Đại dịch COVID-19 thúc đẩy các nhà đầu tư đánh giá việc dịch chuyển các nhà máy sản xuất từ Trung Quốc sang các quốc gia có nguồn lao động chi phí thấp khác, trong đó có Việt Nam.
Một vài năm trở lại đây, các công ty toàn cầu liên tục đánh giá khả năng đáp ứng nhu cầu sản xuất của Việt Nam, thậm chí trước khi có thêm động lực từ cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung. Đó là vì Trung Quốc nổi lên với vai trò công xưởng của thế giới tạo ra tình trạng thiếu lao động và đẩy chi phí tăng cao. Trong khi đó, lao động ở Việt Nam, với lực lượng lao động trẻ hơn và dồi dào, có chi phí thấp hơn 40% so với Trung Quốc. Việt Nam cũng mang lại lợi ích khi chính phủ quy định mức thuế suất thấp và tuần làm việc sáu ngày giúp nâng cao năng suất. Nhiều thương hiệu quần áo và đồ thể thao được ưa chuộng, bao gồm Nike và Adidas, hiện đã có các nhà máy sản xuất lớn tại Việt Nam.
Hiện nay, hầu hết các nhãn hàng toàn cầu sản xuất tại Việt Nam đến từ hai ngành: dệt may và giày dép, chiếm 18% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam năm 2018, trong khi đó ngành điện tử và thiết bị điện chiếm 40%. Vậy xu hướng gần đây trong lĩnh vực gia công cho các công ty nước ngoài ở Việt Nam là gì, các nhà đầu tư cần chú ý điều gì khi chuyển dịch nhà máy về Việt Nam?
Thích ứng văn hóa
Việc chuyển dịch hiệu quả cơ sở sản xuất đòi hỏi độ nhạy với các vấn đề văn hóa. Người lao động Việt Nam được cho là ưa thích làm việc tại các công xưởng gần nhà mình và sống chung với gia đình. Không giống ở Trung Quốc, công nhân thường sống trong khu ký túc ngay tại nhà máy và chỉ trở về nhà vào các dịp lễ tết.
Các công ty cũng đã nắm được bài học quan trọng về tận dụng sức lao động trong thời hiện đại. Stella International Holdings, một nhà sản xuất hàng đầu quốc tế về giày dép và các sản phẩm da thuộc là một ví dụ điển hình. Một nhà máy của Stella tại tỉnh Thái Bình, cách Hà Nội khoảng 100 km tuyển hơn 7.000 người lao động. Với 13 dây chuyền lắp ráp và 52 dây chuyền may khâu, nhà máy này sản xuất ra khoảng 7 triệu đôi giày mỗi năm cho Nike và các thương hiệu khác. Các quản lý xí nghiệp có vẻ rất am hiểu về tiêu chuẩn toàn cầu về điều kiện làm việc. “Điều then chốt trong quản lý công nhân địa phương là chăm sóc cho họ”, một quản lý của Stella cho biết. Việc thăm viếng nhà công nhân thường xuyên giúp tăng cường mối quan hệ với họ.
Đăng nhập
* Đăng ký tài khoản để đọc bài viết ngay
* Hoặc nâng cấp tài khoản Premium để đọc toàn bộ bài viết trên trang nhaquanly.vn và tải báo cáo từ MIU https://special.themanager.vn/
BÁO CÁO SẮP RA MẮT