Nhạc sỹ Đặng hữu Phúc rất quen biết với số ít nguòi yêu nhạc cổ điển nhưng chỉ được công chúng rộng rãi biết đến với hơn một chục ca khúc romance “dễ thương, dễ nghe” như Trăng chiều, Ru con mùa đông, Tiếng mùa xuân... chia sẻ với chúng tôi về sự lựa chọn nay, cũng như những hy vọng của ông về một tương lai của nhạc bac học trong các thành phố đang ngày càng đông đúc và ồn ào của chúng ta
-Thưa ông, để bắt đầu nói về Tổ khúc “8 bức tranh giao hưởng” của ông vừa được Nhạc trưởng người Pháp của SSO chọn để trình diễn vừa qua, có lẽ, lại phải bắt đầu từ Trăng Chiều của ông, với nhu cầu được nghe những ca khúc trữ tình đẫm chất thơ được viết một cách hàn lam, mẫu mực , có phần phối khí và phầm đệm piano hoàn chỉnh của những công chúng “thị thành” từ hơn 30 năm trước
-Phải nói ngay là
tôi không muốn nhắc lại đến mức nhàm chán về Trăng Chiều, Ru con mùa đông ...
và các bản romance của mình nữa, đúng là vì nó mà tôi được công chúng rộng rãi
biét đến, chính xác hơn là vì được Ái Vân hát nó trong một giai đoạn kỳ lạ, khó
khăn, nghèo túng, chật vật nhưng vẫn còn giữ được những gì nên nã, thanh cao,
chút thơ mộng của HN thời trước mở cửa ... nên chúng được biết và được nhớ nhiều.
Nhưng về chuyên môn, nó lại là dấu ấn của một thời với tôi là “ấu trĩ” : ranh
giới nghiệp dư với chuyên nghiệp không rõ, ca khúc viết rất nhanh, và nói thật
là khá dễ dàng với tôi. Khi chúng được in lại thành sách, nhìn vào ngày sáng
tác dưới bản nhạc, tôi đã giật mình : có ngày tôi làm đến 4 bài : Bình minh
trên biển, Giã biệt, Ru con mùa đông, Trăng Chiều
Ca khúc, với những người soạn nhạc như chúng tôi, là một lao động tương đối đơn
giản
-Có phải vì vậy
mà có thời kỳ, ông đăng đàn liên tục trên các phương tiện thông tin đai chúng
phê phán khá nặng lời về trào lưu ca khúc não tình cũng như các bài hát viết nhạcquá
đơn giản, lời thì dễ dãi, dung tục và nhận về không ít “gạch đá”?
-Ồ, quả thật là không nhắc thì tôi cũng ..quên rồi đấy. Đúng là có một thời
gian, tôi còn có thể khó chịu, bức xúc khi nghe những giai điệu và ca từ dễ
dãi, thạm chí vô nghĩa và dung tục trên TV, trên radio và có viết một số bài
báo theo lời mời của các tòa soạn. Nhưng đó là những năm đầu của việc “bùng nổ”
các dòng nhạc ấy, giờ tôi thấy mọi thứ có lý do của nó. Ai việc nào vào chỗ nấy
cả rồi. Ai được giáo dục thẩm mỹ để nghe nhạc giao hưởng vẫn sẽ nghe nhạc giao
hưởng, chúng tôi không sợ mất công chúng đâu, công chúng thậm chí còn tăng lên
theo đà tăng dân số, chỉ có điều, tỷ lệ sẽ còn thấp hơn các dòng nhạc khác rất
nhiều, rất lâu. À nhưng ở quốc gia , mọi thời điểm thì tỷ lệ ấy vẫn là như thế,
chúng tôi không trách trời, cũng không trách công chúng được J
-Dường như, với
ông, nhạc giao hưởng mới được coi là lao động thực sự, là sự nghiệp mà ông hướng
tới?
