Thành phố Thâm Quyến sẽ được nhiều quyền tự trị hơn để hoàn thành nhiệm vụ trở thành nơi tạo ra đổi mới công nghệ hàng đầu thế giới.
Thành phố Thâm Quyến. Ảnh: Getty Images
Trong bài phát biểu kỷ niệm 40 năm thành lập đặc khu kinh tế Thâm Quyến (tỉnh Quảng Đông) ngày 14.10.2020, Chủ tịch Tập Cận Bình đã đề cập một số vấn đề mà Trung Quốc đang phải đối mặt vào thời điểm “hỗn loạn và thay đổi nhanh chóng”, đồng thời đề ra sáu nhiệm vụ cho siêu đô thị phía Nam này trở thành nơi khởi nguồn của các đổi mới tầm cỡ quốc tế và hình mẫu cho cải cách kinh tế.
Theo đó, Trung Quốc tiếp tục thực hiện “mô hình lưu thông kép” (dual cycle model), tức tiếp tục hội nhập vào nền kinh tế thế giới, mặc dù kế hoạch này nhấn mạnh đến tăng trưởng trong nước.
Hiển nhiên, dù không được đề cập, khó khăn do các lệnh trừng phạt và áp lực của Mỹ đối với các công ty công nghệ Trung Quốc chính là bối cảnh thành phố Thâm Quyến được giao trọng trách “nắm bắt nền tảng đổi mới công nghệ và công nghiệp” và xây dựng chuỗi cung ứng cho các ngành công nghệ cao.
“Thâm Quyến cần xây dựng cơ sở vững chắc cho công nghệ và đổi mới với tầm ảnh hưởng toàn cầu. Thành phố nên lập kế hoạch nuôi dưỡng các ngành công nghiệp mới với tầm nhìn xa và để phát triển một nền kinh tế kỹ thuật số”, theo lời phát biểu của ông Tập. Ông cũng kêu gọi Thâm Quyến đẩy nhanh quá trình “thương mại hóa” các đột phá khoa học. Ngoài nguồn vốn dành cho nghiên cứu do trung ương phân bổ, Thâm Quyến được thúc đẩy tự tìm cách mở rộng nguồn quỹ nghiên cứu từ thị trường, bao gồm cả các nhà đầu tư tư nhân, sao chép quy trình đã sử dụng từ lâu ở Thung lũng Silicon.
Đăng nhập
* Đăng ký tài khoản để đọc bài viết ngay
* Hoặc nâng cấp tài khoản Premium để đọc toàn bộ bài viết trên trang nhaquanly.vn và tải báo cáo từ MIU https://special.themanager.vn/
BÁO CÁO SẮP RA MẮT