Quá trình chuyển đổi số của các NHTM giống hệt việc biến sâu nhộng thành bướm. Nhưng có phải mọi ngân hàng đều cần tiến tới mô hình số 100% và cần hiểu mình đang ở giai đoạn nào không?
Động lực của các ngân hàng Thương mại đối với việc đưa vào những thay đổi số - trước hết là về tiền tệ. Những tay chơi mới trong ngành đã chiếm một phần ba mức tăng trưởng doanh thu từ dịch vụ tài chính: các ngân hàng số kiểu mới, các nhà khai thác thanh toán điện tử phi ngân hàng, các startups từ lĩnh vực fintech và bigtech chiếm tới 33%. Hầu hết các "kỳ lân" fintech được xuất hiện là hoàn toàn số từ đầu. Sự ra đời của digital bank hoàn toàn mới hiện còn hiếm, nhưng dù sao những tay chơi non trẻ và táo bạo đang đổ dầu vào lửa trên thị trường dịch vụ tài chính cạnh tranh. Bởi vậy các ngân hàng truyền thống buộc phải thay đổi theo.
Trưởng thành số của ngân hàng thương mại ảnh hưởng trực tiếp đến vốn hóa của nó, còn hiệu quả hoạt động thì giúp chi phí ít hơn, vì vậy bảng cân đối kế toán lành mạnh sẽ phải trở thành nguồn tăng trưởng doanh thu chính. Có ba mức trưởng thành số của các ngân hàng thương mại: theo thống kê thế giới năm 2019, 50% nói chung chưa bắt đầu chuyển đổi, 38% thể hiện mức độ tích cực (họ đang trên đường chuyển đổi từ sâu nhộng thành con bướm). Cuối cùng, 12% có trọng tâm số rõ ràng, tức là họ hiểu biết, biết làm và thực hành. Nhưng hiện nay nhìn chung thì chưa có một ngân hàng truyền thống nào trở thành ngân hàng số 100% cả, mặc dù nhiều trong số họ thì "cánh bướm" đã hiển hiện.
Trưởng thành số của các ngân hàng thương mại có sự khác biệt rõ rệt tùy thuộc vào điểm xuất phát, mức độ tham vọng, khu vực hoạt động và loại hình sản phẩm/dịch vụ. Tuy nhiên, có thể chỉ ra những tiêu chí để đánh giá, dựa trên trải nghiệm của những định chế tài chính-ngân hàng lớn nhất trên thế giới.
Đăng nhập
* Đăng ký tài khoản để đọc bài viết ngay
* Hoặc nâng cấp tài khoản Premium để đọc toàn bộ bài viết trên trang nhaquanly.vn và tải báo cáo từ MIU https://special.themanager.vn/
BÁO CÁO SẮP RA MẮT