-Chẳng riêng gì tôi, ai học sáng tác ở Nhạc viện cũng thế . Chỉ tiéc là chúng tôi phải làm quá
nhiều việc để mưu sinh (tất nhiên cũng vẫn bằng âm nhạc thôi-ngoài chuyên môn
ra thì tôi còn biết bán gì) nên để gọi là có một khối lượng tác phẩm đồ sộ (đã
và chưa được dàn dựng) thì phải thở dài mà thú nhận là ...chưa có . Toàn bộ tác
phẩm khí nhạc của tôi chỉ vừa vặn 200 trang trong “ Đặng hữu Phúc-Tuyển tập tác
phẩm cho đàn piano” mà Học viện Quốc gia Âm nhạc in cho tôi- cũng là quà tặng
chính thức của HVQGAN cho khách quôc tế mà thôi
-Vậy ông đã chủ động
gửi tổng phổ của mình cho Nhạc trưởng người Pháp của SSO hay cơ duyên nào khiến
SSO chọn tác phẩm của ông-nhà soạn nhạc VN đầu tiên để trình diễn?
-Ngay từ khi SSO tuyển nhạc công ở VN, nhìn cách thi tuyển chặt chẽ khắt khe và
mang đúng đẳng cấp quôc tế của họ, giới sáng tác chúng tôi đã biết họ tự định vị
Dàn nhạc của mình ở đâu và đều mong được SSO chơi tác phẩm của mình. Không biết
các nhà soạn nhạc khác có gửi tổng phổ không nhưng tôi thì đã gửi Giao hưởng
“Ngày Hội” của mình đến đó. Tất nhiên là không có câu phản hồi. Có lẽ họ đang bận
dàn dựng các tác phẩm kinh điển thế giới cho thời kỳ đầu để đảm bảo chất lượng
thương hiệu. Trong một nghi lễ ngoại giao, SSO trình diễn một tác phẩm Mehico
và cần một tác phẩm VN mang âm hưởng dân gian tương xứng. Một người bạn tôi, nhạc
sỹ La Thương đã giới thiệu “8 tổ khúc giao hưởng” của tôi. Nhạc trưởng ban đầu
chỉ ok như một tác phẩm “ngoai giao văn hóa”, nhưng lúc nhìn tổng phổ thì thích
thú ngay và chọn 4 tổ khúc cho SSO biểu diễn vì đủ 8 tổ khúc vì quá dài.
Sau thành công của đêm diễn, ông ta chắc đã kịp tièm hiểu về tôi và đề nghị được
trình diễn Bản giao hưởng Ngày Hội của tôi và hỏi tổng phổ, lúc đó tôi mới hiểu
là ông ấy không đọc tổng phổ tôi gửi, có lẽ nó đã thất lạc J
-Hết sức thực tế mà nhận xét, ông thấy Ngày Hội của mình vang lên qua đũa của nhạc trưởng và tay đàn các nhạc công của SSO có gì khác với chính nó đã được VNSO và các Dàn nhạc khác dàn dựng trước đây?
-Khác chứ, khác
nhiều lắm. Olivier Ochanie- nhạc trưởng người Pháp 39 tuổi đã kịp khẳng định
mình ở đẳng cấp châu Âu và thế giới đã “moi” ra được nhiều chỗ trong Ngày hội
mà không ai “moi” ra. Bản giao hưởng này của tôi có số phận khá kỳ lạ : tôi viết
nó từ năm 1978, lúc 25 tuổi, nhưng mới chỉ được trình diễn chương kết như một
sonata cho piano. Năm 1986, DNGH VN đề nghị tôi viết lại để trình diễn nhưng
tôi viết lại đưa cho họ thì họ lại... làm mất . Năm 2003, tôi viết lại có chỉnh
sửa, nhạc trưởng người Pháp Xavie Rist đã phối lại cho DNGH VN trình diễn 10 buổi
trong suốt năm đó . Năm 2015, Trung quốc mời tôi làm tác phẩm cho LH Piano quốc
tế ở Nam ninh, họ cũng chọn dưng Ngày hội.
