Nâng cao chất lượng nhân sự là gì?
Hoạt động nâng cao chất lượng nhân sự được hiểu là kế hoạch của doanh nghiệp đưa ra qua việc đầu tư về thời gian, chi phí nhằm nâng cao kỹ năng, trình độ, năng lực, kinh nghiệm cho đội ngũ nhân sự trong công ty.
Mục đích chính của hoạt động nâng cao chất lượng nhân sự là nhằm thu hút, giữ chân ứng viên ở lại với doanh nghiệp. Cũng có thể coi đây là một lời hứa doanh nghiệp đưa ra về những lợi ích ứng viên được hưởng khi trúng tuyển và làm việc.
Để đạt được hiệu quả cao, các giải pháp nâng cao chất lượng nhân sự và tiêu chí đánh giá chất lượng nhân sự cần phù hợp với chiến lược kinh doanh và kế hoạch phát triển của doanh nghiệp. Hơn nữa cũng cần một giải pháp khoa học dựa trên nhu cầu, quan điểm của đội ngũ nhân viên đang làm việc và cả những ứng viên mà doanh nghiệp đang có nhu cầu tìm kiếm từ bên ngoài.
Sự kết nối từ lãnh đạo với nhân viên giúp họ cảm thấy bản thân được thấu hiểu, thông cảm tạo nên một môi trường làm việc thân thiện giữa nhân viên với nhau và giữa nhân viên với lãnh đạo.
Những doanh nghiệp có thể giúp nhân viên cân bằng giữa công việc và cuộc sống luôn được đánh giá cao. Ví dụ có thể sắp xếp giờ giấc làm việc linh hoạt cho nhân viên hoặc cho phép họ làm việc từ xa nếu điều kiện và năng lực cho phép.
Ổn định tâm lý nhân viên
Đứng trước tình trạng nền kinh tế suy thoái, Thạc sĩ Phạm Thanh Hằng, giảng viên tại Đại học RMIT nhấn mạnh: cho dù nhân viên trụ được qua mùa sa thải họ vẫn có thể bị trầm cảm, lo âu hoặc mất niềm tin vào doanh nghiệp. Điều này làm giảm đáng kể năng suất lao động. Nhiều doanh nghiệp tập trung cắt giảm chi phí và chấp nhận tâm lý nhân viên bị ảnh hưởng.
Cùng quan điểm, bà Evelyn Kwek Giám đốc điều hành Great Place to Work khu vực ASEAN cho hay: dựa vào những số liệu có được tại nước Mỹ cho thấy rằng nếu doanh nghiệp tập trung vào yếu tố con người và văn hóa doanh nghiệp trong thời kỳ suy thoái không những có thể phát triển hơn mà còn làm tăng giá trị nguồn nhân lực và cổ phiếu của doanh nghiệp.
Bà nói thêm: không nên hủy hoại những thành quả tốt đẹp và niềm tin đã xây dựng được từ giai đoạn kinh doanh thuận lợi. Bởi việc thu hút, giữ chân và nuôi dưỡng nhân tài cần rất nhiều sự nỗ lực, đầu tư.
Xây dựng kịch bản để ứng phó với rủi ro
Tiến sĩ Gavin Nicholson - giảng viên Đại học RMIT cũng lưu ý rằng các cán bộ nhân sự cấp cao nên xây dựng kế hoạch sớm cho các kịch bản có thể xảy ra dựa trên nguồn lực sẵn có, nhằm giảm thiểu rủi ro tiềm ẩn, tăng khả năng chuyển đổi thành công trong thời kỳ suy thoái kinh tế.
"Trong mọi cuộc khủng hoảng đều ẩn chứa những cơ hội. Chúng ta nên nghĩ về suy thoái kinh tế sắp tới như cơ hội để mọi người cùng phát triển trong nội bộ mỗi tổ chức", ông nói.
Tìm cách vượt lên sóng dữ
Tương tự như một con thuyền vượt thác, tai nạn rất dễ xảy ra nếu các nhân viên của công ty (như người trên thuyền) cảm thấy bất ổn, không an tâm với công việc hiện tại. Chủ doanh nghiệp như người chèo lái phải thể hiện được đích đến rõ ràng, xốc lại tinh thần, định hướng cho các nhân viên nỗ lực vượt qua sóng dữ.
Bằng sự nhanh nhạy, quyết đoán và nhiệt tình, một giám đốc trẻ có thể mang lại thành công rất nhanh chóng cho một công ty. Tuy nhiên đối phó với khủng hoảng thì lại rất cần một cái đầu lạnh và những kinh nghiệm chống suy thoái. Trong nỗ lực tìm cách vượt qua suy thoái, lãnh đạo công ty phải giữ sự tự tin về tương lai, đồng thời dám công khai về thực trạng ảm đạm mà công ty gặp phải. Nếu bộc lộ thái độ quá bi quan, tâm lý bất an sẽ lan tỏa trong toàn bộ nhân viên.
Thời cơ để tuyển dụng
Có thể lời khuyên này phi lý, nhưng khi kinh tế suy thoái, sẽ có nhiều nhân tài đến với những công ty có đủ vốn, thương hiệu mạnh và mục tiêu phát triển rõ ràng. Tìm kiếm, tuyển dụng và giữ chân người tài trong bối cảnh kinh tế suy thoái tương tự như con dao hai lưỡi: có cơ hội thu hút những nhân viên có năng lực nhưng chính những cán bộ chủ chốt của công ty bạn lại đang bị một công ty mạnh hơn thu hút.
Thảo Hương (tổng hợp)
Link nội dung: https://nhaquanly.vn/quan-ly-nhan-su-nhu-the-nao-trong-thoi-buoi-suy-thoai-kinh-te-a10424.html