Dự án khủng
Du lịch và kinh tế của Quảng Bình đã có những bước phát triển trong thời gian qua. Đặc biệt, Quảng Bình đã trở thành một thủ phủ của du lịch miền Trung”. Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định 377/QĐ-TTg về phê duyệt Quy hoạch tỉnh Quảng Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đến năm 2030, phấn đấu đưa Quảng Bình trở thành tỉnh phát triển khá của khu vực miền Trung.
Theo quy hoạch được phê duyệt, tỉnh Quảng Bình có 2 trung tâm động lực tăng trưởng là Khu du lịch quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (trở thành trung tâm du lịch đẳng cấp khu vực Đông Nam Á) và Khu Kinh tế Hòn La (trở thành khu kinh tế động
Cũng theo quy hoạch, tỉnh Quảng Bình được xác định có 4 trụ cột phát triển kinh tế gồm tập trung đầu tư để phát triển du lịch thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn, khẳng định được thương hiệu du lịch “Quảng Bình” trên bản đồ du lịch quốc tế.
Quy hoạch đề ra phát triển du lịch Quảng Bình thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, là một trong những khâu đột phá để thúc đẩy tăng trưởng. Bên cạnh đó, góp phần phát triển kinh tế, xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với lợi ích cộng đồng. Tuy nhiên, làm du lịch phải phát triển bền vững.
Trong Hội nghị xúc tiến đầu tư đầu tư đầu vào năm 2021, nguyên Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nhận định, du lịch sẽ là động lực đưa Quảng Bình “cất cánh” bay cao với những vận hội mới và thế mạnh mới…
Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng, lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương, tỉnh Quảng Bình đã trao quyết định chủ trương và giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 15 dự án, với tổng vốn đầu tư trên 70.000 tỷ đồng, đồng thời trao biên bản thỏa thuận hợp tác đầu tư cho 22 dự án với tổng vốn đầu tư gần 70.000 tỷ đồng.
Giai đoạn 2021-2023, Quảng Bình kêu gọi đầu tư 62 dự án trên các lĩnh vực. Đây là cơ hội để Quảng Bình tiếp tục quảng bá, giới thiệu tiềm năng, lợi thế và những cơ chế, chính sách.
Bên cạnh đó, Sở Giao thông Vận tải tỉnh Quảng Bình cho biết, Cảng hàng không Đồng Hới sẽ được đầu tư 2.320 tỷ đồng để mở rộng, nâng cấp nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân và du khách trong tương lai. UBND tỉnh Quảng Bình và lãnh đạo Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) đã thống nhất về phương án kiến trúc cuối cùng trước khi triển khai dự án mở rộng Cảng hàng không Đồng Hới.
Dự kiến, dự án mở rộng Cảng hàng không Đồng Hới sẽ có tổng vốn đầu tư 2.320 tỷ đồng, bao gồm các hạng mục: Nhà ga hành khách T2, 8 vị trí đỗ máy bay; đường lăn và đường lăn nối. Cảng hàng không Đồng Hới là công trình hạ tầng giao thông được xây dựng lại vào năm 2006, hoàn thành vào năm 2008, với tổng diện tích hơn 170 ha. Công suất vận chuyển hành khách của cảng này hiện ở mức 500 ngàn lượt hành. Sau khi dự án được hoàn thành, sân bay Đồng Hới sẽ thuộc top 3 sân bay quy mô nhất miền Trung, chỉ sau Cam Ranh và Đà Nẵng. Khi công trình đi vào hoàn thiện dự kiến đón thêm hàng triệu lượt khách quốc tế đến Quảng Bình mỗi năm. Bên cạnh đó, sẽ có nhiều chuyến bay thẳng từ Thái Lan, Malaysia, Hàn Quốc, Hồng Kông (Trung Quốc)...đến Quảng Bình.
Phát huy tiềm năng vốn có
Quảng Bình là một trong số ít địa phương tại Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung sở hữu một di sản 2 lần được UNESCO vinh danh. Đó là Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng với hơn 300 hang động kỳ bí có lịch sử hàng trăm triệu năm; hang Sơn Đoòng, kỳ quan được thế giới đánh giá là một trong những điểm đến đẹp nhất hành tinh.
Những báu vật vô giá này đang khiến Quảng Bình trở thành điểm đến mơ ước của hàng triệu du khách quốc tế và cũng thuộc nhóm tỉnh thành đang dẫn đầu Việt Nam về tăng trưởng du lịch. Quảng Bình ghi nhận lượt khách tăng gần 30% và tăng trưởng riêng về khách quốc tế đạt 35% - con số kỷ lục so với mặt bằng chung khoảng 15-20% tại nhiều thị trường du lịch trọng điểm tại Việt Nam. Mục tiêu đến năm 2030, tỷ lệ đóng góp của ngành du lịch đạt 10 - 12% GRDP của tỉnh Quảng Bình.
Với với những việc làm thiết thực, cách quảng bá chuyên nghiệp và dựa vào nguồn tài nguôn sẵn có, Quảng bình sẽ trở thành một trong những địa chỉ về du lịch được du khách trong nước, quốc tế ưu tiên và lựa chọn.
Phương hướng phát triển các ngành quan trọng của tỉnh, định hướng trong đó phát triển du lịch Quảng Bình thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, là một trong những khâu đột phá để thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế-xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với lợi ích cộng đồng một cách bền vững. Định vị Quảng Bình là một trong các điểm đến du lịch hấp dẫn nhất Việt Nam.
Ngoài hệ thống hơn 400 hang động trong Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, các khu nghỉ dưỡng đẳng cấp ven biển, tỉnh này còn có hệ thống hạ tầng vô cùng thuận lợi để phục vụ phát triển du lịch. Do đó, Quảng Bình sẽ tiếp tục xác định du lịch và các ngành dịch vụ đi kèm là "lối mở" cho việc phát triển kinh tế của tỉnh trong tương lai gần.
Cùng với bốn khu du lịch đã được cấp chủ trương đầu tư và một số dự án du lịch nghỉ dưỡng khác được ký biên bản ghi nhớ đầu tư, ngay trong hội nghị xúc tiến đầu tư, Quảng Bình còn kêu gọi đầu tư thêm 12 dự án du lịch khác.
Tuy nhiên, với sự ưu đãi của thiên nhiên, Quảng Bình vẫn chưa được khai thác hết tiềm năng và giá trị của mình. Thời gian sắp tới, tỉnh cần có một chính sách để hỗ trợ doanh nghiệp và phát huy tiềm năng vốn có của địa phương.
Định hướng Quảng Bình có tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) bình quân từ 8,4 - 8,8%/năm. Trong cơ cấu các ngành kinh tế trong GRDP, ngành công nghiệp - xây dựng chiếm khoảng 38,0 - 38,5%; ngành dịch vụ chiếm khoảng 45,0 - 45,5%; ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm khoảng 12,5 - 13,0%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp chiếm khoảng 3,5 - 4,0%. |
Đinh Loan
Link nội dung: https://nhaquanly.vn/quang-binh-tiem-nang-va-but-pha-a10418.html