Và bây giờ, nghe Ochannie chỉ huy SSO, tôi có cảm hứng viết lại nhiều chỗ. Tôi
rất phục sự tinh tế của ông ấy khi làm nổi bật lên nhiều chô mà các nhạc công
VN bỏ qua không chơi, nhạc trưởng cũng bỏ qua không nói gi, như đoạn thổi
trombone “Trống cơm” chẳng hạn. Tôi biết là khó, nên đã sửa từ hợp âm chùm 6
còn chùm 4, nhưng nhạc công của DNGHVN vẫn không chịu chơi, nhạc công người Hàn
chơi trombone của SSO chơi lên hết “chất” mà tôi muốn . Nói là tôi cảm động
cũng không quá đâu
-Là “Người được chọn”, đương nhiên ông cảm kích và đánh giá cao SSO. Còn với tâm thế và kinh ghiệm của một nhà soạn nhạc trong một thị trường âm nhạc bác học quá bé nhỏ và “sức mua” vô cùng khiêm tốn như ở VN, mà nói sòng phẳng ra thì chỉ ở HN và phần nào là TPHCM, ông nghĩ thế nào về tương lai của mô hình DNGH tư nhân như SSO, liệu nó có thể tồn tại lâu dài được và có thêm DN thứ 2, thứ 3 nữa?
-Tôi không phải
và tuyệt nhiên không có chút tư duy kinh tế nào nên tôi không thể bàn về cái mà
tôi không biết. Nhưng nhìn vào cách SSO tuyển nhạc công VN và trả lương cho họ,
tôi thấy đây là một nhà đầu tư có học, có gout thâm mỹ tinh tế và có tâm.
Các nhạc công nươc ngoài và VN phải thi tuyển ngang bằng, sòng phẳng, nghệ sỹ
nhân dân Trần Thị Mơ đỗ vào SSO nhưng vào bè phải ngồi sau đàn em Diệu Trinh vì
hiện tại cô ấy chơi tốt hơn. Các nhạc công trúng tuyển được trả lương tới 40triệu
(nhạc công nước ngoài tôi không rõ) –hiện chưa có bè trưởng bè phó nào là người
Việt trong dàn nhạc. Mức lương ấy quả là thiên đường với các nghệ sỹ giao hưởng-những
người hiện nhận thù lao thấp nhất trong thang lương cả nhà nước lẫn các chương
trình xã hội hóa, tư nhân
Với các hợp đồng thời vụ. Một chương trinh biểu diễn có 3 buổi tập, 1 buổi duyệt,
1 buổi diễn, mỗi nhạc công sẽ nhận 1,5 triệu/buổi, tổng cộng 7,5 triệu cho một
chương trình được diễn. Nếu so với mức 10 buổi tập, 2 buổi diễn và nhận tổng cộng
1,2 triệu cho một chương trình –thông lệ của các DNGH Nhà nước, thì đây quả là
một sự ưu đãi tạo sức cạnh tranh ghê gớm
SSO cũng đã mua sắm trọn bộ nhạc cụ, giá nhạc và ghế ngồi biểu diễn với tổng trị
giá tới 40 tỷ . Chưa một nhà đầu tư tư nhân nào ứng xử đẹp thế với nhạc công và
âm nhạc GH ở VN. Ngoài ra, vì họ chưa có
Nhà hát, toàn bộ số nhạc cụ này được thuê cất trong kho của HVQGAM nên tạo thêm
nguồn thu không nhỏ cho HV, các buổi tập của SSO cũn thuê khán phòng của
HVQGAN, thêm một cơ hội cho sinh viên có
tiếp xúc với Nhạc trưởng bậc thầy và được nghe hòa nhạc “miễn phí”
Tóm lại, xét về tất cả các mặt, SSO đang tạo nên một quy chuẩn mới cho hoạt động
biểu diễn âm nhạc bác học ở VN, học cũng tạo nên một “cú hích” không nhẹ với
các cơ sở đào tạo và biểu diễn chính thống của Nhà nước
Tôi không có thông tin về bất cứ “đại gia” nào khác nên không biết Vin group
hay Trường hải có hứng thú với việc thành lập một DNGH ở SG hay Đà nẵng hay
không . Nhưng tôi biết chắc chắn, không một thành phố được coi là “văn minh”
nào trên thế giới, lại không có DNGH của mình. Thị trường âm nhạc bác học ở VN
đúng là chưa lớn mạnh, nhưng nó hơn các loại hình âm nhạc khác ở tính thủy
chung của người nghe. Ai đã yêu, sẽ không bỏ . Họ có thể không phải là người thực
giàu, nhưng lại thường là người có trình độ văn hóa cao, thu nhập ổn định. Nói
một cách khác, họ là tầng lớp trung lưu. Cư dân đô thị tương lai, tầng lớp
trung lưu ngày càng chiếm tỷ lệ cao. Nhu cầu của họ với những sản phẩm tinh thần
của các nhà đầu tư và cung cấp dịch vụ như SSO là bền vững
-Xin được quay trở
lại với điểm bắt đầu : cuộc sống thị dân ở HN và SG giờ đã khầu như không còn dấu
vết của sự thanh bình, tinh tế lãng mạn thời ông viết Trăng Chiều nữa. Vậy theo
ông cái gì khiến công chúng hôm nay vẫn còn nghe chúng, dù chỉ qua youtube hay
nhacso hay nhungbaicadicungnamthang –vì trên sân khấu cũng rất ít người dám hát
để bán vé?
