Theo đó, năm 2023, Tập do ông Nguyễn Đăng Quang lãnh đạo (Chủ tịch HĐQT Masan) đặt ra mục tiêu doanh thu khoảng 90.000 – 100.000 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp vào khoảng 4.000 – 5.000 tỷ đồng.
Trong năm 2023, kỳ vọng The CrownX (TCX) đạt được mức tăng trưởng về cả doanh thu thuần và lợi nhuận thuần phân bổ cho cổ đông thiểu số trên cơ sở hợp nhất nhờ nhiều hoạt động tốt hơn tại Wincommere (WCM) và Công ty CP Hàng tiêu dùng Masan (mã: MCH).
Trong năm 2023, WCM cũng sẽ tiếp tục phối hợp với các nhà cung cấp đầu tư vào sản phẩm dịch vụ dành cho người tiêu dùng, đảm bảo cung cấp sản phẩm mang tính cạnh tranh về giá…Dự kiến tăng trưởng từ 5-10%. Đặt mục tiêu mở rộng thêm khoảng 800 – 1.200 số lượng địa điểm minimart trong năm 2023.
Còn đối với MCH, trong năm 2023, sẽ phục hồi doanh thu của các sản phẩm mới và tập trung giành thị phần ở những khu vực đạt hiệu quả thấp hơn trung bình của hệ thống. Thực phẩm tiện lợi, đồ uống và chăm sóc cá nhân và gia đình…
Phúc Long Heritage (PLH), thương hiệu này đã đạt được mức tăng trưởng đáng kể, đứng thứ 2 về doanh thu và đứng thứ nhất về biên lợi nhuận gộp trong chuỗi cà phê và trà nội địa.
PLH dự kiến sẽ trở thành thương hiệu đứng thứ 2 về số lượng cửa hàng vào quý 2 năm 2023. Trong năm 2023, PLH đặt mục tiêu mở 75-90 cửa hàng đại diện thương hiệu mới. Trong nửa cuối năm 2023, PLH sẽ tăng cường đổi mới thực đơn để mang đến cho người tiêu dùng nhiều lựa chọn hơn những sản phẩm mới, thú vị.
Năm 2023, Masan MEATLife (MML) đặt mục tiêu tăng cường phân phối qua mạng lưới của WCM và duy trì chênh lệch giá ở mức thấp đối với chợ bán đồ tươi sống cho hội viên WIN. MML hướng đến mục tiêu mở rộng danh mục sản phẩm bằng cách đầu tư vào hoạt động R&D cho cả sản phẩm tươi sống và đã qua chế biến. Lợi nhuận dự kiến sẽ tăng cao nhờ tỷ lệ tiêu thụ cao hơn, tăng trưởng doanh số bán thịt chế biến và kiểm soát chi phí.
Trong năm tài chính 2023, Masan High-Tech Materials (MHT) dự kiến đạt doanh thu thuần trong khoảng 16,500 - 18,200 tỷ đồng, tăng 6-17% do các yếu tố cơ bản về thị trường vonfram tiếp tục được cải thiện và động lực của thị trường hàng hóa nói chung.
Tại đại hội, Masan cũng trình và được ĐHCĐ thông qua mức chia cổ tức năm 2022 bằng tiền mặt với tỷ lệ chi trả 8% (800 đồng/cp) đã được tạm ứng cho cổ đông. Tổng số tiền chi trả là gần 1.139 tỷ đồng đã thanh toán vào ngày 13/07/2022.
Đồng thời, cổ đông thông qua việc tạm ứng cổ tức năm 2023 từ nguồn lợi nhuận giữ lại của công ty. Ủy quyền cho HĐQT tùy thuộc vào kết quả kinh doanh, kế hoạch kinh doanh và đảm bảo tối ưu hóa dòng tiền, được toàn quyền quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến việc tạm ứng cổ tức 2023, bao gồm việc có hoặc không thực hiện tạm ứng cổ tức, mức tạm ứng cổ tức, thời gian, phương thức chi trả và các vấn đề khác liên quan đến tạm ứng cổ tức cho cổ đông.
Riêng đối với việc phát triển thương hiệu Phúc Long, sau khi Masan đã chi ra số tiền khủng để mua lại, ông Danny Le – Tổng giám đốc MSN cho hay, thương hiệu này có khởi đầu tốt. Xây dựng được thương hiệu về trà và cafe. Khách hàng ở độ tuổi trẻ, liên tục thu hút được người tiêu dùng mới. Hiện nay, Phúc Long nhắm đến 80% dân số, để thu hút được thì liên tục xây dựng thương hiệu nhờ những di sản.
“Nhưng chúng ta luôn phải đổi mới sáng tạo, văn hóa xây dựng là hướng đến những người thông minh có lối sống năng động. Phúc Long hướng đến việc cao cấp hóa sản phẩm, cũng hướng đến thị trường quốc tế. Năm 2023, sẽ có những bước đầu tiên để xây dựng quy chuẩn đi ra toàn cầu”, ông Danny Le chia sẻ tại đại hội.
Hồng Vũ
Link nội dung: https://nhaquanly.vn/trong-nam-2023-masan-dat-ke-hoach-loi-nhuan-sau-thue-khoang-4000-5000-ty-dong-a10265.html