghênh, từ đó đã mở ra thời đại đồ điện gia dụng nhẹ, mỏng, ngắn, nhỏ, tạo ra một loại nhu cầu mới, một thị trường mới, một trào lưu tiêu dùng mới. Vì vậy, việc đổi mới kỹ thuật của doanh nghiệp có thể thúc đẩy sự thay đổi của thị trường.
Viện VIM
Link nội dung: https://nhaquanly.vn/nhung-co-hoi-va-thach-thuc-ma-moi-truong-khach-quan-mang-den-cho-doanh-nghiep-a11298.html