Hiểu rõ về mâu thuẫn trong doanh nghiệp
Mâu thuẫn tiềm tàng và tồn tại trong mọi sự vật hiện tượng. Điều này được coi như một lẽ bình thường, một sự thật hiển nhiên tại đời sống khi con người có sự tương tác qua lại lẫn nhau. Đặc biệt ở cùng một tổ chức, khi mối quan hệ càng trở nên phức tạp thì mâu thuẫn lại càng lớn.
Mâu thuẫn có thể được hiểu đơn giản là sự bất đồng giữa các quan điểm hai hay nhiều cá nhân, nhóm đối tượng. Mâu thuẫn thường dẫn đến những hậu quả không đáng có như xung đột lợi ích gay gắt, tuy nhiên nếu nhìn ở nhiều góc độ khác nhau, mâu thuẫn có thể là nền tảng cho sự phát triển và cũng là cội nguồn như những ý tưởng độc đáo.
Chúng ta nên hiểu và chấp nhận sự có mặt của mâu thuẫn ngay cả trong những hoàn cảnh yên bình nhất. Và cũng cần học cách đối diện văn minh, lịch sử, văn hóa với mâu thuẫn, nhất là trong môi trường công sở.
Thu thập ý kiến và quan điểm của tất cả các bên liên quan
Đầu tiên, bạn cần chấp nhận rằng sẽ rất khó để làm cho tất cả nhân viên vui vẻ chấp nhận cách làm việc của nhau, đặc biệt là khi họ đang cạnh tranh về lợi ích.
Bạn cần thu thập quan điểm và ý kiến của cả hai bên để tránh việc mâu thuẫn bị làm “lố” lên và dồn hết sai lầm cho một bên nhất định.
Cũng rất có thể không có ai sai ở đây, nhưng sự khác biệt về ý kiến có thể nảy sinh hiểu lầm và tích tụ thành mâu thuẫn.
Vì vậy, để hiểu được gốc rễ của vấn đề, bạn cần lắng nghe những gì cả hai bên nói và xem xét từng ý kiến mà không có bất kỳ phán xét nào. Từ đây, thử cố gắng đặt mình vào vị trí của họ và thông cảm, thấu hiểu càng nhiều càng tốt. Đôi khi bạn có thể rất khó khăn do thiếu kinh nghiệm, nhưng rõ ràng đây là điều cần làm.
Tìm ra nguồn gốc của mâu thuẫn
Bạn có thể giải quyết vấn đề hiệu quả hơn nếu đã xác định được nguồn gốc của nó.
Đôi khi một mâu thuẫn nội bộ phát sinh từ một cái gì đó được tích tụ lâu dài và sâu sắc hơn, chứ không chỉ những sự kiện gần đây.
Nếu bạn đã có đủ sự tin tưởng từ phía nhân viên, có thể yêu cầu thêm thông tin xoay quanh mâu thuẫn và cố gắng xác định nguồn gốc của vấn đề. Tuy nhiên, bạn phải biết giới hạn của bản thân và đừng quá cố gắng để phá vỡ hàng rào ngăn cách cuộc sống riêng tư và trách nhiệm công việc của một người.
Đưa ra những quyền lựa chọn hay những giải pháp để các bên tiến đến thoả thuận
Như đã nói ở trên, với tư cách người ngoài cuộc, quản lý cần có cái nhìn tổng quát nhất về mâu thuẫn nội bộ đã xảy ra. Từ đó, dựa vào lợi ích chung mà đưa ra những kiến nghị mang tính xây dựng. Các kiến nghị này cần thỏa mãn lợi ích của các bên, đồng thời giải quyết dứt điểm vấn đề, không để tính trạng các hệ lụy liên quan có điều kiện phát sinh.
Thực thi những giải pháp đó trên tinh thần liêm chính, tự giác và tôn trọng để tạo sự cân bằng giữa các bên
Các nhà quản lý cần phải lên kế hoạch chi tiết, phân công rõ ràng, thời gian biểu cụ thể, giám sát và đánh giá kết quả cho sự thực thi này. Hãy đảm bảo rằng, các bên có liên quan đều thực hiện một cách tự nguyện và cảm nhận được sự tôn trọng của đối phương dành cho mình.
Theo những chuyên gia tâm lý học và những nhà quản lý doanh nghiệp, thì những mâu thuẫn trong môi trường làm việc thường tạo ra những hiệu ứng tiêu cực, nhưng đôi khi nó cũng tạo ra những động thái tích cực. Chính vì sự cạnh tranh mà các nhân viên đều nổ lực để chứng tỏ khả năng của mình, cung cấp nhiều ý tưởng sáng tạo và đem lại lợi ích cho công ty.
Những giải pháp trên đây nhằm giúp giải quyết mâu thuẫn nội bộ xảy ra trong môi trường làm việc với những cấp độ ngang nhau. Theo các chuyên gia, nếu mâu thuẫn xảy ra ở các cấp độ chênh lệch nhau thì sẽ mất nhiều thời gian, sức lực, chi phí hơn để có thể đi đến hoà giải và làm thoả mãn các bên. Chẳng hạn như mâu thuẫn giữa chủ và người làm thuê. Nhưng đó là một câu chuyện dài dành để nói sau.
Thảo Hương (tổng hợp)
Link nội dung: https://nhaquanly.vn/giai-quyet-mau-thuan-noi-bo-nha-quan-ly-can-phai-lam-gi-a10717.html