Theo ô tô 360, tuy cấu trúc thân xe khung rời và thân xe khung liền có nhiều điểm tương đồng với nhau nhưng chúng sở hữu hàng loạt đặc trưng riêng biệt tay lái cần phải để tâm đến khi có nhu cầu lựa chọn xe phù hợp với mình.
Nhìn chung, cấu trúc thân xe khung liền đang dần trở nên phổ biến hơn trong 10 năm gần đây. Một vài mẫu SUV cỡ vừa được ưa chuộng cũng sử dụng cấu trúc này. Vậy thì đâu là điểm khác nhau giữa cấu trúc khung liền và cấu trúc khung rời? Và điểm vượt trội của hai cấu trúc này là gì?
Khái niệm thân xe khung rời và thân xe khung liền
Kể từ khi ô tô ra đời, cấu trúc khung liền và khung rời đã đóng vai trò quan trọng và rất phổ biến trong ngành công nghiệp ô tô.
Cấu trúc thân xe khung rời là phương pháp truyền thống trong lắp ráp xe ô tô. Khung xe rời có phần thân xe lắp lên một khung bên dưới, khung này bản chất là bộ khung gầm để nâng đỡ hệ dẫn động. Khi lắp ráp xe bán tải, thùng xe được đặt độc lập trên bộ khung. Có thể dễ dàng nhận ra thùng xe độc lập chỉ bằng việc nhìn bên hông của xe.
Cấu trúc thân xe khung liền có phần thân và khung của xe được gắn liền với nhau. Tuy nhiên, mặc dù được coi như là một thể thống nhất nhưng cấu trúc khung xe liền vẫn được làm từ nhiều mảnh riêng biệt.
Ví dụ, thân xe khung liền của Cadillac CT6 được hình thành lên từ khoảng 13 mảnh khác nhau. Việc sử dụng hàn kết cấu để gắn các đầu mối với nhau giờ không còn hiếm.
Đặc trưng của thân xe khung rời và thân xe khung liền
Có thể thấy cấu trúc thân xe khung liền giờ đang rất thịnh hành trên thị trường. Nhưng cấu trúc thân xe khung rời vẫn tồn tại dù cho đang ngày càng mất đi vị thế của mình. Dưới đây là một vài điểm khác biệt chính giữa hai loại khung xe này để hiểu được lý do tại sao cả hai đều được ưa chuộng.
Hiệu năng trên đường
Xét đến khả năng đi off road, cấu trúc thân xe khung rời rõ ràng là có ưu thế hơn so với cấu trúc thân xe khung liền. Do được đặt cao hơn trên xe mà bộ khung này có thể xử lý lực xoắn tốt hơn.
Chưa kể, chúng có khả năng chịu đựng cao hơn khi đối mặt những tác nhân bên ngoài như sỏi, bùn, tuyết và đất cát. Khoảng sáng gầm xe cao hơn cũng giúp hạn chế gầm xe chạm vào nước trên mặt đường – nguyên nhân hàng đầu làm xe bị rỉ sét.
Tuy nhiên những đặc điểm giúp cho xe khung rời đi off road tốt hơn lại làm cho xe đi trên đường phẳng kém hơn. Bên cạnh đó khả năng xử lý và bám đường cũng không phải là ưu thế của thân xe khung rời. Xe khung liền phù hợp hơn đối với đường phố và đường cao tốc bởi vì trọng tâm thấp giúp bám đường tốt hơn và di chuyển mượt mà hơn.
Khả năng kéo và đẩy
Một lần nữa thân xe khung rời lại cho thấy sự vượt trội của mình. Khả năng chống chịu tốt hơn bởi vì có một nền tảng khỏe mạnh và cứng cáp và khả năng chịu đựng lực xoắn tốt hơn.
Khả năng xử lý lực xoắn của thân xe khung liền không tốt. Do đó, xe khung liền không phải lựa chọn tối ưu cho những con đường off road. Điều này cũng ảnh hưởng đến khả năng kéo và đẩy của xe trong lúc vượt chướng ngại vật.
Chi phí sản xuất và sửa chữa
Giữa thân xe khung liền và khung rời thì thân xe khung rời lại một lần nữa là lựa chọn tốt hơn trong vấn đề chi phí bảo dưỡng, thay thế phụ kiện.
Xe khung rời có chi phí sản xuất và sửa chữa tương đối thấp. Bởi vì được cấu tạo như nhiều mảnh riêng biệt nên nếu khung xe bị hỏng hóc thì chỉ cần thay thế những mảnh bị hỏng thay vì thay cả bộ khung. Trái lại xe khung liền lại có chi phí sửa chữa cao hơn vì thay thế có nghĩa là phải thay cả bộ khung.
Tuy nhiên việc sản xuất khung liền lại dễ dàng hơn nhờ có phần mềm thiết kế chạy bằng máy tính. Mặc dù để tạo ra khung liền vẫn cần hàn gắn một vài phần với nhau nhưng quá trình sản xuất được điện toán hóa giúp việc sản xuất trở nên nhanh chóng hơn và không có lỗi.
Một điểm cộng khác đó là tính có sẵn của khung liền này. Vì xe khung liền phổ biến hơn nên có thể dễ dàng tìm được bộ khung và máy móc để thực hiện công việc sửa chữa.
Mức tiêu thụ nhiên liệu
Xe khung liền nhẹ hơn xe khung rời. Ngoài ra trọng lực thấp cũng giúp cho xe thân liền dễ di chuyển trên mặt đường phẳng hơn. Hai điều này góp phần đáng kể vào việc giảm thiểu mức tiêu thụ nhiên liệu của xe.
Cấu trúc nặng hơn, khoảng sáng gầm xe cao hơn và trọng tâm cao hơn khiến xe khung rời tiêu tốn nhiều nhiên liệu hơn.
Độ an toàn
Việc thiếu vùng hấp thụ xung lực làm xe khung rời kém an toàn hơn đáng kể so với xe khung liền. Nhiều vùng hấp thụ xung lực hơn có nghĩa là có nhiều khu vực sẽ hấp thụ xung động khi tông hoặc va chạm hơn, hạn chế lực tác động đến người lái hoặc hành khách đi cùng.
Xe khung liền tích hợp vùng biến dạng và những trang bị khác để bảo vệ khoang xe khỏi tác động của va chạm. Trên thực tế, tỷ lệ sống sót sau tai nạn trên xe khung liền sẽ cao hơn trên xe khung rời.
Kết luận lựa chọn thân xe khung rời và thân xe khung liền
Xe khung liền chạy phố, lướt xa lộ mượt hơn và khả năng tiết kiệm nhiên liệu tối ưu cùng khả năng bảo vệ người dùng tốt do cấu trúc vật lý liền khối cứng cáp.
Chưa kể, chi phí sản xuất xe unibody thường thấp hơn các mẫu ô tô body-on-frame cùng phân khúc nên có thể là lợi thế mạnh về giá thành tại các khu vực đánh thuế tiêu thụ cao.
Trái lại, phương tiện sử dụng cấu trúc thân rời với độ cứng cáp vượt bậc và khả năng điều khiển sắc bén lại là lựa chọn hợp lý cho nhu cầu off-road, vượt địa hình khó khăn. Kèm theo đó, khả năng chống chịu tác động hao mòn khi vận hành và có thể thay thế các hư hỏng vặt khi bảo dưỡng góp phần củng cố lựa chọn trên.
(Nguồn ảnh: Internet)
Chương Lệ
thunguyen
Link nội dung: https://nhaquanly.vn/diem-khac-nhau-giua-than-xe-khung-roi-va-than-xe-khung-lien-a1008.html