Xu hướng phát triển nông nghiệp hiện đại áp dụng công nghệ sinh học Lalitha 21

Xu hướng phát triển nông nghiệp hiện đại áp dụng công nghệ sinh học Lalitha 21

Hình 1

Trước nhu cầu đảm bảo an ninh lương thực, việc lạm dụng phân bón và hoá chất bảo vệ thực vật nhằm nâng cao năng suất cây trồng đang trở thành vấn đề cần được quan tâm cải thiện. Bện cạnh việc bảo đảm mục tiêu anh ninh lương thực, cần chú ý phát triển nền nông nghiệp sạch nhằm đóng góp vào việc cung cấp các sản phẩm an toàn phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Việc canh tác nông nghiệp sạch không những giúp nông dân tiết kiệm chi phí thuốc trừ sâu và phân hoá học đồng thời có thể đa dạng hoá mùa vụ và canh tác theo hướng bền vững. Hơn nữa, nếu nông sản được chứng nhận là sản phẩm hữu cơ còn có thể xuất khẩu với giá cao hơn. Do đó sản xuất nông nghiệp sạch, nâng cao chất lượng nông sản nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và thân thiện với môi trường đang là mục tiêu phấn đấu của ngành nông nghiệp. Một trong những biện pháp hữu hiệu để sản xuất nông nghiệp sạch là ứng dụng rộng rãi các chế phẩm sinh học, sử dụng phân hữu cơ, vi sinh nhằm thay thế các hoá chất bảo vệ thực vật và các loại phân hoá học có tác động xấu đến môi trường.

Các nghiên cứu và khảo nghiệm sử dụng phân vi sinh đã được tiến hành ở nhiều nược từ những năm 90 của thế kỷ trước nhưng mãi đến gần đây phân vi sinh và phân hữu cơ vi sinh mới được quan tâm đến nhiều. Đây là hướng tương lai của nông nghiệp nhằm giảm bớt các tác hại của việc sử dụng không cân đối các loại phân hóa học, làm ô nhiễm môi trường và chi phí quá nhiều ngoại tệ để nhập khẩu phân bón vô cơ.

hình 2

Giới thiệu phân bón LALITHA 21
Qua nghiên cứu và ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật, Acela Biotek đã tìm ra những chủng vi sinh với những đặc điểm, tác dụng vượt trội và cho ra đời sản phẩm phân bón LALITHA 21. LALITHA 21 có chứa 14 chủng vi khuẩn và 7 chủng vi nấm được tuyển chọn kỹ càng từ tự nhiên. Sản phẩm đã đạt được chứng chỉ CFS và OMRI của Hoa Kỳ.

Các chủng vi sinh có trong phân bón LALITHA 21 bao gồm: Azospirillum brasilense, Bacillus subtilis, Pseudomonas fluorescens, Stenotrophomonas maltophilia, Trichoderma harzianum, Trichoderma virens, Trichoderma viride. Các vi sinh vật này là những nhà máy công nghiệp tí hon, với các tính năng như:Cố định đạm: Hàm lượng Nitơ trong đất rất ít, chủ yếu nguồn dự trữ Nitơ tự nhiên có nhiều trong không khí (chiếm 78,16%). Nhưng nguồn Nitơ này không sử dụng được cho cây trồng. Muốn cây trồng sử dụng được nguồn dinh dưỡng này thì Nitơ trong không khí phải được chuyển hóa thông qua quá trình cố định Nitơ dưới tác dụng của các VSV. Các chủng vi sinh cố định đạm có trong LALITHA 21 như nhà máy sản xuất nitơ, cung cấp thêm đạm cho cây. Khi kết hợp với phân bón, chúng giúp cây phát triển nhanh hơn, lá xanh tốt hơn.

hình 2

Phân giải lân: Photpho rất cần thiết đối với cây trồng, nó tham gia vào việc hình thành màng tế bào, axit nucleic, làm nhanh quá trình chín quả ở cây, làm tăng sự phát triển của rễ. Tuy nhiên, cây chỉ có thể hút được lân ở dạng dễ tiêu trong đất. Lân ở dạng khó tan trong đất cây không hút được (thông thường hiệu suất sử dụng P của cây trồng không quá 25%). Muốn cây hút được lân thì cần có các vi sinh vật chuyển hóa, phân giải các hợp chất lân khó tan thành dễ tan. Giúp cây trồng nâng cao năng suất, tăng khả năng chống chịu sâu bệnh và thời tiết khắc nghiệt. Trong LALITHA 21 chứa các chủng VSV có khả năng tiết ra các hợp chất có khả năng hòa tan các hợp chất phostpho vô cơ khó tan trong đất (lân khó tiêu) thành dạng hòa tan (lân dễ tiêu) để cung cấp cho cây trồng.

Tạo ra chất kích thích sinh trưởng thực vật: một số chủng VSV tiết ra các hocmoon sinh trưởng thực vật thuộc nhóm: IAA, Auxin, Giberrillin ... kích thích cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt.

hình 2

Phân giải chất mùn/ hợp chất hữu cơ: VSV tiết ra các enzym có khả năng phân giải các hợp chất hữu cơ như: xenlulo, hemixenlulo, lighin, kitin....thành các đơn chất cây trồng dễ hấp thụ.

Ức chế VSV gây bệnh: VSV tiết ra các hợp chất kháng sinh hoặc phức chất siderophore có tác dụng kìm hãm, ức chế nhóm VSV gây bệnh khác.

Tạo ra chất kích thích sinh trưởng thực vật: một số chủng VSV tiết ra các hocmoon sinh trưởng thực vật thuộc nhóm: IAA, Auxin, Giberrillin ... kích thích cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt.

Tác dụng của phân bón LALITHA 21 trong nông nghiệp hiện đại

Kết quả từ các mô hình thử nghiệm cho thấy sử dụng LALITHA 21 trong nông nghiệp đã mang lại những giá trị vượt trội như:
- Cải thiện tính chất hóa lý của đất, giúp đất tơi xốp, thông thoáng, ổn định pH đất.
- Tăng tỷ lệ nảy mầm của hạt giống, kích thích cành giâm ra rễ, giúp cây con phát triển tốt ngay từ giai đoạn đầu.
- Ức chế sự phát triển của các VSV gây bệnh, tăng cường sức đề kháng của cây, giúp cây khỏe mạnh, chống chịu tốt với sâu bệnh và thời tiết bất lợi.
- Thúc đẩy sự phát triển của bộ rễ, tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng, cây to, khỏe, giúp nâng cao năng suất và chất lượng nông sản.
- Rút ngắn thời gian sinh trưởng, phát triển của cây, giúp cây nhanh thu hoạch đồng thời kéo dài thời gian khai thác.
- Tiết kiệm nước tưới, giảm lượng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật hóa học, giảm công lao động.
- Giúp chuyển hóa phụ phẩm nông nghiệp thành dinh dưỡng cho cây trồng, giảm tiêu hao nguồn năng lượng.
- Đảm bảo môi trường sản xuất nông nghiệp sinh thái, an toàn cho người sử dụng và vật nuôi.
- Giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính tạo ra trong sản xuất nông nghiệp, góp phần chống lại tình trạng biến đổi khí hậu.


Thông tin doanh nghiệp

 

truongtrivinh

Link nội dung: https://nhaquanly.vn/xu-huong-phat-trien-nong-nghiep-hien-dai-ap-dung-cong-nghe-sinh-hoc-lalitha-21-a104.html