Lãnh đạo chiến lược
Là một nhà lãnh đạo chiến lược, bạn phải có khả năng đảm bảo rằng tổ chức của mình đang đi đúng hướng. Để có khả năng xác định chiến lược đúng và theo đuổi nó đi đến kết quả, bạn cần phải nắm vững hai kỹ năng quan trọng: tư duy chiến lược và lập kế hoạch chiến lược.
Xuất phát điểm
Chìa khoá xuất phát điểm của lập kế hoạch chiến lược là việc chấp nhận khái niệm phản trực giác rằng quá trình lập kế hoạch cần phải được thiết kế không phải để lập kế hoạch. Các kế hoạch sáng tạo rất hiếm khi được đưa ra theo cách thức thảo luận truyền thống, mà thường xuyên xuất hiện theo cách không chính thức và thường là vào thời điểm nào đó trong thực tế, trong cuộc tranh luận, làm việc theo nhóm hoặc thậm chí là thời gian thư giãn trên các chuyến bay.
Chuẩn bị tinh thần
Quy trình xây dựng chiến lược thành công sẽ giúp công ty của bạn phản ứng nhanh nhạy hơn với các cơ hội đang xuất hiện và ra quyết định nhanh hơn các đối thủ cạnh tranh. Nó sẽ đảm bảo rằng các nhà quản trị của bạn có thể thích ứng nhanh chóng giữa môi trường họ đang hoạt động trước và sau sự thay đổi.
Mục tiêu mới cho lập kế hoạch chiến lược
Trong một môi trường kinh doanh đang thay đổi nhanh hiệu quả là rất quan trọng. Chúng sẽ chuẩn bị cho các nhà quản trị chóng, rủi ro và sự bất ổn cũng tăng lên, phát triển các chiến lược
đối mặt với sự bất ổn mang tính chiến lược ở phía trước và có tư duy sáng tạo về tầm nhìn và định hướng của công ty.
Rất nhiều công ty đánh giá thấp giá trị của tiến trình lập kế hoạch. Để đáp ứng thử thách này, tiến trình này cần phải được thiết kế lại để hỗ trợ việc quyết định chiến lược một cách đúng
thời điểm.
Thực hiện các bước tiếp cận cân bằng để đạt được chiến lược
Triển vọng của tổ chức được đạt đến bằng cách đạt đến chiến lược, và họ đạt chiến lược thông qua việc cân bằng 4 khía cạnh sau:
1. Quan niệm của khách hàng (giải quyết các vấn đề về khách hàng, đối thủ cạnh tranh, phân đoạn thị trường, chiến lược Marketing).
2. Tích lũy kinh nghiệm và tăng trưởng (liên quan đến khía cạnh con người trong tổ chức).
3. Khía cạnh tiến trình nội bộ (xác định trình tự mà những người có liên quan đạt đến mục tiêu khách hàng và tài chính).
4. Khía cạnh tài chính (liên kết khía cạnh này với 3 khía cạnh trên).
Mục tiêu của chiến lược
Mục tiêu của chiến lược là bản thông báo cấp độ cao về các phương tiện mà các tổ chức sẽ đạt được tầm nhìn của mình. Nó là thành phần cơ bản trong chiến lược kinh doanh. Không phải tất cả các mục tiêu chiến lược đều có thể lập kế hoạch trước. Nó cần phải dựa trên cơ sở kinh nghiệm trong quá trình thực hiện.
Phạm vi áp dụng
Kế hoạch chiến lược tổng hợp và chương trình chiến lược liên quan gần hơn đến hoạt động của công ty trong các doanh nghiệp có tính ổn định hơn là các ngành có độ ổn định không cao. Các tổ chức linh hoạt chẳng hạn như mới thành lập, các doanh nghiệp liên doanh, và các doanh nghiệp cơ hội cần một bước tiếp cận linh hoạt hơn đối với việc quản lý doanh nghiệp.
Phân tích SWOT
Thế mạnh (Strength), điểm yếu (Weakness), cơ hội (Opportunity), và nguy cơ (Threat) - đó là phân tích SWOT. Đây là một công cụ phát triển chiến lược kết hợp giữa thế mạnh nội lực của tổ chức với những điểm yếu và các cơ hội, nguy cơ từ bên ngoài. Phân tích SWOT là chìa khoá của phát triển chiến lược.
Strength và Weakness là các yếu tố nội tại của công ty còn Opportunity và Threat là các nhân tố tác động bên ngoài. SWOT cho phép phân tích các yếu tố khác nhau có ảnh hưởng tương đối đến khả năng cạnh tranh của công ty. SWOT thường được kết hợp với PEST (Political, Economic, Social, Technological Analysis) - tổ bên ngoài trên các phương diện kinh tế, chính trị, xã hội và công mô hình phân tích thị trường và đánh giá tiềm năng thông qua yếu nghệ. Phân tích theo mô hình SWOT là việc đánh giá các dữ liệu được sắp xếp theo dạng SWOT dưới một trật tự logic giúp người đọc hiểu được cũng như có thể trình bày và thảo luận để đi đến việc
ra quyết định dễ dàng hơn.
Để thực hiện phân tích SWOT cho vị thế cạnh tranh của một công ty, nên đặt các câu hỏi:
- Strength: Lợi thế của doanh nghiệp là gì? Công việc nào doanh nghiệp làm tốt nhất? Nguồn lực nào doanh nghiệp cần, có thể sử dụng? Ưu thế mà người khác thấy được ở doanh nghiệp là gì? Phải xem xét vấn đề trên phương diện bản thân và của người khác, phải thực tế chứ không khiêm tốn. Các ưu thế thường được hình thành khi so sánh với đối thủ cạnh tranh. Ví dụ, nếu tất cả các đối thủ cạnh tranh đều cung cấp các sản phẩm chất lượng cao thì một quy trình sản xuất với chất lượng như vậy không phải là ưu thế mà là điều cần thiết phải có để tồn tại trên thị trường.