-Có lẽ chính vì những điều mà chị vừa nhắc : những giai điệu và lời ca khiến
ngươi ta, hoặc nhớ nhunng, hoặc liên tưởng đến một ký ức, một không gian thanh
bình, trong vắt, hơi nghèo khổ một chút, nhưng thanh sạch, và lãng mạn, rất
lãng mạn
-Và tình người nữa : tình bạn, tình yêu ở thời điểm những khúc romance của ông được viết nên, hình như cũng quá lãng mạn so với những gì ngày nay người ta có thể hình dung ra?
-Vâng, có những
thứ lãng mạn như duyên trời định. Đó là những ngày tháng “tai bay vạ gió” của
anh Phan Đan bạn tôi, Dính líu vào vụ chuyển thơ anh Hoàng Cầm (hồi đó còn bị cấm)
ra nươc ngoài, an bị đưa ra Hà nội “an trí”. Vợ anh cũng ra theo để chăm soc chồng-vì
anh thì lúc nào cũng lãng đãng, không có chị chắc anh không biết ăn gì, mặc gì.
Chị kiếm tiền bằng cách thêu đồ thờ-thê rồng thêu phượng ấy-nên sau này mắt chị
mờ đi, gần như không nhìn thấy gì. Tôi với anh thì cứ đạp xe lang thang qua khắp
các phố phường HN lên đê, ra ngoại ô, anh đi tìm thi hứng, tôi đi theo anh, thế
thôi
Anh làm thơ nhiều. Các bạ già của tôi : cụ Đặng Đình Hưng bố Sơn bạn thân của
tôi, anh Chu Hoạch, anh Phan Đan đều là những nhà thơ cách tân siêu việt. Tư tưởng
họ lớn và thơ họ nhiều khi bí hiểm Tôi không hiểu hết, và cũng không có ý định
hiều hết. Nhưng anh Đan muốn tôi đôi khi phổ nhạc cho các bài hát của anh ấy.
Những lúc ấy anh rất buông lỏng, nhẹ nhàng , dễ hiểu và vẫn rất hay. Thơ anh
quá giài hình ảnh và có nhạc tính nên tôi phổ nhạc cũng rất nhanh. Hôm ấy 13
tháng 9 ta, đúng thời điểm HN thu nhất,chiều muộn, trăng buông trên Hồ tây rất
vắng, tiếng chuông chùa thật xa, tôi ngồi với anh Đan ở nhà nổi. Anh bảo tôi phải
viết một bài hát thật hay về trăng chiều mùa thu trên hồ, anh sẽ viết lời.tối,
gần 9 giờ thì anh gõ cửa nhà tôi ở Trần Bình Trọng để đưa lời thơ, tôi viết nhạc
ngay trong đêm, hôm sau thì đạp xe đến nhà Ái Vân ở phố Huế nhờ cô ấy hát . Bạn
tôi ngày ây vẫn đẹp não nề, đang ngồi sửa bếp dầu-không hiểu sao lần nào tôi đến
cũng thấy bạn tôi sửa bếp dầu, luc thì bấc tụt, lúc thì không vặn được nấc .
