Với 20 triệu tài khoản người dùng, trong đó hầu hết đã xác nhận KYC (định danh khách hàng) và kết nối tài khoản ngân hàng, MoMo đã không chỉ là một ví điện tử đơn thuần.
Các cửa hàng/quán ăn lề đường đều dễ dàng có một tài khoản để nhận thanh toán từ khách hàng. Ảnh: Bảo Zoãn/ Tạp chí Nhà Quản Lý.
Số lượng tài khoản người dùng của MoMo đủ để ví điện tử làm được nhiều việc mà các ứng dụng khác chưa thể làm được. Ngay trong ngày ra quân đầu tiên của chiến dịch giải cứu vải thiều bằng cách mua vải ngay trên ứng dụng MoMo, đã có gần 18 tấn vải được mua, thanh toán bằng ví điện tử.
“Sức mạnh của đám đông lớn hơn mình có thể tưởng tượng” - ông Nguyễn Mạnh Tường, Phó chủ tịch HĐQT, Đồng Tổng Giám Đốc MoMo cho biết. Trong vòng chỉ 1- 2 tháng, MoMo đã quyên góp từ người dùng ví để giúp hơn 100 em nhỏ phẫu thuật mổ hàm ếch, hàng trăm em nhỏ mổ tim. Các khoản quyên góp đến từ những khoản tiền lẻ, có khi chỉ vài nghìn đồng, hoặc tích luỹ từ thành tích đi bộ của chính người dùng…
Hiện nay, từ ví điện tử hay ứng dụng ngân hàng trên điện thoại di động (mobile banking), người dùng đều có thể mua sắm nhiều loại hàng hoá, dịch vụ khác nhau như thanh toán tiền điện nước, mua vé máy bay, tàu hoả, mua sắm tại các ứng dụng thương mại điện tử… Trong việc mở rộng các dịch vụ ngay trên ứng dụng, ví điện tử với tuổi đời chưa đến một thập kỷ thường có lợi thế hơn so với các ứng dụng của ngân hàng, vốn đã có thời gian tồn tại hàng chục năm, với cơ chế cồng kềnh và khó thay đổi.
“Mục tiêu mỗi dịch vụ mới mở ra trên ví phải thu hút được thêm ít nhất 1 triệu người dùng. Nếu không đạt, dịch vụ đó thất bại” - ông Nguyễn Mạnh Tường (MoMo) cho biết.
Đăng nhập
* Đăng ký tài khoản để đọc bài viết ngay
* Hoặc nâng cấp tài khoản Premium để đọc toàn bộ bài viết trên trang nhaquanly.vn và tải báo cáo từ MIU https://special.themanager.vn/
BÁO CÁO SẮP RA MẮT