- Weakness: Có thể cải thiện điều gì? Công việc nào mình làm tốt nhất? Cần tránh làm gì? Phải xem xét vấn đề trên cơ sở bên trong và cả bên ngoài. Người khác có thể nhìn thấy yếu điểm mà bản thân doanh nghiệp không thấy. Vì sao đối thủ cạnh tranh có thể làm tốt hơn? Lúc này cần phải nhận định một cách thực tế và đổi mặt với sự thật.
- Opportunity; Cơ hội tốt nhất đang ở đâu? Xu hướng đáng quan tâm nào đã biết? Cơ hội có thể xuất phát từ sự thay đổi công nghệ và thị trường dù là quốc tế hay trong phạm vi hẹp, từ sự thay đổi về chính sách của Nhà nước có liên quan tới lĩnh vực hoạt động của công ty, từ sự thay đổi khuôn mẫu xã hội, cấu trúc dân số hay cấu trúc thời trang..., từ các sự kiện diễn ra trong khu vực. Phương thức tìm kiếm hữu ích nhất là rà soát lại các thế mạnh của bản thân doanh nghiệp và tự đặt câu hỏi liệu các ưu thế mới ấy có mở ra cơ hội nào không. Cũng có thể làm ngược lại, rà soát các điểm yếu của mình và tự đặt câu hỏi liệu có cơ hội nào xuất hiện nếu loại bỏ được chúng.
- Threat: Những trở ngại đang gặp phải? Các đối thủ cạnh tranh đang làm gì? Những đòi hỏi đặc thù về công việc, về sản phẩm hay dịch vụ có thay đổi gì không? Thay đổi công nghệ có nguy cơ gì với công ty hay không? Có vấn đề gì về nợ quá hạn hay dòng tiền? Liệu có yếu điểm nào đang đe dọa công ty? Các phân tích này thường giúp tìm ra những việc cần phải làm và biến yếu điểm thành triển vọng.
Chiến lược đổi mới
Danh mục đổi mới nêu lên tầm nhìn có thể cho phép công ty của bạn tiếp cận được với sự giới thiệu sản phẩm, dịch vụ mới. Bạn cần phải cân bằng sự giới thiệu của các sản phẩm mang tính cách mạng và sự cải tiến có hiệu quả của các sản phẩm khác để duy trì dòng tiền vào ổn định. Bằng cách có một quan điểm tổng hợp về các sáng kiến của bạn, bạn có thể không bị đánh giá quá cao hoặc quá thấp thị trường.
Năng lực của tổ chức: Tiếp cận
Các tổ chức có năng lực trong việc thực hiện chiến lược thường biết cách tạo ra các giá trị bền vững cho khách hàng và các cổ đồng thông qua việc xác định các năng lực chính của tổ chức và
áp dụng các bước tiếp cận cân bằng đối với hệ thống kinh doanh. Trong mô hình năng lực (hoặc mô hình dựa trên nguồn lực), các nhà quản trị cao cấp thường bị chi phối bởi các vấn đề như chất lượng sản phẩm hoặc các dịch vụ cung cấp cho khách hàng (nội bộ và ngoài doanh nghiệp), các giá trị gia tăng, vai trò và trách nhiệm. Quan điểm thống trị của việc thực hiện đánh giá đã thay đổi từ quan điểm truyền thống là thực tế chống lại ngân sách đến một hình mẫu cân bằng hơn bao gồm thời hạn, chất lượng, giá thành của sản phẩm cung cấp và dịch vụ cho khách hàng.
Việc phân bổ và tài trợ cho các nguồn lực cũng được chuyển từ các hoạt động truyền thống của các đơn vị riêng lẻ căn cứ trên nhu cầu của riêng họ sang hướng liên kết nhóm mà các nguồn lực được chia sẻ dựa trên nhu cầu của công việc để tạo ra giá trị cho khách hàng. Giải quyết vấn đề hiếm khi liên quan đến các tình trạng mà các nhà quản trị đơn vị cần phải đối phó với các đơn vị khác, thay vào đó, to chức áp dụng sự độc lập của từng phòng, nhận thức được rằng vấn để sẽ được giải quyết tốt nhất bằng các phiên họp giải quyết giữa các nhóm tập trung vào các dịch vụ cung cấp cho khách hàng và các dòng công việc cần thiết.
3 cấp độ của chiến lược
1. Chiến lược công ty: Công ty bạn đang ở vị trí nào? Hãy nhìn vào tổng thể các cơ hội kinh doanh.
2. Chiến lược kinh doanh: Các kế hoạch cạnh tranh, chiến thuật để đối phó với cạnh tranh trong ngành.
3. Chiến lược chức năng: Các phương pháp hoạt động và các hoạt động giá trị gia tăng được lựa chọn cho công việc kinh doanh của doanh nghiệp (chiến lược đầu tư, chiến lược công nghệ, chiến lược đa dạng hoá ngành nghề kinh doanh, chiến lược tiếp thị, chiến
lược khác biệt hoá...).
4 khía cạnh cần được cân bằng để đạt được chiến lược của tổ chức
Viện VIM
Link nội dung: https://nhaquanly.vn/phan-tich-swot-la-chia-khoa-cua-phat-trien-chien-luoc-cong-ty-a10966.html