Vân cười “Phúc để đấy Vân tập” . Phòng thu hồi đấy không có sẵn băng , Vân phải
tập thật nhuyễn, vì không được hát lại . Bài hát lập tức được yêu thích, vì Vân
hát hay quá, bạn hát đẹp kiểu mong manh chấp chới, như ẩn giấu cái gì xót xa lắm.
Tôi nhớ tôi kiếm được đâu bánh xà phòng FA của Đức đến cảm ơn Vân vì đã làm cho
bài hát của tôi và anh Đan được yêu quý, Vân cười rạng rỡ sung sướng : “ôi Phúc
chiều mình thế!”. Tôi chẳng bao giờ thấy lại nụ cười nào lấp lánh thế, mà đấy
là tôi chỉ cho bạn tôi một bánh xà phòng
“thừa thắng xông lên”, tôi phổ một mạch 22 bài của anh Đan, bài nào cũng đưa
anh chút nhuận bút , dù có bài chưa được hát. Tôi cũng nghèo. Nhưng tôi biết
anh khó hơn nhiều. Và cơ bản là niềm vui của anh khi thấy thơ ình được cất lên
từ miệng một ca sỹ , trên sóng phát thanh, trên băng đĩa. Thời ây, giao du với
anh vẫn cần vượt qua nhiều sự ngại ngần. Sau này tôi cứ nghĩ, hình như hoạn nạn
của anh Đan, lai là một cái duyên trời định cho cái sự viết bài hát của tôi, 2
anh em cứ lang thang vô định, đầu đầy ý tưởng lấp biển dời non : “ông Schubert
có 600 ca khúc anh em mình năm nay cứ làm 60 đã nhỉ” . Rồi tôi cũng trình làng
tập 22 ca khuc phổ thơ anh. Nhưng còn hàng trăm bài thơ tôi đã “mua bản quyền”-
là cứ nói theo kiểu thời thượng thế -anh cho tôi toàn quyền sử dụng, thì vẫn ở
“thì tương lai”
-Ông có nói ông tốn quá nhiều thời gian cho mưu sinh bằng âm nhạc nên không viết được nhiều tác phẩm khí nhạc, nhưng ông lại chỉ cho ra đời có 1 tập ca khúc và 2 album, vậy cái gọi là mưu sinh bằng âm nhạc đó đi đâu mất rồi ạ?
-thời karaoke mới vào, vì là tay hiếm hoi biêt sử dụng máy tính trong giới soạn nhạc, nên tôi đi...làm karaoke thuê cho Hàn quốc, giá trị trường 5 đô thì họ trả tôi hẳn 10 đô một bài, vì tôi làm kỹ, người hát thích . Những năm 93-97 tôi sống bằng làm nhạc cho karaoke. Thời cực thịnh của phim truyền hình, tôi làm nhạc phim, tối nay đưa 1 tập phim, 2 ngày sau đến lấy sản phẩm. Cứ 1 triệu rưỡi một tập tôi cày cuốc đến nỗi cứ hết một bộ phim TH là lại phải lê ra chỗ ông Tài Thu để bấm huyệt cổ . Tôi cày đến chục năm, giờ nghĩ lại phát sợ . Nhưng mà cũng qua, giờ mọi sự cũng ổn. Tôi bây giờ chỉ dạy piano, và chuyên tâm soạn nhạc. Nhu cầu vật chất của gia đình tôi không nhiều. Con tôi cũng là giảng viên piano ở Nhạc viện, chúng tôi sống chỉ bằng âm nhạc-đúng chuyên môn và đúng đam mê. Thế cũng là đủ . Có tiếc, thì chỉ tiếc giá không phải tốn quá nhiều thời gian đến thế chỉ cho cơm áo, tôi có thể làm được cái gì đó, hơn một chút, một chút thôi
hado
Link nội dung: https://nhaquanly.vn/moi-thanh-pho-phai-co-mot-dan-nhac-giao-huong-a106.html