Công bằng là gì?
Công bằng là sự tương xứng giữa quyền và nghĩa vụ của các cá nhân với địa vị xã hội của họ, nó dùng để chỉ một cái gì đó hợp lý, không bất công. Thường những điều gì công bằng sẽ là đúng đắn. Để xã hội trở nên tốt đẹp hơn thì sự công bằng là điều vô cùng cần thiết. Không ai muốn mình bị bỏ rơi hay những việc mình cố gắng làm không được mọi người và xã hội công nhận. Chẳng ai sẽ mãi bằng lòng khi thấy mình đã bỏ ra rất nhiều công sức, nhưng thành quả thu về thì ít ỏi không bằng những người chỉ ngồi chơi. Như vậy là bất công!
Thế nào là công bằng trong công việc?
Công bằng tại nơi làm việc được định nghĩa khái quát rằng tất cả nhân viên đều được cung cấp cơ hội – tùy theo nhu cầu của từng người. Công bằng giải quyết sự mất cân đối về cơ hội dành cho nhân viên. Không phải tất cả nhân viên đều cần những cơ hội như nhau, nhu cầu của từng người cần có sự ưu tiên dựa trên thành tích.
Công bằng tại nơi làm việc xem xét kỹ lưỡng việc thu hẹp khoảng cách chủng tộc và giới tính có ảnh hưởng đến lương thưởng và lộ trình thăng tiến của nhân viên. Sự công bằng cũng xem xét kỹ lưỡng nhiều sáng kiến khác, chẳng hạn như sự thiên kiến vô thức ở nhiều cấp độ khác nhau và đào tạo lực lượng lao động để loại bỏ sự thiên vị ngầm ảnh hưởng đến hiệu suất của nhân viên.
Thành kiến tác động đến việc đưa ra quyết định, định hình tư duy và kéo theo các hành vi khác. Công bằng là tập trung vào và nhận thức rõ thực tế này đồng thời tạo ra một sân chơi bình đẳng bằng cách phân bổ công bằng các nguồn lực hoặc cơ hội cho mọi người.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng các tổ chức với 30% điều hành là nữ có khả năng hoạt động tốt hơn nhiều các công ty có từ 10% đến dưới 30% điều hành là nữ.
Tầm quan trọng của công bằng trong công việc
Công bằng tại nơi làm việc tác động đến các yếu tố khác nhau như bình đẳng, cởi mở và cảm giác thuộc về. Dù đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng trong việc đảm bảo tính đa dạng, nhưng một số doanh nghiệp cũng gặp khó khăn trong việc tạo ra một môi trường làm việc hoàn toàn không có thành kiến và phân biệt đối xử.
Ưu tiên sự công bằng và biến điều đó trở thành thói quen đòi hỏi rất nhiều nỗ lực. Lợi ích lâu dài của việc tạo ra một nơi làm việc bình đẳng mang lại rất lớn. Một thực tế đang nổi lên nhanh chóng là trong các doanh nghiệp có sự đa dạng về giới tính, sắc tộc và văn hóa, khả năng lãnh đạo có nhiều cơ hội phát triển và vượt trội hơn.
Dùng hành động để chứng minh tính công bằng
Là một người lãnh đạo công ty, để có được sự tôn trọng của cấp dưới thì lời nói phải đi đôi với làm là điều cần thiết. Mỗi lời bạn nói ra bản thân bạn phải là người thực hiện trước. Nhất là trong các đợt tổng kết tháng, quý, năm hãy ghi nhận kết quả đạt được, đánh giá các chỉ tiêu thành quả và khen thưởng cho các thành viên trong công ty dưới các hình thức khác nhau.
Minh bạch và thống nhất trong việc thưởng – phạt
Tùy vào các vị trí khác nhau mà người quản lý cần phải phân chia công việc cho nhân viên một cách rõ ràng. Nên thông báo trước các hình thức thưởng, phạt để họ có động lực làm việc. Đặc biệt người nhân viên cần biết được họ đang cố gắng vì điều gì và sẽ ra sao nếu không hoàn thành công việc.
Ghi nhận các ý kiến đóng góp và phản hồi
Đừng quên tạo ra môi trường mà nhân viên có thể đóng góp ý kiến của mình. Đó có thể là các góp ý, phản hồi về quyết định hay sự kiện nào đó. Điều này sẽ giúp nhà quản lý có góc nhìn đa dạng hơn về vấn đề và đưa ra quyết định. Không chỉ thể còn tạo ra môi trường làm việc công bằng - nơi nhân viên có thể đóng góp ý kiến của mình; và được ghi nhận bởi cấp trên.
Thống nhất và minh bạch trong việc đánh giá kết quả.
Với mỗi vị trí công việc, nhà quản lý cần xây dựng bộ KPI để đánh giá công việc. Nhân viên trước khi bắt đầu công việc của mình; họ luôn cần phải biết về việc những thành quả; công lao của họ sẽ được ghi nhận dưới hình thức nào. Ví dụ, một nhân viên bán hàng được đánh giá kết quả dự trên doanh số; số lượng đơn hàng hay số lượng cuộc gọi chào hàng... Tất cả nên được minh bạch và các chỉ số có thể đo lường được. Nhân viên cần được biết, họ đang phấn đấu vì điều gì.
Tiếp đến, doanh nghiệp cần mình bạch trong việc ghi nhận liên tục các thành quả ấy. Xây dựng KPI sẽ vô nghĩa, nếu như thành quả của nhân viên không được ghi nhận lại; hoặc cách thức ghi nhận không rõ ràng, hoặc chủ quan bởi cảm nhận của một người nào đó. Công việc nên được ghi nhận bởi một hệ thống khách quan; và được đong đếm thường xuyên bằng các số liệu.
Thảo Hương (tổng hợp)
Link nội dung: https://nhaquanly.vn/nguoi-lanh-dao-can-phai-lam-gi-de-nuoi-duong-duoc-su-cong-bang-trong-cong-viec-a10689.html