Nhà đầu tư hay sưu tập đều có điểm chung là đi tìm sự quý hiếm kèm giá trị. Bài học về cơn sốt tài sản chưa bao giờ lạc hậu, khi giá mua bán vượt quá xa giá trị.
Người mua hoa tại một kho tại Hà Lan. Ảnh: Reuters/ Yeves Herman.
"Những ảo tưởng phổ biến và sự điên rồ của đám đông" là cuốn sách kinh điển mà bất cứ nhà đầu tư nào cũng cần đọc của Charles Mackay viết năm 1841, đã mô tả không thể nào chi tiết hơn cơn cuồng loạn hoa tulip năm 1633-1637. Sau này cơn cuồng loạn hoa tulip được dựng thành phim có tên là “Tulip Fever” (2017). Khán giả xem phim hẳn sẽ vô cùng ngạc nhiên, tại sao người ta có thể bán cả gia tài chỉ để đổi lấy mấy mầm cây hoa mong manh như vậy. Liệu cơn sốt hoa lan đột biến tại Việt Nam gần đây có tương tự cơn sốt hoa tulip gần 400 năm trước không, liệu kết cục của 2 thú chơi có giống nhau không.
Sở giao dịch Chứng khoán Amsterdam là sàn giao dịch chứng khoán theo mô hình hiện đại lâu đời nhất thế giới. Trước đó, các sàn chỉ giao dịch hàng hoá như lúa mì, cà phê, dầu cá voi… dưới dạng hợp đồng tương lai. Hà Lan là đất nước có thị trường chứng khoán phát triển lâu đời nhất thế giới. Cơn sốt giá hoa tulip nửa đầu thế kỷ XVII tại đất nước này cũng là sự kiện là bong bóng tài sản đầu tiên trên thế giới được ghi nhận.
Giới nhà giàu tại Hà Lan bắt đầu nhập từ Ottoman những mầm tulip đầu tiên từ những năm 1559. Những bông hoa này nhanh chóng được giới quý tộc Hà Lan và Châu Âu ưa thích.
Còn tại Việt Nam, người Việt đã có câu "vua thưởng lan, quan thưởng trà". Giới chơi lan xưa kia là các bậc vua quan, nho gia và họ luôn quan niệm về loài phong lan này tượng trưng cho người quân tử “Quân tử chi lan”.
Bài viết này dành riêng cho độc giả dài hạn
Quý độc giả vui lòng Đăng ký tài khoản dài hạn để nhận được tất cả quyền lợi dài hạn:
• Đọc bài viết Emagazine
• Toàn bộ tạp chí in 2020
• Tải toàn bộ báo cáo đặc biệt từ MIU
• Mua vé sư kiện với ưu đãi tốt nhất
• Giao tạp chí hoàn toàn miễn phí cùng nhiều quyền lợi khác
BÁO CÁO SẮP RA MẮT